Nghệ An bao nhiêu tỉnh?

Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp Lào, thuộc phạm vi ba tỉnh Xiêng Khoảng, Bôli Khămxay và Hủa Phăn. Phía Nam giáp Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp Thanh Hoá. Nghệ An nằm trong toạ độ địa lý từ 18o35' đến 20o00'10" vĩ độ Bắc và từ 103o50'25" đến 105o40'30" kinh độ Đông.

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 5% diện tích cả nước.

Vị trí địa lí của Nghệ An có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nghệ An nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của cả nước với Quốc lộ 1 nối Bắc - Nam và các tuyến ngang theo chiều Đông - Tây. Đầu mối giao thông lớn nhất tỉnh là thành phố Vinh. Với mạng lưới đường bộ, đường sắt thuận lợi, Nghệ An dễ dàng thiết lập các mối liên hệ kinh tế với các địa phương trong cả nước. Nghệ An cũng có hơn 400 km đường biên giới với Lào nên có thể phát triển hơn nữa việc trao đổi, giao thương với Lào và cả vùng Đông Bắc Thái Lan.

Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những yết hầu quan trọng trong con đường xuyên Việt. Tuy nhiên, vị trí này cũng tạo nên một số khó khăn về mặt khí hậu như sự ảnh hưởng của bão và gió phơn Tây Nam đã gây trở ngại không nhỏ cho sản xuất và đời sống.

Vị trí Nghệ An nhìn chung có thể được coi là một trong những nguồn lực quan trọng. Với vị trí này, Nghệ An có điều kiện hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế ở chừng mực nhất định, trên cơ sở khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có của mình.

Địa hình

Địa hình Nghệ An tương đối đa dạng và phức tạp. Ở đây vừa có núi cao, núi trung bình, đồng bằng ven biển. Về đại thể, địa hình Nghệ An chủ yếu mang tính chất đồi núi thấp, với độ cao phần lớn từ 500m đến 1.000m. Đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ.

Đồi núi chiếm trên ¾ diện tích của tỉnh. Khu vực cao hơn cả là  các dãy núi Trường Sơn và Pu Hoạt. Dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với các sống núi bị chia cắt phức tạp, có nhiều đỉnh cao trên 2000m. Dãy Pu Hoạt có mức độ chia cắt lớn, với mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Pu Hoạt cao 2.452m còn có nhiều đỉnh khác cao trên 1.500m.

Địa hình cácxtơ ở Nghệ An có những đặc điểm riêng, không kéo dài liên tục thành dải, mà thường nằm rải rác và được dân địa phương gọi là “lèn”. Quá trình cácxtơ đã tạo nên một số hang động đẹp như hang đá Mặt Trắng ở Bài Sơn - Đô Lương, hang Bua và hang Thẩm Ồm ở Quỳ Châu.

Nghệ An có diện tích rừng lớn, tập trung ở các vùng núi. Diện tích rừng đứng thứ 2 cả nước tạo nên những thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, đồng thời ở khu vực miền núi còn có thể trồng cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc.

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông và Đông Nam của Nghệ An. Đồng bằng tương đối rộng do núi lùi xa về phía Tây và hệ thống sông Cả lớn, nhiều phù sa bồi đắp.

Địa hình bờ biển Nghệ An thuộc loại bờ biển thấp, bằng phẳng, kéo dài từ Nam Thanh Hoá vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra sát biển. Với chiều dài bờ biển, Nghệ An có nhiều điều kiện để hình thành một số cảng biển và bãi tắm phục vụ du lịch, nhất là khu vực từ Cửa Lò đến Cửa Hội.

Khí hậu

Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam, chiều Đông - Tây và theo độ cao của địa hình. Hằng năm, Nghệ An nhận được lượng bức xạ mặt trời phong phú với tổng bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt độ trong năm hơn 8.5000C. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.500-1.700 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,90C, cao nhất là 430C và thấp nhất là 200C, lượng mưa trung bình năm là 1.800 – 2.000 mm.  Về chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Tháng lạnh nhất là tháng 1 do chịu ảnh hưởng của đới khí hậu á đới và gió mùa Đông Bắc, tháng nóng nhất là tháng 7 do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang hiệu ứng phơn làm nhiệt độ tăng đột ngột, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

Nghệ An cũng là một trong những địa phương có nhiều bão nhất trong năm, 3-4 cơn/ năm, đồng thời cũng là vùng chịu ảnh hưởng của hầu hết các cơn bão vào Việt Nam. Các cơn bão thường có cường độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất.

