Nếu cách hiểu về câu thơ Áo bào thay chiếu anh về đất

Câu 1: Ý nghĩa [= giá trị / tác dụng] của niềm hy vọng trong cuộc sống.

- Giải thích: hy vọng là có niềm tin, có khát khao, mơ ước vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.

- Bàn luận: Ý nghĩa của niềm hy vọng trong cuộc sống.

Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. - Thomas Carlyle

Nếu không phải nhờ hy vọng, trái tim sẽ tan vỡ. - Thomas Fuller

Khi còn thở, ta còn hy vọng. - Barack Obama

Những ngày tháng vàng son ở trước chúng ta, không phải ở sau ta. - William Shakespeare

+ Làm cho chúng ta sống với tâm thế lạc quan, yêu đời. “Có hy vọng thì dám mơ ước”.

+ Khi gặp thử thách, chông gai, chúng ta có niềm tin sẽ vượt qua, có ý chí, có bản lĩnh vững vàng, tạo động lực cho con người hướng tới kết quả tốt đẹp. [Diễn viên Quốc Tuấn, Thomas Fuller]

+ Truyền hi vọng, tạo được động lực cho mọi người xung quanh. [Nick Vujicic]

- Phản đề [mở rộng – nâng cao]

+ Phê phán những người không có hy vọng, luôn bi quan, chán nản.

+ Hy vọng không có nghĩa là ảo tưởng, chỉ biết mơ mộng mà không bắt tay vào biến ước mơ thành hiện thực.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng: tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây, là nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp.

Đặc điểm sáng tác:

+ Là người đa tài [biết vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn] nhưng nổi bật hơn cả là nhà thơ

+ Hồn thơ trung hậu thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, thơ mang vẻ đẹp hào hoa, phóng thoáng, đậm chất lãng mạn. Có khả năng cảm nhận và diễn tả tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người.

+ Ngôn ngữ nghệ thuật tài hoa, đặc biệt thủ pháp tương phản của chủ nghĩa lãng mạn. Sự kết hợp giữa âm nhạc, hội họa tạo nên những câu thơ như những bức họa Đường – Tống

- Bài thơ “Tây Tiến”: sáng tác năm 1948.

+ Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu 1947. Đơn vị bao gồm những thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp, Quang Dũng nằm trong binh đoàn ấy.

+ Nhiệm vụ của đơn vị là hành quân lên phía Tây biên giới Việt – Lào giữ vùng biên cương, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chiến trường Điện Biên [Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947]

+ Địa bàn hoạt động rộng lớn ở vùng Tây Bắc kéo dài xuống cả Sông Mã [Thanh Hóa] cơ sở vật chất thiếu thốn, địa hình phức tạp, bệnh sốt rét rừng hoành hành.

+ 1948 binh đoàn này giải thể, thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Những ngày chiến đấu nhiều đồng đội ngã xuống nơi biên cương, khi rời xa đơn vị, với nỗi nhớ da diết và tình đồng đội thúc giục, tác giả viết nên bài thơ tại làng Phù Lưu Chanh.

- Khái quát vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 3 của bài thơ, khắc họa bức tượng đài về người lính Tây Tiến.

2. Phân tích: Vẻ đẹp bi tráng của người lính

a. Hiện thực chiến trường “Rải rác biên cương mỗ viễn xứ”

- “Rải rác” đảo ngữ nhấn mạnh hiện thực, không né tránh hiện thực mất mát hi sinh, cái bi được gợi lên như chính sự thật tàn khốc về những nấm mồ gợi cảm giác xót xa đau đớn làm cho câu thơ trầm buồn. 

- Nhưng cái bi không hoàn toàn nhấn chìm cảm xúc của con người bởi lớp từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” -> biến nấm mồ hoang sơ vùng biên giới thành nấm mồ chí tôn nghiêm, bích hằng.

b. Lý tưởng đầy bi tráng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

- “Đời xanh” hoán dụ cho tuổi trẻ, tuổi thanh xuân đầy sức sống, niềm tin, quãng đời đẹp nhất. Xuân Diệu từng tiếc nuối “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

- “Chẳng tiếc đời xanh” là một thái độ dứt khoát hiến dâng tuổi trẻ cho đất nước, tinh thần quyết tử cho Tổ quốc sinh.

- Đây là lý tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến, dứt áo ra đi, bỏ lại đằng sau tất cả nỗi niềm riêng tư  – một sự hi sinh hiến dâng đầy bi tráng hào hùng. Đây như một lời thề với Tổ quốc, khác với mộng công danh của người chinh phu. Lý tưởng có sự gặp gỡ với Chính Hữu, sau này là Nguyễn Đình Thi:

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”

[Đồng chí]

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại”

[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]

=> Xuất thân khác nhau nhưng chung lý tưởng quên mình vì Tổ quốc.

c. Cái chết – sự hi sinh “Áo bào thay chiếu anh về đất - Sông Mã gầm lên…”

- “Áo bào” – nhiều ý nghĩa

+ Sự thật Tây Tiến thiếu cả chiếu để chôn người chết

+ Sự kết hợp giữa “áo” - cái bình thường và “bào” – tấm áo chiến đấu phi thường của võ tướng ra trận

-> Bình dị mà thiêng liêng trang trọng. Đây là tấm áo người lính mặc từ lúc chiến đấu tới lúc hi sinh. Sự kết hợp tạo từ mới vừa chân thực cảm động không hề xa lạ mà vẫn thấy được chất anh hùng của người lính.

