Ngành trí tuệ nhân tạo Đại học Bách Khoa TPHCM

Chương trình đào tạo chi tiết xin mời liên hệ:  Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông

Kiến thức đào tạo

  • Chương trình được thiết kế theo chuẩn quốc tế với thời gian thực hành tại phòng lab tương đương thời gian học lý thuyết.
  • Chương trình gồm các kiến thức cơ bản với định hướng khoa học dữ liệu như: toán, xác suất-thống kê, trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu, xử lý/biểu diễn dữ liệu lớn, blockchain, các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, cũng như các môn học liên quan đến kỹ năng đổi mới sáng tạo, và khởi nghiệp…
  • Sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp CNTT từ năm thứ 3.
  • Sinh viên được làm nghiên cứu liên tục với giảng viên từ năm thứ 2.
  • Ngoài ra sinh viên còn được đào tạo:
    • Kỹ năng: Kỹ năng thuyết trình, tổ chức, làm việc nhóm, lãnh đạo;
    • Ngoại ngữ: Sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong công việc, đạt điểm TOEIC 650 trở lên.

Thời gian đào tạo

  • Chương trình DS-AI đào tạo theo mô hình cử nhân [4 năm], cử nhân – kỹ sư [5.5 năm], hoặc cử nhân – thạc sỹ [5.5 năm];
  • Sinh viên có nhiều cơ hội học tập tiếp ở bậc cao học, tiến sỹ tại các nước phát triển như Phần Lan, Nhật Bản, Đức, Úc, Mỹ …

Khả năng học lên cao hơn

  • Sinh viên có thể được tham gia vào các chương trình chuyển tiếp 4+1+1 với Đại học Uppsala [Thụy Điển], lấy bằng Thạc sỹ Khoa học Dữ liệu.
  • Sinh viên có nhiều cơ hội học tập tiếp ở bậc cao học, tiến sỹ tại các nước phát triển như Phần Lan, Nhật Bản, Đức, Úc, Mỹ …

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

  • Chương trình được thiết kế theo chuẩn quốc tế với thời gian thực hành tại phòng lab tương đương thời gian học lý thuyết.
  • Chương trình gồm các kiến thức cơ bản với định hướng khoa học dữ liệu như: toán, xác suất-thống kê, trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu, xử lý/biểu diễn dữ liệu lớn, blockchain, các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, cũng như các môn học liên quan đến kỹ năng đổi mới sáng tạo, và khởi nghiệp…
  • Sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp CNTT từ năm thứ 3.
  • Sinh viên được làm nghiên cứu liên tục với giảng viên từ năm thứ 4.
  • Sinh viên sau khi ra trường phải đạt 650 TOEIC.

Học bổng và hỗ trợ tài chính

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học Chương trình DS-AI có kết quả học tập tốt có cơ hội nhận học bổng tài năng từ Quỹ học bổng hội cựu sinh viên / hội doanh nghiệp CNTT hoặc từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, Vingroup, VNPT…

Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng [Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy], hay trợ lý nghiên cứu [Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Viện] với mức thù lao có thể lên tới 4 triệu/tháng, kèm theo Chứng nhận chính thức của Viện để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Viện là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.

Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

Nằm trong khối các Chương trình Elitech, Chương trình DS-AI thường xuyên mời giảng viên là các giáo sư, chuyên gia quốc tế tới giảng dạy cho sinh viên. Ngoài ra, Viện hợp tác với các trường đại học uy tín tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, tiếp xúc sớm với môi trường làm việc bằng quốc tế, như Đại học Khoa học Ứng dụng Regensburg [OTH, Đức], Đại học Kỹ thuật Nanyang [Singapore], Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Uppsala [Thụy Điển], Đại học Aizu [Nhật Bản], Đại học Công nghệ Tokyo [Nhật Bản]…

Chương trình cũng thường xuyên tiếp nhận sinh viên quốc tế đến trao đổi từ Nhật, Úc, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Indonesia, Myanmar…

Trong quá trình học sinh viện được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của Viện, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp quốc tế có trụ sở tại Việt Nam.

