Nêu sự khác biệt về khí hậu thời tiết giữa các miền

Khí hậu và thời tiết là gì? chúng có những điểm gì giống và khác nhau? Mời các bạn cùng với BacDau.Vn đi giải đáp những thắc mắc này nhé.

Khái niệm thời tiết và khí hậu là gì?

+ Khái niệm của khí hậu

Khí hậu bao gồm nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ấp suất hay lượng mưa, cũng như là các hiện tượng có thể xảy ra ở trong tầng khí quyền và rất nhiều yếu tố khí hậu khác, phù hợp với vị trí địa lý hay vùng miền khác nhau nữa,

Hiện nay có 5 vòng đai khí hậu tương đương với 5 đới khí hậu trong đó có 1 đới khí hậu nóng, 2 đới khí hậu ôn hoà và 2 đới lạnh.

+ Khái niệm của thời tiết

Thời tiết là tập hợp các hiện tượng xảy ra ở tầng khí quyển trong một thời điểm, tại một vị trí và thời gian nhất định. Hiện nay có các hiện tượng thời tiết như nắng, mưa, nóng , lạnh … hầu hết các hiện tượng thời thiết đều xảy ra ở tầng đối lưu.

Khi đó, thời tiết sẽ bị chi phối bởi áp suất không khí từ vị trí này đến vị trí khác. Một vài yếu tố thời tiết như nhiệt độ, áp suất khí quyển hay lượng mưa và hướng gió.

So sánh sự khác biệt của khí hậu và thời tiết

+ So sánh sự giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định, đều có các yếu tố: không khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,… người ta dựa vào các yếu tố này để phân loại thời tiết và khí hậu.
+ So sánh sự khác nhau: để kiểm tra sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết phải phụ thuộc vào thời gian và tính chất của nó, bởi thời giết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.

Nguyên nhân xảy ra sự khác biệt thời tiết và khí hậu

Do tính vị trí địa lý mà xảy ra những yếu tố khác nhau giữa khí hậu và thời tiết tại 2 miền Nam và Bắc , khi mà ở miền bắc được chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu và đông, thì miền nam chỉ có đúng 2 miền là mùa mưa và mùa nắng, khí hậu tại miền nam quanh năm nóng, nắng bởi vị trí miền nam nằm ở gần đường xích đạo, bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu dần

Ngoài ra còn có sự hấp thụ thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, nhiệt độ giữa nước và mặt đất tăng giảm khác nhau, các loại đất đá mau nóng và mau nguội, còn nước thì nóng chậm và lâu nguội hơn -> sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước làm cho nhiệt độ không khí ở các vùng gần biển và vùng nằm sâu trong lục địa khác nhau -> Sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa.

Hi vọng với những chia sẻ trên của BacDau.Vn sẽ giúp bạn hiểu về So sánh khí hậu và thời tiết. Chúc các bạn luôn có thời gian vui vẻ bên BacDau.Vn nhé.

Was this article helpful?

Like 118 Dislike 51

Câu 2: Trang 74 – sgk địa lí 5

Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?


Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam . Ranh giới đó chính là dãy Bạch Mã.

Khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn.

Khí hậu miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.


Trắc nghiệm địa lí 5 bài 3: Khí hậu [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: Khí hậu miền Bắc nước ta, khí hậu miền Nam nước ta, khí hậu nước ta, sự khác nhau khí hậu miền bắc và miền nam.

Bài tập sách bài tập

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 114 sgk Địa Lí 8]:–So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh [bảng 31.1] đại diện cho ba miền Bắc Trung, Nam, em hãy cho biết:

– Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.

– Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.

– Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.

Trả lời:

– Nhiệt độ thấp nhất tháng của ba trạm: trạm Hà Nội, Huế [tháng 1]; trạm Tp. Hồ Chí Minh [tháng 12].

– Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: trạm Hà Nội [tháng 1], trạm Huế [tháng 3], trạm TP. Hồ Chí Minh [tháng 2].

– Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng ẩm, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mùa mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

[trang 1115 sgk Địa Lí 8]:–2. Em hãy nêu nhiệt độ cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh [bẳng 31.1] và nguyên nhân của những khác biệt đó?

Trả lời:

– Nhiệt độ tháng cao nhất của trạm khí tượng Hà Nội, Huế là tháng 7, trạm Tp. Hồ Chí Minh là tháng 4.

– Nguyên nhân:

Tp. Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh thời gian với thời gian cách xa nhau. Tháng 4 ở Tp. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất độ cao nhất vì lúc đó mặt trời qua thiên đỉnh với thời gian gần nhau. Tháng 7 ở Huế, Hà Nội có nhiệt độ cao nhất vì lúc này có góc chiếu sáng mặt trời lớn.