Tài nguyên thiên nhiên

- Đất

Nhìn chung, các loại đất của Nghệ An thuộc hai hệ thống chính là hệ feralit ở vùng đồi núi và hệ phù sa ở vùng đồng bằng. Cụ thể chia làm 8 loại đất chính:

- Nhóm đất mặn tập trung ở ven biển, nhất là đầm lầy gần cửa sông và vùng bị triều cường xâm nhập.

- Nhóm đất phèn phân bố dọc duyên hải, có độ pH thấp, nghèo lân nhưng lượng mùn, đạm và ka li tương đối khá.

- Nhóm đất cát ven biển rất kém màu mỡ.

- Nhóm đất phù sa phân bố ở dải đồng bằng duyên hải và rải rác ở các thung lũng sông, suối.

- Nhóm đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, phân bố ở các thềm sông hoặc bậc thang rìa đồng bằng. Đất thường có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng.

- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất là nhóm đất có diện tích lớn, phân bố ở nhiều nơi.

- Đất feralit nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ có tầng đất dày, các chất dinh dưỡng tương đối khá.

- Đất bazan phân bố ở vùng Phủ Quỳ. Tầng đất dày, độ phì cao, phân bố trên địa hình thoải, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày.

Ngoài ra còn có nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi và nhóm đất vàng đỏ trên các vùng núi cao.

Đất nông nghiệp chiếm 10,8% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng chiếm 41,6%. Diện tích đất chưa sử dụng này chiếm tỉ trọng lớn trong diện tích tự nhiên của tỉnh, nếu được khai thác tốt thì đây là một quỹ đất tốt cho nông, lâm nghiệp.

- Rừng

Hiện nay, diện tích rừng của tỉnh là trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ là 320.000 ha, rừng đặc dụng chiếm gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha. Nhìn chung rừng ở đây rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tế cao.

Rừng tự nhiên của Nghệ An thuộc các kiểu rừng lá kim á nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng, rừng kín lá rộng thường xanh và nửa rụng lá.

Tổng trữ lượng gỗ còn trên 50 triệu m3 trong đó trữ lượng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m3, nứa 415 triệu cây, mét 19 triệu cây. Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm là 19 - 20 nghìn m3; gỗ rừng trồng là 55 - 60 nghìn m3; nứa khoảng 40 triệu cây. Ngoài ra còn có các loại lâm sản, song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Không những vậy, rừng Nghệ An còn có nhiều loại thú quý như hổ, báo, hươu, nai ...

- Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với độ nghiêng của địa hình. Phần lớn sông ngòi của tỉnh nằm trong hệ thống sông Cả. Sông ngòi có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. Đó là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, là tuyến giao thông tiện lợi và ở mức độ nhất định là nguồn thuỷ điện phục vụ nội tỉnh.

Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Bên cạnh nguồn nước trên mặt, nguồn nước ngầm ở Nghệ An tương đối phong phú, ước tính khoảng 42 tỉ m3.

Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào, nhìn chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Biển Nghệ An có tới 267 loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lượng cá lớn như cá thu, cá nục, cá cơm...; tôm biển có nhiều loại như tôm he, tôm sú, tôm hùm…

Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối [1000 ha]. Biển Nghệ An không chỉ nổi tiếng về các loại hải sản quý hiếm mà còn được biết đến bởi những bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi Nghi Thiết, bãi biển Diễn Thành, bãi biển Cửa Hiền… trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng vừa phải, độ sâu vừa và thoải, là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Đặc biệt, đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mực nước quanh đảo có độ sâu 8 – 12 m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước khác trong khu vực.

Ngoài ra, Nghệ An cũng có nhiều nguồn nước khoáng nhưng chưa được khảo sát nhiều, trong đó suối nước nóng - nước khoáng Bản Khang [Quỳ Hợp] có chất lượng tốt, thuộc nhóm CO2 với lưu lượng 0,5l/s. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Bò, Bản Lạng [Quỳ Hợp], Cồn Soi [Nghĩa Đàn], Vinh Giang [Đô Lương] có thể khai thác để phục vụ du lịch.

- Khoáng sản

Nghệ An có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm, nhưng nhìn chung trữ lượng nhỏ, chất lượng thấp, trừ vật liệu xây dựng.

Về vật liệu xây dựng, trên lãnh thổ của tỉnh có nguồn đá vôi phong phú, phân bố ở nhiều nơi, với trữ lượng ước khoảng 650 triệu m3. Đá xây dựng cũng phong phú và phân bố ở nhiều địa phương. Trong số này nhiều loại đá có giá trị kinh tế cao tập trung ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu ...