Thêm vào đó, Mạng lưới cựu sinh viên của Viện tại Silicon Valley cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn để giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới

Do nhu cầu của Công nghiệp 4.0, trong đó, vấn đề “thông minh hóa” các hệ thống truyền thống đóng vai trò sống còn, vì vậy, chuyên gia khoa học dữ liệu đang là ngành nghề “hot” nhất trên Thế giới, với mức lương vượt trội các ngành khác trong lĩnh vực CNTT. Sinh viên ra trường có thể làm việc:

  • Tại các bộ phân phân tích dữ liệu, điều tra, khảo sát và dự báo tại các tổ chức ở hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh thế, tại các tập đoàn đa quốc gia, các ngân hàng, các hãng bảo hiểm, các hãng tư vấn…
  • Tại các bộ phận phát triển sản phẩm trí tuệ nhân tạo, xử lý/phân tích/biểu diễn dữ liệu lớn tại các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước…
  • Khởi nghiệp, phát triển các ứng dụng phân tích dữ liệu, và trí tuệ nhân tạo phục vụ đời sống.

TPO - Điểm chuẩn ngành trí tuệ nhân tạo [AI] luôn ở mức khá cao. Dù là ngành học mới nhưng trí tuệ nhân tạo đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Điểm chuẩn ngành này ở những trường như ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2020 lên tới 28,65 điểm.

Năm 2019, có 3 trường đại học tiên phong đào tạo ngành AI trên cả nước nhưng từ năm 2020, đã có thêm một số trường đại học tuyển sinh ngành học này.

Năm 2020, điểm chuẩn ngành trí tuệ nhân tạo Đại học Bách khoa Hà Nội 2020: 28,65 điểm [Điểm thi Tốt nghiệp THPT]. Đây là trường có điểm chuẩn lấy ngành này cao nhất cả nước.

Trong năm này, ĐH Bách Khoa lấy chỉ tiêu ngành này là 100. Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 [Toán, Lý, Hóa], A01 [Toán, Lý, Anh], A19 [Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy].

Tiếp theo, điểm chuẩn ngành ngành Trí tuệ nhân tạo [Khoa học Máy tính] Đại học Công nghệ Thông tin [ĐHQG TP. HCM] năm 2020 là 27,10 điểm

Ngành trí tuệ nhân tạo Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM được tuyển sinh chính thức vào năm 2019. Tên gọi chính xác là Robot và Trí tuệ nhân tạo với sự đào tạo phối hợp của ba khoa: cơ khí, điện điện tử và công nghệ thông tin.

Điểm chuẩn năm 2020 là 27,00 với 50 chỉ tiêu. Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 [Toán, Lý, Hóa], A01 [Toán, Lý, Anh], D01[Toán, VănAnh], D90 [Toán, Anh, Khoa học tự nhiên].

Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo thuộc ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH FPT được mở từ năm 2019, với điểm chuẩn là 21.

Điểm nổi bật của hệ đào tạo đại học ngành Trí tuệ nhân tạo của ĐH FPT chính là sinh viên sẽ có những đợt OJT, trải nghiệm thực tế, mở rộng kiến thức, cũng như trang bị các kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng tốt hơn, sẵn sàng trở thành những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu về AI.

Sinh viên sẽ được đi sâu hơn vào nghiên cứu mối tương quan giữa người - máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, âm thanh và phân tích dữ liệu lớn.

Năm 2020, Trường ĐH FPT tuyển sinh ngành Trí tuệ nhân tạo đối với các thí sinh thuộc TOP 50 SchoolRank [50% thí sinh có năng lực học tập tốt nhất cả nước]. Thí sinh có thể xét tuyển bằng điểm học bạ THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm chuẩn là 24 điểm.

Tuy nhiên, các trường ở phía Nam cũng tuyển sinh ngày này từ năm 2020 với mức điểm chuẩn khá “khiêm tốn”.

Cụ thể, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2020 tuyển sinh ngành mới là IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng, điểm chuẩn là 17 điểm.

Trường ĐH Thủ Dầu Một có điểm chuẩn ngành Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu năm 2020 là 15 điểm.

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng lấy điểm chuẩn ngành Trí tuệ nhân tạo năm 2020 là 15 điểm.

Gần 40 địa phương công bố lịch tựu trường

Đỗ Hợp

Hình ảnh mô tả một Robot trí tuệ nhân tạo. [Ảnh: Pixabay]

Với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, nhu cầu nhân lực cũng càng ngày càng tăng. Hiện nay có nhiều trường Đại học đã tiến hành đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo. Bài viết này tổng hợp điểm chuẩn ngành trí tuệ nhân tạo những năm gần đây của các trường Đại học trên cả nước; cũng như trả lời một số câu hỏi như nên học trường nào, học gì, và ra trường làm gì?

