Net off trong kế toán là gì

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CẦN LOẠI TRỪ CÁC GIAO DỊCH BÁN HÀNG NỘI BỘ

Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin, vì vậy, các báo cáo tài chính cần phải được lập và trình bày trung thực, hợp lý

SỰ CẦN THIẾT PHẢI LOẠI TRỪ CÁC GIAO DỊCH
BÁN HÀNG NỘI BỘ KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
Ths. Đặng Ngọc Hùng, Giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin, vì vậy, các báo cáo tài chính cần phải được lập và trình bày trung thực, hợp lý. Trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể phát sinh các giao dịch bán hàng nội bộ giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn, do đó khi lập báo cáo tài chính hợp nhất các giao dịch bán hàng nội bộ cần được loại trừ hoàn toàn.
Người sử dụng báo cáo tài chính của công ty mẹ luôn quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và các thay đổi về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính lập cho toàn bộ nhóm công ty mẹ-công ty con với tư cách là một thực thể kinh tế. Báo cáo tài chính hợp nhất có đặc điểm chủ yếu là không có tính pháp lý về nghĩa vụ tài chính của tập đoàn bởi vì tập đoàn không có tính pháp nhân.
Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin kế toán về một tập đoàn, đặc biệt là nhà đầu tư. Việc loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ trong tập đoàn giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ nhóm công ty với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 27- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, được áp dụng cho một công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Sự kiểm soát được định nghĩa là quyền quản lý các chính sách tài chính và các chính sách hoạt động của một công ty để thu được lợi ích từ hoạt động của công ty đó. Việc kiểm soát được thể hiện:
+ Công ty mẹ sở hữu [trực tiếp hoặc gián tiếp] thông qua các công ty con, trên 50% quyền biểu quyết;
+ Quyền biểu quyết thực tế chiếm trên 50% theo thảo thuận với các nhà đầu tư khác;
+ Quyền quản lý các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế hoặc theo thoả thuận;
+ Quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số thành viên của hội đồng quản trị;
+ Quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp hội đồng quản trị.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty mẹ có thể cung cấp các sản phẩm phẩm dịch vụ cho công ty con hoặc ngược lại, công ty con cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công ty mẹ. Những giao dịch bán hàng nội bộ trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ-công ty con phải được loại trừ hoàn toàn khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Công ty mẹ là công ty có quyền kiểm soát công ty con, vì vậy, trong các giao dịch nội bộ, công ty mẹ có thể yêu cầu công ty con mua hàng với giá cao hơn giá thị trường nhằm thực hiện những mục đích có lợi như tăng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư, làm cho giá cổ phiếu của công ty mẹ tăng lên. Các giao dịch nội bộ trong những trường hợp như trên làm cho báo cáo tài chính hợp nhất không phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của tập đoàn nếu các giao dịch nội bộ không được loại trừ hoàn toàn trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Theo hướng dẫn của thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi lỗ chưa thực hiện của các giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn.
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện của hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:

- Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch Công ty mẹ bán hàng cho Công ty con [Giao dịch xuôi chiều] không ảnh hưởng đến việc phân chia lợi ích cho các cổ đông thiểu số của Công ty con vì toàn bộ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện thuộc về Công ty mẹ.
- Trường hợp Công ty con ghi nhận lãi hoặc lỗ từ giao dịch bán hàng nội bộ trong Tập đoàn [Giao dịch ngược chiều] thì lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho phải được phân bổ giữa Công ty mẹ và các cổ đông thiểu số theo tỷ lệ lợi ích của các bên .
- Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ cũng phải được loại bỏ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được. Trường hợp giá bán hàng nội bộ thấp hơn giá gốc của hàng hóa mua vào, kế toán phải đánh giá khả năng bên mua hàng sẽ bán được hàng tồn kho này với giá cao hơn giá gốc của Tập đoàn. Trường hợp xét thấy bên mua hàng không thể bán được hàng với giá cao hơn giá gốc của Tập đoàn thì việc phản ánh khoản lỗ chưa thực hiện là phù hợp với việc ghi nhận hàng tồn kho theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của Tập đoàn do đó không cần phải thực hiện việc loại trừ.
Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong kỳ của cả Tập đoàn. Do đó, kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện Tập đoàn đối với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Để có thể hiểu rõ hơn việc loại trừ các giao dịch bán hàng nội bộ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, tác giả đưa ra một số ví dụ minh hoạ như sau:
1. Xác định lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối năm và loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối năm
Ví dụ 1: Ngày 25/12/2006, Công ty mẹ P bán hàng cho Công ty con S với giá bán 1.000 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty mẹ mua là 600 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
Trường hợp 1: Đến ngày 31/12/2006, toàn bộ số hàng mua của Công ty mẹ vẫn tồn trong kho của Công ty con S.
Trường hợp này lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của tập đoàn được xác định như sau:
Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ như sau:
Nợ TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000
Có TK Giá vốn hàng bán 600
Có TK Hàng tồn kho 400
Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 400 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 112 triệu đồng, kế toán ghi:
Nợ TK Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 112
Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 112
Trường hợp 2: Giả sử đến ngày 31/12/2006, Công ty con S đã bán được 30% số hàng hoá mua của Công ty mẹ P cho các đơn vị ngoài Tập đoàn.
Trong trường hợp này giá trị hàng mua nội bộ còn tồn tại Công ty con B là 700 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty mẹ P mua vào của lô hàng này là 420 triệu đồng [70% x 600 triệu đồng]. Lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:
Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong trường hợp này là:
Nợ TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000
Có TK Giá vốn hàng bán 720
Có TK Hàng tồn kho 280
Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 280 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 78,4 triệu đồng [280 triệu đồng x 28%], kế toán ghi:
Nợ TK Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 78,4
Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 78,4
2. Loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua trong nội bộ Tập đoàn đã được bán ở kỳ tiếp theo
Tiếp tục ví dụ 1, giả sử sang năm 2007 toàn bộ 70% số hàng còn lại mà Công ty S mua của Công ty mẹ P đã được bán ra ngoài Tập đoàn. Giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính riêng của S được ghi nhận trên cơ sở giá gốc mua vào của S là 700 triệu đồng [gồm cả 280 triệu đồng lãi chưa thực hiện của Tập đoàn tại thời điểm 31/12/2006]. Trên phương diện Tập đoàn, số hàng này chỉ có giá gốc là 420 triệu đồng do đó để phản ánh trung thực hợp lý chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn, kế toán phải ghi giảm giá vốn hàng bán đi 280 triệu đồng.
Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua từ Công ty mẹ S đã được bán trong kỳ như sau:
Nợ TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 280
Có Giá vốn hàng bán 280
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ trước đã được hoàn nhập trong kỳ này khi hàng đã được bán ra ngoài tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 78,4
Có TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 78,4
3. Trường hợp Công ty mẹ bán hàng cho Công ty con [Giao dịch bán hàng nội bộ xuôi chiều-Downstream Sale]
Ví dụ 2: Công ty mẹ M nắm giữ 80% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của Công ty con N. Công ty mẹ M bán hàng cho Công ty con N ở mức lãi gộp ấn định bằng 25% giá vốn của Công ty M. Doanh thu bán hàng nội bộ của Công ty M cho Công ty N trong năm 2008 và 2007 lần lượt là 1.500 và 800 triệu đồng.
Trong giá trị hàng tồn kho của N tại ngày 31/12/2008 và 31/12/2007 có lần lượt 300 triệu và 100 triệu là hàng mua từ công ty mẹ M. Toàn bộ số hàng tồn cuối năm mua từ công ty mẹ M là số hàng được mua trong năm 2008.
Số tiền phải thu, phải trả phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ đã được thanh toán trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thuế suất 28%.
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm 2008, lãi chưa thực hiện nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối năm và toàn bộ doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ phải được loại trừ toàn bộ. Kế toán thực hiện các công việc sau:
- Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/2008:
Lãi chưa thực hiện = 300 triệu 240 triệu [300 triệu/1,25] = 60 triệu.
- Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/2007:
Lãi chưa thực hiện = 100 triệu 80 triệu [ 100 triệu/1,25] = 20 triệu
- Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ trong năm đến các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hàng tồn kho cuối kỳ:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.500
Có TK Giá vốn hàng bán 1.440
Có TK Hàng tồn kho 60
- Loại trừ ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu năm phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong năm trước và được tiêu thụ trong năm nay:
Nợ TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20
Có TK Giá vốn hàng bán 20
- Việc loại trừ 60 triệu lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 16,8 triệu [60 x 28%]. Kế toán ghi:
Nợ TK Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 16,8
Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 16,8
- Phản ánh việc hoàn nhập thuế tài sản thuế thu nhập hoãn lại từ việc bán hàng mua nội bộ tồn đầu kỳ, là 5,6 triệu [20% x 28%].
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại 5,6
Có TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5,6
4. Trường hợp Công ty con bán hàng cho Công ty mẹ [Giáo dịch bán hàng nội bộ ngược chiều-Upstream Sale]
Theo ví dụ 2 trên, nhưng giả sử giao dịch bán hàng nội bộ là giao dịch của Công ty con N bán hàng cho Công ty mẹ M với mức lãi gộp bằng 25% giá vốn của Công ty con N thì bên cạnh các bút toán điều chỉnh như trên, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện của Công ty con N đến lợi ích của cổ đông thiểu số phát sinh trong kỳ, như sau:
Xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con N trong năm.
Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty N là 40 triệu đồng, giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 11,2 triệu đồng theo đó lãi sau thuế sẽ giảm 28,8 triệu đồng. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong kết quả kinh doanh trong năm cũng phải giảm đi 5,76 triệu đồng tương ứng với 20% sở hữu của cổ đông thiểu số. Bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ TK Lợi ích của cổ đông thiểu số 5,76
Có Lợi TK nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số 5,76
Tài liệu tham khảo:
Bộ Tài chính, Thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con. Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 02/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực kế toán [đợt 3]
- Richard E. Baker, Valdean C. Lembke, Thomas E. King [2002], Advanced financial accounting, McGraw-hill.
- International Accounting Standard 27-Consolidated and Separate Financial Statetmets.

Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành kế toán thông dụng

Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành kế toán thông dụng - Để công việc của bạn được thuận lợi và dễ dàng hơn, bạn không thể thiếu kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành. Đối với ngành kế toán cũng vậy. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp danh sách từ vựng tiếng anh chuyên ngành kế toán - kiểm toán mà các bạn hay gặp trong lĩnh vực này, hy vọng chúng sẽ giúp các bạn dễ dàng làm việc trong môi trường kế toán- kiểm toán bằng tiếng Anh thuận lợi hơn.

** Dưới đây là những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán thông dụng nhất hiện nay, cùng chúng tôi tìm hiểu qua nhé!

1. Accounting entry: bút toán

2. Accrued expenses: Chi phí phải trả

3. Accumulated: lũy kế

4. Advanced payments to suppliers : Trả trước người bán

5. Advances to employees: Tạm ứng

6. Assets: Tài sản

7. Balance sheet: Bảng cân đối kế toán

8. Bookkeeper: người lập báo cáo

9. Capital construction: xây dựng cơ bản

10. Cash: Tiền mặt

11. Cash at bank: Tiền gửi ngân hàng

12. Cash in hand : Tiền mặt tại quỹ

13. Cash in transit: Tiền đang chuyển

14. Check and take over: nghiệm thu

15. Construction in progress: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

16. Cost of goods sold: Giá vốn bán hàng

17. Current assets: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

18. Current portion of long-term liabilities: Nợ dài hạn đến hạn trả

19. Deferred expenses: Chi phí chờ kết chuyển

20. Deferred revenue: Người mua trả tiền trước

21. Depreciation of fixed assets: Hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình

22. Depreciation of intangible fixed assets: Hoa mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình

23. Depreciation of leased fixed assets: Hao mòn luỹ kế tài sản cố định thuê tài chính

24. Equity and funds: Vốn và quỹ

25. Exchange rate differences: Chênh lệch tỷ giá

26. Expense mandate: ủy nhiệm chi

27. Expenses for financial activities: Chi phí hoạt động tài chính

28. Extraordinary expenses: Chi phí bất thường

29. Extraordinary income: Thu nhập bất thường

30. Extraordinary profit: Lợi nhuận bất thường

31. Figures in: millions VND: Đơn vị tính: triệu đồng

32. Financial ratios: Chỉ số tài chính

33. Financials : Tài chính

34. Finished goods: Thành phẩm tồn kho

35. Fixed asset costs: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

36. Fixed assets: Tài sản cố định

37. General and administrative expenses: Chi phí quản lý doanh nghiệp

38. Goods in transit for sale: Hàng gửi đi bán

39. Gross profit: Lợi nhuận tổng

40. Gross revenue: Doanh thu tổng

41. Income from financial activities: Thu nhập hoạt động tài chính

42. Instruments and tools: Công cụ, dụng cụ trong kho

43. Intangible fixed asset costs: Nguyên giá tài sản cố định vô hình

44. Intangible fixed assets: Tài sản cố định vô hình

45. Intra-company payables: Phải trả các đơn vị nội bộ

46. Inventory : Hàng tồn kho

47. Investment and development fund: Quỹ đầu tư phát triển

48. Itemize: Mở tiểu khoản

49. Leased fixed asset costs: Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính

50. Leased fixed assets: Tài sản cố định thuê tài chính

51. Liabilities: Nợ phải trả

52. Long-term borrowings: Vay dài hạn

53. Long-term financial assets: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

54. Long-term liabilities: Nợ dài hạn

55. Long-term mortgages, collateral, deposits: Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ dài hạn

56. Long-term security investments: Đầu tư chứng khoán dài hạn

57. Merchandise inventory: Hàng hoá tồn kho

Bạn đang xem: Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành kế toán thông dụng