[trang 115 sgk Địa Lí 8]:–Dựa vào bảng 32.1, em hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?

Trả lời:

– Mùa bão nước ta bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.

– Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

[trang 115 sgk Địa Lí 8]:–Những nông sản nhiệt đới nào ở nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường?

Trả lời:

Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều

[trang 116 sgk Địa Lí 8]:–Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu- thời tiết nước ta?

Trả lời:

– Én bay thấp, mưa ngập bờ ao, én bay cao, mưa tào lại tạnh.

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Bài 1 [trang 116 sgk Địa Lí 8]:1. Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa?

Lời giải:

– Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.

– Đặc trưng khí hậu của từng mùa:

+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở Miền Nam.

+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đén tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Bài 2 [trang 116 sgk Địa Lí 8]:Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?

Lời giải:

Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô hạn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Bài 3 [trang 116 sgk Địa Lí 8]:Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh [theo số liệu bảng 31.1]. Nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó?

Lời giải:

– Vẽ biểu đồ:

– Nhận xét:

+ Trạm Hà Nội: nhiệt độ trung bình năm là 23,5oC; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC [tháng 7]; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oC[tháng 1]. Tổng lượng mưa của trạm là 1676,2 mm; lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 318mm [tháng 8]; lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 18,6mm [tháng 1], các tháng mùa mưa: 5, 6, 7. 8. 9, 10.

+ Trạm Huế: nhiệt độ trung bình năm 25,2oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC [tháng 7]; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 20oC [tháng 1]. Tổng lượng mưa của trạm 2867,7mm; lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 795,6mm [tháng 10], lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 47,1 mm [tháng 3]; các tháng mùa mưa: 9, 10,11, 12.

+ Trạm Tp. Hồ Chí Minh: nhiệt độ trung bình năm 27,1oC, nhiệt đọ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC [tháng 4]; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,7oC [tháng 12]. Tổng lượng mưa của trạm là 1931mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 327mm [tháng 9]; lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 4,1mm [tháng 2]; các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Bài tập Tập bản đồ

Bài 1 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm [] ở bảng dưới đây nội dung phù hợp.

Các mùa Đặc trưng chủ yếu [hướng gió, nhiệt độ trung bình, lượng mưa, dạng thời tiết phổ biến]

Mùa gió Đông Bắc [ từ tháng XI đến tháng IV]

MÙA ĐÔNG

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Mùa gió Đông Bắc [ từ tháng XI đến tháng IV]

MÙA ĐÔNG

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Lời giải:

Các mùa Đặc trưng chủ yếu [hướng gió, nhiệt độ trung bình, lượng mưa, dạng thời tiết phổ biến]

Mùa gió Đông Bắc [ từ tháng XI đến tháng IV]

MÙA ĐÔNG

– Hướng: Đông Bắc

– Nhiệt độ trung bình: nhiều nơi xuống dưới 15ºC ở miền Bắc.

– Lượng mưa: miền Bắc mưa ít, duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm.

– Dạng thời tiết: miền Bắc có thời tiết lạnh, khô. Miền Nam có thời tiết khô, nóng.

Mùa gió Đông Bắc [ từ tháng XI đến tháng IV]

MÙA ĐÔNG

– Hướng: Tây Nam [Nam Bô, Tây Nguyên], Đông Bắc [Bắc Bộ].

– Nhiệt độ trung bình: > 25ºC.

– Lượng mưa: có mưa rào, mưa dông.

– Dạng thời tiết: gió tây, mưa ngâu và bão.

Bài 2 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8:Theo em mùa thu và mùa xuân thể hiện rõ nét nhất ở miền nào của Việt Nam.

Lời giải:

Mùa thu và mùa xuân thể hiện rõ nét nhất ở miền Bắc của nước ta. Vì ở miền Bắc có mùa đông biểu hiện rõ nhất, do vậy thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa [xuân, thu] ở đây cũng thể hiện rõ nét nhất.

Bài 3 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8:Dựa vào bảng 32.1 trong SGK, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm [] ở các mũi tên chỉ hướng di chuyển của bão ở lược đồ Diễn biến mùa bão dọc bờ biển Việt Nam trang 36 để thể hiện rõ thời gian thường có các cơn bão đổ vào dọc bờ biển Việt Nam.

Lời giải:

Bài 4 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8:Em hãy nêu những thuận lợi, khó khăn của thời tiết và khí hậu ở nước ta.

Lời giải:

– Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. Là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.

– Khó khăn: khí hậu lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp.

Video liên quan

Chủ Đề