Ngữ văn lớp 6 trang 12 sách mới

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 12 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1) – Phần soạn bài Bánh trưng, bánh giầy trang 12 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1.

Đề bài:

Bài 1: Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Trả lời:

Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

(BAIVIET.COM)

Chào bạn Ngữ văn lớp 6 trang 12 sách Chân trời sáng tạo tập 2

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu Soạn văn 6: Tuổi thơ tôi, thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 6: Tuổi thơ tôi

- Những hành động có thể gây tổn thương người khác: nói xấu bạn bè, từ chối sự giúp đỡ của người khác…

- Đôi nét về tác giả:

  • Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955.
  • Quê hương: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
  • Ông là một trong những nhà văn được độc giả lứa tuổi thiếu niên rất yêu thích.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Trước vòng chung kết, Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…

2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

Lợi rất quý chú dế lửa. Nó đánh nhau không loại dế nào bì được, lại rất khó để tìm được một chú dế lửa.

Câu 2. Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?

Con dế kêu khiến thầy giáo phát hiện ta. Hộp dế của lợi bị thầy giáo thu mất.

Câu 3. Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

Những người bạn của Lợi không hề xấu. Nhưng chỉ vì sự ghen tị khi Lợi có con Dế Lửa nên mới có những hành động như vậy.

3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

Văn bản kể về tuổi thơ của nhân vật “tôi”. Qua đó gửi gắm bài học ý nghĩa về tình bạn.

Câu 2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.

Cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật “Lợi”: trùm sỏ, thu vén cá nhân, ra giá nghiêm chỉnh, làm giàu.

Câu 3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

- Khi biết dế lửa chết, Lợi đã “khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy”, “cặp mặt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng”.

Câu 4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

- Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà, đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.

- Đám tang chú dế, tất cả bạn bè của Lợi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

- Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho đầy.

- Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi.

Câu 5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:

a. Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Dựa vào nội dung câu chuyện kể về nhân vật Lợi.

b. Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.

- Ban đầu, dế lửa khiến cho những người bạn cảm thấy ghen ghét Lợi. Nhưng sau cái chết của dế lửa đã giúp gắn kết tình bạn của các nhân vật.

- Một số chi tiết như:

  • Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.
  • Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.
  • Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

Câu 6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

  • Cái chết của dế lửa đã cho thấy lợi là một cậu bé tình cảm, nhân hậu. Từ việc ganh tị, trở nên đồng cảm.
  • Sự thay đổi đó đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện thêm rõ ràng hơn.

Câu 7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Trong cuộc sống, con người cần phải biết cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu nhau.

Cập nhật: 11/01/2022

Xuất bản ngày 01/07/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Bánh chưng, bánh giầy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Trả lời bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Đây là một phong tục có ý nghĩa và được nhân dân ta lưu truyền từ nhiều đời nay và nó mang ý nghĩa:

  • Đề cao lao động.
  • Sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
  • Người Việt Nam dù theo bất cứ tôn giáo gì (Phật, Thiên Chúa, Cao Đài…) thì việc thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh rất đáng trân trọng.
  • Con cháu luôn nhớ ơn những tiền nhân đi trước, nguyện làm tốt hơn những điều mà cha ông đã làm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.

Cách trình bày 2

Từ xưa đến nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Chính vì vậy, trong phong tục ngày Tết nhân dân ta luôn làm bánh chưng và bánh giầy để đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa. Hơn nữa, đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta. Bởi mỗi lần Tết đến xuân về gia đình sẽ được đoàn tụ và cùng nhau gói, trông nồi bánh chưng, bánh giầy. Phong tục gói bánh chưng, bánh giầy giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Cách trình bày 3

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam  Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Bánh chưng, bánh giầy trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bánh chưng bánh giầy – Soạn bài Bánh chưng bánh giầy trang 12 SGK Văn 6. Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời, dất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

GƠI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

–    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muôn truyền ngôi.

–   Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

–  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

–   Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

–  Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần (“Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo […] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được”) và thực hiện được ý thần: “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị – những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:

Quảng cáo

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời, dất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

–   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sông con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

–  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

–  Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vuaỗ Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

–  Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

–  Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

–             Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.