58. Net profit: Lợi nhuận thuần

59. Net revenue: Doanh thu thuần

60. Non-business expenditure source: Nguồn kinh phí sự nghiệp

61. Non-business expenditures: Chi sự nghiệp

62. Non-current assets: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

63. Operating profit: Lợi nhuận từ hoạt động SXKD

64. Other current assets: Tài sản lưu động khác

65. Other funds: Nguồn kinh phí, quỹ khác

66. Other long-term liabilities: Nợ dài hạn khác

67. Other payables: Nợ khác

68. Other receivables: Các khoản phải thu khác

69. Other short-term investments: Đầu tư ngắn hạn khác

70. Owners' equity: Nguồn vốn chủ sở hữu

71. Payables to employees: Phải trả công nhân viên

72. Prepaid expenses: Chi phí trả trước

73. Profit before taxes: Lợi nhuận trước thuế

74. Profit from financial activities: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

75. Provision for devaluation of stocks: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

76. Purchased goods in transit: Hàng mua đang đi trên đường

77. Raw materials: Nguyên liệu, vật liệu tồn kho

78. Receivables: Các khoản phải thu

79. Receivables from customers: Phải thu của khách hàng

80. Reconciliation: : đối chiếu

81. Reserve fund: Quỹ dự trữ

82. Retained earnings: Lợi nhuận chưa phân phối

83. Revenue deductions: Các khoản giảm trừ

84. Sales expenses: Chi phí bán hàng

85. Sales rebates: Giảm giá bán hàng

86. Sales returns: Hàng bán bị trả lại

87. Short-term borrowings: Vay ngắn hạn

88. Short-term investments: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

89. Short-term liabilities: Nợ ngắn hạn

90. Short-term mortgages, collateral, deposits---- Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

91. Short-term security investments: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

92. Stockholders' equity: Nguồn vốn kinh doanh

93. Surplus of assets awaiting resolution: Tài sản thừa chờ xử lý

94. Tangible fixed assets: Tài sản cố định hữu hình

95. Taxes and other payables to the State budget---- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

96. Total assets: Tổng cộng tài sản

97. Total liabilities and owners' equity: Tổng cộng nguồn vốn

98. Trade creditors: Phải trả cho người bán

99. Treasury stock: Cổ phiếu quỹ

100. Welfare and reward fund: Quỹ khen thưởng và phúc lợi

** Một số từ vựng chuyên ngành khi kế toán làm việc với ngân hàng:

1. Account holder: chủ tài khoản

2. Accounts payable: tài khoản nợ phải trả

3. Accounts receivable: tài khoản phải thu

4. Accrual basi: phương pháp kế toán dựa trên dự thu dự chi

5. Amortization: khấu hao

6. Arbitrage: kiếm lời chênh lệch

7. Bank card: thẻ ngân hàng

8. Bond: trái phiếu

9. Boom: sự tăng vọt [giá cả]

10. Capital: vốn

11. Cardholder: chủ thẻ

12. Cash basis: phương pháp kế toán dự trên thực thu thực chi

13. Certificate of deposit: chứng chỉ tiền gửi

14. Clear: thanh toán bù trừ

15. Cost of capital: chi phí vốn

16. Crossed cheque: Séc thanh toán bằng chuyển khoảng

17. Debit balance: số dư nợ

18. Debit: ghi nợ

19. Debt: khoản nợ

20. Deficit: thâm hụt

21. Deposit money: tiền gửi

22. Depreciation: sự giảm giá

23. Dividend: lãi cổ phần

24. Draw: rút

25. Letter of authority: thư ủy nhiệm

26. Non-card instrument: phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

27. Statement: sao kê [tài khoản]

28. Treasury bill: kỳ phiếu kho bạc

29. Treasury stock: cổ phiếu ngân quỹ

** Một số từ vựng liên quan đến kế toán quản trị:

1. Accounting: Kế Toán

2. General and administrative expenses: Chi phí quản lý doanh nghiệp

3. Corporate income tax : Thuế thu nhập doanh nghiệp

4. Expenses for financial activities: Chi phí hoạt động tài chính