Về kim loại đen, Nghệ An có các mỏ quặng sắt, mangan, titan. Kim loại màu và kim loại quý có nhiều loại. Trong số này, quan trọng nhất là thiếc, tập trung ở Quỳ Hợp với trữ lượng khoảng 43 nghìn tấn. Vàng rải rác nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là ở dọc sông Cả, sông Hiếu. Quặng bôxit có khoảng 3 triệu tấn.

Nghệ An là tỉnh có nhiều mỏ đá quý với chất lượng cao, trong đó đáng chú ý nhất là đá rubi, safia, sponer…tập trung nhiều ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu.

Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v..

Du lịch

Đến với Nghệ An du khách không chỉ tham quan các danh lam thắng cảnh mà du khách còn có thể tham quan các di tích lịch sử văn hoá. Nghệ An có trên 1.000 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 130 di tích lịch sử xếp hạng di tích quốc gia. Với những tiềm năng còn to lớn về phát triển du lịch, Nghệ An được Chính phủ xác định là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010.

Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch trong đó nổi bật là: khu du lịch Cửa Lò, Vườn quốc gia Pù Mát, đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, núi Quyết, rừng Bần – Tràm chim Hưng Hoà, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Nghệ An, làng cổ Kim Liên, đền Mai Hắc Đế, đền Cuông, miếu An Dương Vương…

Hành chính và các đơn vị trực thuộc

Tỉnh lỵ: thành phố Vinh

Các đơn vị hành chính còn lại bao gồm: thị xã Cửa Lò và 17 huyện: huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, huyện Yên Thành, huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn, huyện Thanh Chương, huyện Tân Kỳ, huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Nghĩa Đàn, huyện Quỳ Hợp, huyện Quỳ Châu, huyện Quế Phong, huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn. 

Lịch sử hình thành và phát triển

Nghệ An là vùng đất được khai phá từ lâu đời.

Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và khu vực phía Bắc bộ Cửu Đức. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, Nghệ An nhiều lần được đổi tên như Hàm Hoan [nhà Hán], Cửu Đức [nhà Tần], Nhật Nam [nhà Tùy], Nam Đức [nhà Đường ].

Thời Tiền Lê đây là vùng đất thuộc Châu Hoan, Châu Diễn. Đến đời Lý – Trần thay tên Hoan Châu với tên gọi xứ Nghệ An. Năm 1469, Lê Thánh Tông thống nhất bản đồ hành chính của cả nước, nhập Nghệ An và Diễn Châu lại thành thừa tuyên Nghệ An gồm 8 phủ, 18 huyện và hai châu. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An [phía Bắc sông Lam]; Hà Tĩnh [phía Nam sông Lam].

Thời Thành Thái, tỉnh Nghệ An có các phủ:

- Phủ Anh Sơn, gồm các huyện: Lương Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương và Hưng Nguyên.

- Phủ Diễn Châu, gồm: Đông Thành, Yên Thành, Nghi Lộc và Quỳnh Lưu.

- Phủ Quỳ Châu, gồm: Nghĩa Đàn, Quế Phong và Thủy Văn.

- Phủ Tương Dương, gồm: Tương Dương, Vĩnh Hòa, Hội Nguyên và Kỳ Sơn.

Năm 1975, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Nghệ An được tái lập và giữ nguyên về mặt hành chính cho đến ngày nay.

Giáo dục, y tế

Giáo dục

Nghệ An là vùng đất có truyền thống hiếu học, công tác giáo dục - đào tạo được tỉnh chú trọng và phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, tất cả các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và 100% số xã, phường đã được công nhận phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Số học sinh các cấp học ngày càng tăng. Chất lượng dạy và học từng bức được nâng cao. Tuy công tác giáo dục thời gian qua cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng tỉnh cũng đang đứng trước nhiều thách thức về cơ sở vật chất kĩ thuật, về chất lượng đào tạo, nhất là ở khu vực miền núi. Vì thế, trong định hướng phát triển của mình, Nghệ An đã chú trọng mục tiêu phát triển giáo dục chất lượng toàn diện nhằm phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học của địa phương.

Y tế

Tính đến năm 2000, mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh của Nghệ An gồm có 25 bệnh viện, 47 phòng khám đa khoa, 1 nhà điều dưỡng, 1 trạm bảo vệ bà mẹ - trẻ em và 464 trạm y tế xã, phường.

Đội ngũ cán bộ ngành y năm 2000 có 4.912 người bao gồm 3 người có trình độ tiến sĩ, 772 bác sĩ, 1.082 y sĩ, 102 kĩ thuật viên trung học, 1.759 y tá và 474 nữ hộ sinh. Tỉ lệ cán bộ y tế là 172 người/ 1 vạn dân.

