Ngân sách quốc phòng các nước năm 2020

Việt Nam

Covid-19 ảnh hưởng ra sao tới chi tiêu quốc phòng của Việt Nam, các nước Đông Nam Á?

13/05/2021
  • VOA Tiếng Việt

Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/9/2015. [AP Photo/Hau Dinh]

Xem bình luận

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới các nền kinh tế trên toàn cầu trong năm qua, làm kinh tế co cụm hoặc tăng trưởng chậm lại tại nhiều nước. Điều đó ảnh hưởng thế nào tới ngân sách và các chi tiêu quốc phòng trong một thế giới có nhiều điểm nóng và vào lúc mà giới phân tích đã bắt đầu nói tới nguy cơ xảy ra chiến tranh?

Theo Defense News, trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, kinh tế thời đại dịch ảnh hưởng trực tiếp tới ngân sách quốc phòng của nhiều nước, đặc biệt là Singapore, Indonesia và Brunei, trong khi Việt Nam ít bị tác động.

Với nền kinh tế co cụm 5,4%, Singapore đã điều chỉnh ngân sách quốc phòng và cắt giảm chi tiêu quân sự tới 9,5%.

Tại Indonesia nơi kinh tế co cụm 2.1%, đà tăng của ngân sách quốc phòng trong năm 2020 chậm lại hơn so với kế hoạch đã đưa ra, nhưng vẫn ở mức đáng kể là 14.3%.

Tại Brunei, ngân sách quốc phòng chỉ còn tăng ở mức 15% so với 24% trong năm 2019.

Tại Philippines, nơi nền kinh tế co cụm tới 9,5%, ngân sách quốc phòng vẫn được giữ nguyên ở mức của năm 2019. Rõ ràng áp lực về giảm chi tiêu do tình hình không thắng nổi những mối quan ngại đáng kể về an ninh, từ bên trong lẫn từ bên ngoài, đặc biệt là trước tình hình ở Biển Đông, nơi Trung Quốc không ngừng xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Riêng Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi tương đối ít bị tác động kinh tế hơn trong năm 2020, nhờ thành tích trong quá khứ kiềm chế thành công dịch Covid-19. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn chậm lại đáng kể trong năm 2020, còn 2,9% so với tăng trưởng 7% trong năm 2019.

Dù vậy trong thời gian này, Việt Nam đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 9,8%, vượt khá xa mức tăng 7,7% trong năm 2019, bản tin của Defense News cho biết.

Bài báo đăng trên trang mạng quốc phòng Defense News hôm 10/5/2021 cho rằng điều đó có nghĩa là các nước trong khu vực liệt các chi tiêu quốc phòng vào hàng ưu tiên, bất chấp kinh tế co cụm hoặc trì chậm đáng kể.

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm.

Hồi đầu năm nay, hãng sản xuất máy bay của Séc Aero Vodochody đã ký hợp đồng bán 12 máy bay phản lực huấn luyện L-39NG cho Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo kế hoạch các máy bay chiến đấu này sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2023 đến 2024.

Giá trị của hợp đồng, bao gồm đào tạo, linh kiện thay thế và hỗ trợ hậu cần, không được tiết lộ, theo trang mạng quốc phòng Defense News, Châu Âu.

Quân chủng Không quân Việt Nam đang sử dụng các phiên bản cũ của L-39, ước tính khoảng hai chục chiếc vẫn đang được sử dụng.

Đầu năm 2020, Việt Nam đã đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga. Defense News nói kênh truyền hình nhà nước Nga đã chiếu một chiếc Yak-130 dành cho Việt Nam tại nhà máy Hàng không Irkutsk.

Quân đội Việt Nam chủ yếu được trang bị bằng các vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga, nhưng trong những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung, và mua máy bay vận tải của Airbus, đồng thời nhận các tàu đã qua sử dụng của hải quân Hàn Quốc và Cảnh sát biển Hoa Kỳ.

Lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam áp đặt sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc đã được Hoa Kỳ dỡ bỏ vào năm 2016 và các tàu hải quân Hoa Kỳ, kể cả tàu sân bay, đã cập cảng Việt Nam trong những năm gần đây.

Trên bình diện thế giới, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng lên tới gần 2.000 tỉ USD trong năm 2020, bất chấp những tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm [SIPRI].