1. Điểm chuẩn ngành trí tuệ nhân tạo 2019, 2020, và 2021 

Tên trường Tên ngành Năm 2019 Điểm chuẩn 2020 Điểm chuẩn 2021
ĐH Bách Khoa Hà Nội Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo [chương trình tiên tiến] 27 28.65

[A19: 25.28]

28.04
ĐH Bách Khoa HCM Khoa học máy tính 25.75 28 28
ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Khoa học máy tính 25 27 27.9
ĐH Khoa học tự nhiên HCM Trí tuệ nhân tạo 24.6

[KHMT]

26.65

[KHMT]

27.5
ĐH Công nghệ thông tin HCM Khoa học máy tính [Hướng Trí tuệ nhân tạo] 25.55

[KHMT]

27.1 27.5
ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM Robot và trí tuệ nhân tạo 25.2 27 26.5/27
ĐH Bách Khoa Đà Nẵng Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo 23/23.5 25.65 25.1
ĐH Công nghiệp Hà Nội Robot và trí tuệ nhân tạo 21.15

[KHMT]

24.7

[KHMT]

24.2
ĐH Quốc tế HCM Khoa học máy tính 19

[KHDL]

20

[KHDL]

24
ĐH FPT Trí tuệ nhân tạo 21 - 21
ĐH Công nghiệp HCM IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng - 17 20.5
ĐH Thủ Dầu Một Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu - 15 15
ĐH Quốc tế Hồng Bàng Trí tuệ nhân tạo - 15 15

KHMT là chữ viết tắt của ngành học Khoa học máy tính, KHDL là Khoa học Dữ liệu.

Trường đại học Khoa học Tự nhiên Thành Phố HCM mở ngành đào tạo trí tuệ nhân tạo đầu tiên là năm 2021; trước đó Trường đã cũng đào tạo về Trí tuệ nhân tạo, nhưng tên ngành là Khoa học máy tính. Điểm chuẩn trong bảng ở trên là điểm chuẩn của chương trình tiên tiến.

Chương trình tiên tiến có nghĩa là ngôn ngữ đào tạo của chương trình học là tiếng Anh, thay vì sử dụng tiếng Việt như bình thường.

2. Ngành trí tuệ nhân tạo học trường nào?

Như vậy dựa vào bảng điểm chuẩn của ngành trí tuệ nhân tạo trong các năm qua cùng với khả năng của bản thân, các bạn có thể đưa ra quyết định cho mình về việc nên chọn học trường nào.

Nếu số điểm của bạn cao, và bạn ở khu vực miền Nam thì có thể chọn các trường như Bách Khoa HCM, Khoa học Tự nhiên HCM hay ĐH Công nghệ thông tin HCM, đây là những trường hàng đầu về đào tạo Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo ở miền Nam.

Nếu bạn có số điểm cao và ở miền Bắc thì bạn có thể chọn Đại học Bách khoa Hà Nội hay ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, đây là những trường hàng đầu về đào tạo Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo ở miền Bắc.

Trong trường hợp bạn có số điểm thấp hơn, thì có thể cân nhắc các trường khác như Sư phạm Kỹ thuật HCM hay Quốc tế HCM.

Trường Đại học cũng quan trọng, nhưng việc bản thân chúng ta nỗ lực tự học cũng quan trọng. Ngoài việc học các kiến thức ở trường, bạn cũng có thể tự học Trí tuệ nhân tạo trên Internet thông qua các khóa học trực tuyến hay các blog của những người làm về trí tuệ nhân tạo. [Xem thêm: Có thể học trí tuệ nhân tạo ở đâu? Và học như thế nào?]

Top những trường đào tạo tốt về ngành Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam 

Dựa vào bảng điểm chuẩn ở trên, và một số thông tin về các trường Đại học ở VN.

Có thể nói 5 trường đào tạo tốt nhất ngành Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam là ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa HCM, ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên HCM, và ĐH Công nghệ thông tin HCM.

3. Ngành trí tuệ nhân tạo học gì?

Hiện tại có khá nhiều trường Đại học đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo, nhưng về cơ bản, nội dung giữa các trường sẽ không khác nhau quá nhiều.

Chúng ta có thể tham khảo chương trình đào tạo cử nhân ngành Khoa học Máy tính của Đại học Công Nghệ Thông Tin HCM ở đây.