Tuy mạng lưới khám chữa bệnh của Nghệ An phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, tỉnh Nghệ An vẫn đang tiếp tục đầu tư nâng cấp và tăng thêm các cơ sở y tế cũng như đội ngũ y bác sĩ để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong toàn tỉnh.

Kinh tế

Nghệ An có rất nhiều lợi thế về mặt kinh tế do có vị trí thuận lợi trong giao thương, buôn bán. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng không. Vì vậy tỉnh có điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tỉnh còn có lợi thế là quỹ đất nông nghiệp rộng hơn 19,5 vạn ha, diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha, tài nguyên rừng và biển rất phong phú với nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Mặc dù thời tiết có phần khắc nghiệt, khi nóng, khi bão lụt nhưng khí hậu ở đây lại thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi như: lúa, lạc, vừng, mía, dứa, chuối; một số cây công nghiệp, cây ăn quả như: cà phê, cao su, cam, nhãn, xoài... Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh lại tương đối dồi dào, có truyền thống cần cù, hiếu học, trình độ sản xuất ngày càng cao.

Tổng sản phẩm trong tỉnh qua các năm, so sánh với giá năm 1994 như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị

2002

2003

2004

2005

2006

GDP trong tỉnh

Tỉ đồng

7.654

8.524

9.386

10.282

11330 

Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế từ năm 2002 đến năm 2006:

Chỉ tiêu

Đơn vị

2002

2003

2004

2005

2006

Công nghiệp và Xây dựng

%

23,35

25,88

28,73

29,30

 26,39

Nông - Lâm - nghiệp và Thuỷ sản

%

41,01

37,95

36,92

34,41

 33,09

Dịch vụ

%

35,65

36,18

34,35

36,29

 37,52

                                                                                   Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 - Chi cục thống kê Nghệ An

Nền kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP phát triển qua các thời kì. Về cơ cấu kinh tế thì trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng của khu vực 1 [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng dần tỉ trọng khu vực 2 [công nghiệp - xây dựng] và khu vực 3 [dịch vụ]. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu. Để thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghệ An đang phấn đấu chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn của địa phương và tìm đầu tư từ bên ngoài.

Nhìn chung, Nghệ An có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được nâng cấp phát triển đồng bộ, con người Nghệ An năng động, chịu khó học hỏi. Đây là những thuận lợi để thúc đẩy Nghệ An phát triển kinh tế toàn diện cả về nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tương lai.

Văn hoá

Nghệ An in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước.  Người dân xứ Nghệ tuy nghèo nhưng vẫn luôn nổi tiếng về tinh thần hiếu học cũng như thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Vùng đất còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt đã phần nào tạo cho con người những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm và kiên nghị.  Đất Nghệ cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc như Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh…

Nghệ An - xứ Nghệ cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn học dân gian với các thể loại phong phú như ca dao, hò, vè, đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát ví dặm, hát phường nón, phường củi, phường vải.... Các tác phẩm dân gian này được hun đúc, lưu truyền qua bao thế hệ và tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Nghệ An.

Nghệ An rất giàu truyền thống trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930-1931 là một dấu son trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của người dân xứ Nghệ còn được minh chứng qua hàng loạt di tích, lịch sử cách mạng đã được xếp hạng, những bảo tàng để giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Giao thông

Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Nghệ An có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.

Đường bộ

Toàn tỉnh có 8.814km đường bộ. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường ngang nối liền Quốc lộ 1A và 15A, tạo nên hệ thống giao thông Đông – Tây nối vùng đồng bằng, ven biển với khu vực trung du – miền núi. Trong tỉnh có Quốc lộ 7, Quốc lộ 48, Quốc lộ 46, Quốc lộ 15. Ngoài ra còn có 132km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi, trung du của tỉnh.

tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện bao nhiêu xã?

Hành chính. Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.

tỉnh Nghệ An có bao nhiêu huyện thị xã giáp biên?

Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh khi tới 10 huyện miền núi, trong đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò giáp biển.

Nam Đàn Nghệ An có bao nhiêu xã?

Huyện Nam Đàn có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nam Đàn [huyện lỵ] và 18 xã: Hồng Long, Hùng Tiến, Khánh Sơn, Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Giang, Nam Hưng, Nam Kim, Nam Lĩnh, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Xuân, Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Xuân Hòa, Xuân Lâm.

Thành phố Vinh Nghệ An có bao nhiêu phương?

Thành phố tiếp giáp huyện Nghi Lộc về phía Bắc và phía Đông, huyện Hưng Nguyên về phía Tây, cũng như huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh về phía Nam. Vinh nằm cách Hà Nội 300 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Bắc. Thành phố có tổng diện tích 104,97 km2, bao gồm 16 phường và 9 xã.

Chủ Đề