- “Về đất” nói giảm nói tránh cái chết sự hi sinh của người lính

+ Trong tác phẩm đã cái chết được nói tới nhiều lần nhưng chưa lần nào sử dụng trực tiếp “chết” hay “hi sinh” như “và anh chết khi anh đang đứng bắn” – Lê Anh Xuân mà sử dụng các hình ảnh ẩn ý “không bước nữa, bỏ quên đơi” để giảm bớt nỗi đau -> biện pháp nói giảm, nói tránh.

+ “Về đất” còn thể hiện cái chết nhẹ nhàng, thanh thản đúng như lý tưởng “chẳng tiếc đời xanh” cho “Tổ quốc quyết sinh”.

+ Sự kết hợp với “áo bào” – trở về với đất mẹ, với quê hương, hòa linh hồn vào hoa cỏ sông núi thành hồn thiêng đất nước. Chết không mất đi mà là hóa thân thành và tiếp tục sự sống cõi khác -> cảm hứng ngợi ca, khẳng định sự bất tử.

- Nhân hóa “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

+ Sông Mã đầu bài thơ là tiếng gọi hoài vọng về quá khứ, là điểm nhớ đầu tiên. Ở đây, sông Mã là biểu tượng cho quê hương, đất nước và đồng đội cất tiếng chào vĩnh biệt người lính đã hi sinh trầm hùng. Người đi “chẳng tiếc đời xanh” nhưng người ở lại trong lòng rạn vỡ. Để miêu tả nỗi đau, Quang Dũng đã sử dụng âm thanh của một tiếng gầm trầm uất. Đó là biểu tượng tột cùng của nỗi đau, tạo ra một khoảng trống khó bù đắp về tình cảm.

+ “Khúc độc hành” – lên đường đơn độc tô đậm nỗi đau của người ở lại đồng thời mang sắc thái thiêng liêng như lời thề sẽ tiếp nối lý tưởng, con đường của những đồng đội đã mất

=> Câu thơ đầy mất mát, đau đớn nhưng cũng đầy trầm hùng chứ không hề bị lụy, bi thương

3. Tổng kết

Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

-> Cảm hứng bi tráng tạo nên sức sống của hình tượng người lính.

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp, bình luận

Giải chi tiết:

Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài [Sơn Tây] của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô [1986].

Phân tích hai đoạn thơ

*Đoạn 1:                             

- Trên những cung đường hành quân được mở ra theo cả chiều thời gian và không gian, những người lính gặp phải bao khó khăn, nhọc nhằn. Địa hình hiểm trở của núi rừng đã gợi ra sự vất vả, những hơi thở nặng nhọc của người lính Tây Tiến trên mỗi chặng hành quân vượt dốc. Đoàn quân không chỉ có lúc mỏi mệt “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”, mà còn có không ít những mất mát, hi sinh:

 Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

- Hai câu thơ như một thước phim được cố ý quay chậm, phơi bày ra sự thật khắc nghiệt về những gian khổ, hi sinh của đời lính.

- Người chiến binh mệt mỏi vì đường xa, vì đói khát, bệnh tật… vẫn cố gắng tiến bước cho đến lúc buộc phải nằm lại trên dọc đường hành quân.

+ Hai chữ “dãi dầu” đã gói ghém trong đó biết bao những khó khăn gian khổ mà người lính Tây Tiến đã trải qua trên những cung đường hành quân.

+ Chữ “gục” đã khắc tạc hình ảnh người lính kiệt sức thật tội nghiệp.

+ Những thanh “ngã” xuất hiện cách quãng đều đặn cũng góp phần tạo nên âm điệu ảo não trong câu thơ.

- Đáng chú ý là lối xưng hô của nhà thơ, không phải là cách gọi “đồng chí” phổ biến quen thuộc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, mà là “anh bạn”. Một từ giản dị ấy thôi nhưng gói ghém cả tình đồng chí, cả tình bạn bè và cả nghĩa ruột thịt sâu nặng.

- Tuy nhiên, nhà thơ đã dùng những cụm từ nói giảm nói tránh “không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời” để tránh đi màu sắc tang thương, để vơi đi nỗi nghẹn ngào xót xa đang trào dâng. Chính vì thế, câu thơ nói về cái chết nhưng không có màu sắc bi lụy.

*Đoạn 2:

Đoạn thơ mở đầu bằng lí tưởng, khát vọng của những người lính:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính.

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính Tây Tiến nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường Tây Tiến cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào [áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa] đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ [liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…]

Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

*Nhận xét:

-  Bi tráng là buồn đau mà không bi lụy, vẫn mạnh mẽ, rắn rỏi, gân guốc.  

- Bài thơ không ngần ngại nói tới những gian nan ghê gớm mà các chiến sĩ phải trải qua. Dốc cao, vực sâu, thú dữ, dịch bệnh luôn đe dọa. Đặc biệt nhiều lần bài thơ nói đến cái chết.

- Bên cạnh những chi tiết miêu tả cuộc sống gian khổ, bài thơ cũng chứa đựng nhiều chi tiết nói về sự can trường, mạnh mẽ của những người lính. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết chí theo đuổi đến cùng lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc.

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người.

Tổng kết

Video liên quan

Chủ Đề