Có thể hiểu đơn giản, ngành Trí tuệ nhân tạo, cũng là một ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Nói hẹp hơn, thì là thuộc nhóm ngành Khoa học máy tính.

Như vậy, ngành Trí tuệ nhân tạo cũng cần học lập trình và học các môn học đại cương theo yêu cầu của trường Đại học. Ví dụ về các môn học lập trình như:

  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Nhập môn Công nghệ phần mềm
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Hệ điều hành
  • Nhập môn mạng máy tính

Vào những năm cuối của Đại học, các trường Đại học thường đào tạo chuyên sâu hơn, và đi vào từng chuyên ngành cụ thể.

Đối với các môn học chuyên ngành, nếu bạn định hướng Trí tuệ nhân tạo, thì sẽ cần học các môn học sau:

  • Trí tuệ nhân tạo
  • Máy học
  • Trí tuệ nhân tạo nâng cao
  • Khai thác dữ liệu và ứng dụng
  • Lập trình symbolic trong trí tuệ nhân tạo
  • Máy học nâng cao.

Ngoài ra còn có các chuyên ngành nhỏ khác trong Khoa học máy tính, như định hướng Công nghệ tri thức, định hướng Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, định hướng tính toán đa phương tiện, và định hướng Thị giác máy tính.

Thông thường Trí tuệ nhân tạo thường áp dụng vào các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như vào xử lý ngôn ngữ hay vào xử lý hình ảnh. Ngoài việc học các môn trong Trí tuệ nhân tạo, bạn có thể cân nhắc học các môn trong Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và Thị giác máy tính.

4. Sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo ra trường làm gì?

Với nhu cầu nhân lực AI ngày càng tăng, sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo thông thường là sẽ dễ dàng tìm được một công việc. Có rất nhiều công việc mà sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo có thể làm như sau:

Hình ảnh mô tả công việc mà sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo có thể làm sau khi ra trường. [Ảnh: Pixabay]

Machine Learning/AI Engineer:

Đối với công việc này, ứng viên cần có kiến thức cơ sở về máy học và Trí tuệ nhân tạo. Tuỳ theo nhu cầu và dự án của công ty, mà bạn có thể cần thiết kế, lập trình, và quản lý một số mô hình để giải quyết các bài toán trong dự án của công ty.

Machine Learning/AI Researcher:

Công việc này cũng yêu cầu kiến thức cơ sở về máy học và Trí tuệ nhân tạo, nhưng chuyên về hướng nghiên cứu hơn. Thông thường công việc nghiên cứu thường phù hợp với những người đã học xong Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ.

Deep Learning Engineer: 

Đòi hỏi của công việc này có thể cao hơn so với công việc Machine Learning/AI Engineer; bởi vì lúc này ứng viên cầu có kiến thức chuyên sâu về các mô hình trong học sâu [deep learning].

Data Scientist:

Một Data Scientist sẽ cần có khả năng sưu tầm, phân tích và giải thích dữ liệu. Để làm tốt công việc này, thì khả năng lập trình trong AI là khá cần thiết.

Data/Big Data Engineer:

Yêu cầu đối với công việc này là khả năng xử lý dữ liệu lớn. Ngoài khả năng lập trình, đòi hỏi ứng viên cần có khả năng và kinh nghiệm sử dụng các Framework như Hadoop, MapReduce, …

Data Analytics:

Ứng viên cần có khả năng phân tích dữ liệu, tìm kiếm những đặc điểm của dữ liệu trong quá khứ; tìm cách dự đoán dữ liệu trong tương lai, …

Natural Language Processing Engineer:

Ứng viên cần có kiến thức về các mô hình trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Các ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên khá đa dạng, ví dụ như chatbot, trợ lý ảo, phân tích bình luận trên mạng xã hội, …

Natural Language Processing Researcher:

Công việc này đòi hỏi chuyên sâu về nghiên cứu. Có thể là đọc nhiều nghiên cứu mới và tìm cách áp dụng vào dự án hay vấn đề của công ty.

Du học ngành Trí tuệ nhân tạo 

Một trong những lựa chọn sau khi tốt nghiệp của sinh viên Việt Nam là tiếp tục học lên cao; có thể là Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ ở nước ngoài.

Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu, hay phòng thí nghiệm trên thế giới mà cung cấp tất cả học phí và chi phí cho các nghiên cứu sinh. Chỉ cần bạn có khả năng và trình độ ngoại ngữ tốt, thì cơ hội luôn rộng mở.