5. Financial ratios : Chỉ số tài chính

6. Long-term borrowings: Vay dài hạn

7. Auditing: Kiểm toán

8. Tangible fixed assets: Tài sản cố định hữu hình

9. Certified public accountant [cpa]: Kế toán viên công chứng [cpa]

10. Issued capital: Vốn phát hành

11. Working capital: Vốn lưu động

12. Carrying cost: Chi phí bảo tồn hàng lưu kho

13. Cash discounts: Chiết khấu tiền mặt

14. Historical cost principle : Nguyên tắc giá gốc

** Các công thức trong tiếng anh giao tiếp chuyên ngành kế toán:

Cost of goods sold/ cost of sales [ Giá vốn hàng bán ] = Opening Inventory + Purchase Closing Inventory [ áp dụng đối với doanh nghiệp thương mại là chủ yếu]

Mark-up profit rate = Sales cost of goods sold]/ Cost of goods sold

Income tax expense = Income tax rate x PBIT

Profit after tax = PBIT Income tax expense

Gross profit = Sales cost of goods sold

Margin profit rate = Sales cost of goods sold]/ Sales

Purchase = Closing Trade Payable Opening Trade Receivable + Received Discount + Cash paid to supplier + Contra between trade receivable and trade payable = số dư nợ phải trả cuối kỳ số dư nợ phải trả đầu kỳ + các khoản chiết khấu nhận được + Các khoản tiền nợ trả cho nhà cung cấp + bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả.

Carrying amount = Cost accumulated depreciation = giá trị còn lại = tổng khấu hao lũy kế

Annual depreciation = Cost of assets residual value [giá trị thanh lý thu hồi] / The amount of years of use life[Giá trị năm sử dụng].

Cost of manufactured = Opening Work in progress + Sum of production cost Closing Work in progress

** Các ký hiệu viết tắt trong tiếng anh giao tiếp chuyên ngành kế toán:

GAAP: Generally Accepted Accounting Principles

IAS: International Accounting Standards

IFRS: International Financial Reporting Standards

IASC: International Accounting Standards Committee

EBIT: earning before interest and tax

EBITDA: earnings before interest, tax, depreciation and amortization

COGS: cost of goods sold

FIFO [First In First Out]: Phương pháp nhập trước xuất trước

LIFO [Last In First Out]: Phương pháp nhập sau xuất trước từ

Bài viết: Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành kế toán thông dụng

Trên đây là những từ vựng chuyên ngành kế toán được sử dụng nhiều nhất ở mỗi doanh nghiệp.

Để có thể làm tốt hơn trong từng lĩnh vực của ngành kế toán, thì ngay bay giờ các bạn cần định hướng xu hướng phát triển trong sự nghiệp của mình. Mà có thể cách tốt và hiệu quả nhất bay giờ là không ngừng nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc của mình qua các khóa đào tạo kế toán ở các trung tâm.

Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên hóa đơn, chứng từ thực tế, excel, misa 2018 theo TT200 [ click vào ]

Tin mới

  • Sổ kế toán là gì? 4 bước trong quy trình ghi sổ kế toán - 17/08/2018 16:28
  • kế toán xây dựng cần làm những gì? - 16/08/2018 10:00
  • Điều kiện để ghi nhận TSCĐ mới nhất - 14/08/2018 09:55
  • Phương pháp trích khấu hao TSCĐ và cách hạch toán - 14/08/2018 09:04
  • Chuẩn mực kế toán là gì? Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán? - 13/08/2018 15:57

Các tin khác

  • Kế toán hành chính sự nghiệp khác gì kế toán doanh nghiệp - 11/08/2018 14:35
  • Kế toán thuế là gì? Những công việc của một kế toán thuế - 09/08/2018 10:50
  • Kế toán công nợ là gì? Những công việc phải làm của kế toán công nợ - 09/08/2018 10:17
  • Không đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế có được khấu trừ thuế không? - 09/08/2018 09:28
  • Quy định về hàng hóa cho, biếu, tặng khách hàng, nhân viên - 07/08/2018 10:41

Video liên quan

Chủ Đề