Như vậy chi tiêu quân sự toàn cầu tăng 2,6 % trong năm 2020 trong khi GDP toàn cầu giảm 4,4%.

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước chi ra nhiều nhất. Chi tiêu của Hoa Kỳ chiếm 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng theo tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế, ước tính đạt 252 tỉ USD trong năm 2020, chiếm 13% tổng chi tiêu toàn cầu.

Tổng thống Mỹ đưa ra đề xuất ngân sách quốc phòng siêu khủng

08:54 28/05/2021
Ngân sách 715 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden dành cho Bộ Quốc phòng sẽ được chuyển sang đầu tư cho hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân nhằm răn đe Trung Quốc, đồng thời phát triển năng lực tác chiến trong tương lai, thay vì các lĩnh vực truyền thống.
  • Ông Biden khẳng định "không ảo tưởng" về vấn đề Triều Tiên
  • Ông Biden "dẹp" kế hoạch xây dựng công viên siêu khủng của người tiền nhiệm
Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra đề xuất ngân sách khủng nhằm hiện đại hóa nhiều khí tài. Ảnh Reuters.

Đề xuất chi tiêu quốc phòng cho năm 2022 được gửi tới Quốc hội Mỹ trong ngày 28/5, dự kiến ​​sẽ bao gồm các khoản đầu tư vào sự sẵn sàng của các lực lượng quân sự, không gian vũ trụ, Sáng kiến Răn đe tại Thái Bình Dương nhằm đấu chọi với sự gia tăng quân sự của Trung quốc trong khu vực và công nghệ vũ khí hạt nhân.

Ngân sách này sẽ được sử dụng để mua tàu, máy bay phản lực và trả tiền bảo dưỡng khí tài và tiền lương cho nhân viên, ngoài ra, 38 tỷ USD bổ sung được dành cho các chương trình liên quan đến quốc phòng tại Cục Điều tra Liên bang, Bộ Năng lượng và các cơ quan khác. Tổng cộng, ngân sách an ninh quốc gia Mỹ đã vượt qua mức 753 tỷ USD, tăng 1,7% so với ngân sách cho năm 2021.

Ngoài ra, nguồn tiền này cũng được sử dụng để phát triển và thử nghiệm thêm vũ khí siêu thanh và các hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo nhằm xây dựng khả năng chống lại mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc.

Quốc hội Mỹ sẽ thảo luận và cân nhắc về việc sử dụng ngân sách quốc phòng này.

Về Sáng kiến ​​Răn đe tại Thái Bình Dương, đây là chương trình nhằm đối phó với Trung Quốc, tập trung vào cạnh tranh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và nhằm mục đích tăng cường sự sẵn sàng của Mỹ trong khu vực thông qua việc tài trợ cho radar, vệ tinh và hệ thống tên lửa.

Để đầu tư cho sáng kiến này, Lầu Năm Góc đang tìm cách thoái một số thiết bị đã cũ có chi phí bảo trì cao, bao gồm 4 tàu chiến Littoral, một số máy bay A-10 hay máy bay KC-10 và KC-135 trong các phi đội tiếp dầu trên không.

Các nhà hoạch định chính sách quân sự của Mỹ đang ngày càng quan tâm hơn đến sự đối đầu với Trung Quốc, một nước đang đầu tư ngày càng mạnh tay vào quân sự. Tuần trước, Bắc Kinh cáo buộc Washington đe dọa hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan sau khi một tàu chiến của Mỹ lại đi qua tuyến đường thủy nhạy cảm này.

Trong số các ưu tiên cạnh tranh của Lầu Năm Góc, chính quyền Biden sẽ yêu cầu 85 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Lockheed Martin chế tạo. Ngân sách quốc phòng năm 2021 và 2020 của Tổng thống Mỹ lần lượt yêu cầu mua 79 và 78 máy bay loại này.

Bất chấp việc cắt giảm số lượng từ các hệ thống cũ, chính quyền Biden sẽ tiếp tục đầu tư vào việc hiện đại hóa bộ ba hạt nhân của Mỹ, một cam kết tốn kém sẽ tiêu tốn trung bình hơn 60 tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ này và tổng cộng hơn một nghìn tỷ USD, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ.

# CAND Joe Biden Mỹ ngân sách quốc phòng Trung Quốc
Facebook Twitter Link gốc

Video liên quan

Chủ Đề