Ví dụ, nếu bạn theo dõi các chuyên gia về AI trên Twitter, thì bạn dễ dàng sẽ bắt gặp các bài Tweet có thông tin về học bổng hay thông tin về chương học nghiên cứu sinh có tài trợ toàn phần.

We have 14 funded places available on our PhD in Robotics and Autonomous Systems programme starting September 2022. More details and how to apply //t.co/Ydl45RrmJ4

— Edinburgh Robotics [@EDINrobotics] December 17, 2021

Theo trang csrankings.org, top 5 trường đào tạo về Trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới là:

  1. Carnegie Mellon University
  2. Cornell University
  3. Stanford University
  4. University of Illinois at Urbana-Champaign
  5. University of California - San Diego

5. Ngành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Hiện nay có khá nhiều công ty làm về Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam. Do nhu cầu nhân lực ngày càng cao, tùy theo khả năng, sở thích bạn có thể tìm kiếm một công việc làm về AI.

Đây là danh sách một số công ty có làm về Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam:

  • Cinnamon AI Labs
  • Tiki
  • Shopee
  • Zalo
  • Zalora
  • Olli Technology
  • Momo
  • Trusting Social
  • FPT

6. Hỏi và đáp một số câu hỏi liên quan đến ngành Trí tuệ nhân tạo

Phân biệt ngành Khoa học máy tính và ngành Trí tuệ nhân tạo 

Có thể hiểu một cách đơn giản, ngành “khoa học máy tính" cũng bao gồm trí tuệ nhân tạo, nhưng nó rộng hơn.

Về cơ bản, cả hai ngành Khoa học máy tính và ngành Trí tuệ nhân tạo đề phải học các môn học cơ sở trong Khoa học máy tính. Ví dụ như: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình Python cho máy học, Nhập môn công nghệ phần mềm …

Nhưng khi đi vào chuyên ngành chuyên sâu, thì sinh viên ngành Khoa học máy tính có thể học các môn từ nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau; ví dụ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, sinh viên chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo có thể sẽ tập trung học các môn chuyên ngành AI.

Trí tuệ nhân tạo tiếng Anh là gì?

Thuật ngữ 'trí tuệ nhân tạo' tiếng Anh là artificial intelligence, viết tắt là AI; Trí tuệ nhân tạo, thỉnh thoảng cũng có thể gọi là Trí thông minh nhân tạo.

Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo là gì? Top 10 ứng dụng của AI trong cuộc sống

Học phí ngành trí tuệ nhân tạo là bao nhiêu?

Học phí ngành Trí tuệ nhân tạo khoảng bao nhiêu là phụ thuộc vào chương trình học và Trường Đại học mà bạn theo học.

Ví dụ như, nếu bạn theo học trường Đại học Khoa học Tự Nhiên HCM hay ĐH Công nghệ thông tin, thì mức học phí cho một học kỳ có thể dao động từ 5 đến 6 triệu. Nhưng đối với các trường khác, ví dụ như FPT, thì học phí có thể cao hơn.

Có nên học Trí tuệ nhân tạo?

Nếu bạn có đam mê lập trình, đam mê tìm tòi nghiên cứu kiến thức, có thời gian và điều kiện, thì bạn hoàn toàn có thể học AI.

Việc học AI, không nhất thiết phải thông qua các trường Đại học, bạn hoàn toàn có thể tự học. Hoặc học qua các khóa học trực tuyến trên Internet.

Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm Trí tuệ nhân tạo

Theo trang artificial-solutions.com, vào giữa những năm 1950, McCarthy đã giới thiệu thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo”; ông định nghĩa rằng AI là “khoa học và kỹ thuật tạo ra máy móc thông minh”.

Mức lương của ngành Trí tuệ nhân tạo là bao nhiêu?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào đất nước mà bạn đang làm việc, công ty mà bạn đang làm việc.

Nhưng có thể nói, mức lương ngành AI thường khá cao. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các thông báo tuyển dụng trên các trang tìm việc về ngành AI với mức lương hàng nghìn đô la Mỹ [ví dụ: ~$1500, ~$2500, …]. Tất nhiên, mức lương cao, thì trách nhiệm và công việc cần làm cũng nhiều.

Liên Liên - Tổng Hợp 

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

Bạn bình luận gì về tin này?

Chuyên mục: Khoa học Công nghệ

Video liên quan

Chủ Đề