Ngưng cho bé bú bao lâu thì mất sữa

Giải đáp thắc mắc: Cai sữa bao lâu thì hết sữa mẹ?

Chia sẻ

Theo như nghiên cứu đã được công bố từ các tổ chức trẻ em hay Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Canada thì mẹ nên cho con bú trong 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều nguyên nhân mà mẹ bắt buộc phải cai sữa cho con, đặc biệt là khi trẻ được đủ 6 tháng hoặc 1 năm tuổi. Vậy sau khi cai sữa bao lâu thì hết sữa mẹ? Và làm cách nào để sữa rút nhanh? Tất cả giải đáp cho những thắc mắc trên sẽ có trong bài viết dưới đây.

Thời điểm mẹ nên cai sữa cho con

Theo khuyến cáo, các mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời hoặc có thể cho con bú đến khi bé được 24 tháng. Điều này có tác động rất lớn đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các mẹ phải cho con cai sữa sớm.

Trên thực tế thời điểm cai sữa cho con ở từng mẹ, từng bé là khác nhau, có người cai khi bé được 6 tháng tuổi nhưng cũng có người cho con cai sữa khi bé được 1 tuổi, được 18 tháng… Do đó không thể quy định và chính xác về thời điểm cai sữa cho con.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến khích rằng các mẹ nên để cho bé yêu của mình tự quyết định thời điểm cai sữa. Khi này, bé sẽ tự động rời xa núm vú và không còn hứng khởi khi được mẹ cho bú. Điều này cũng giúp giảm áp lực cho các mẹ khi phải thực hiện việc cai sữa cho con, tránh được tình trạng con khóc hay ăn vạ khi cai sữa.

Cai sữa bao lâu thì hết sữa mẹ?

Tương tự như câu hỏi về thời điểm thích hợp để cho con cai sữa thì việc bao lâu sau khi cai sữa thì mẹ hết sữa cũng không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Việc sau khi cai sữa bao lâu thì mẹ hết sữa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là cơ địa của mẹ và em bé.

Trên thực tế, cơ địa của mỗi bà mẹ không giống nhau. Do vậy có người sau khi con dứt ti là hết sữa nhưng có người thì sau 5 ngày, 10 ngày, thậm chí là một vài tháng sau khi cai, mẹ vẫn còn sữa.

Ngoài ra, thời điểm mẹ hết sữa còn phụ thuộc cả vào em bé. Trong trường hợp mẹ kiên quyết không cho bé bú thì sữa sẽ rút rất nhanh. Ngược lại nếu bé đòi ti mẹ, khóc lóc, ăn vạ, ỉ ôi,... và mẹ cho bé bú lắt nhắt thì tuyến sữa vẫn hoạt động.

Cách mẹ cai sữa cho con và thời gian trẻ cai sữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian mẹ rút sữa. Có những trẻ chỉ cần mất vài ngày là có thể cai được sữa mẹ. Tuy nhiên có những trẻ phải cần đến một vài tháng, thậm chí cả năm trời mới hết “nghiện” ti mẹ.

Cách làm sữa mẹ rút nhanh sau khi cho con cai sữa

Sau khi cai sữa cho con thành công, nhiều mẹ vẫn gặp phải tình trạng bầu ngực bị căng tức do sữa tiết ra nhiều. Khi này, các mẹ cần có phương pháp để khiến sữa rút nhanh. Một số mẹo nhỏ giúp các mẹ rút sữa nhanh gồm có:

- Bôi dầu gió để trẻ ngửi thấy mùi hắc và vị đắng, từ đó không dám ti mẹ.

- Sử dụng thuốc mắc cỡ với màu đen cùng mùi vị hơi khó chịu, khiến trẻ sợ và bỏ ti.

- Cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Khi này, bé không có cảm giác đói nên cũng không đòi ti mẹ.

- Sử dụng các loại như bắp cải, lá lốt, lá dâu…

- Đắp khăn lạnh lên bầu ngực.

- Uống thuốc tiêu sữa. Tuy nhiên, loại thuốc này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ như đau ngực, tụt huyết áp hay buồn nôn.

- Không kích thích núm ti để dẫn sữa về.

Như vậy, qua bài chia sẻ của Bikipdepxinh.com không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi cai sữa bao lâu thì hết sữa mẹ. Thực tế điều này phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mẹ cũng như cách mẹ cai sữa cho con.

Nguồn: //danviet.vn/giai-dap-thac-mac-cai-sua-bao-lau-thi-het-sua-me-5020215110305340.htmNguồn: //danviet.vn/giai-dap-thac-mac-cai-sua-bao-lau-thi-het-sua-me-5020215110305340.htm

Giảm cữ bú cho bé là phương pháp được đông đảo các mẹ bỉm sữa áp dụng và cho rằng đây là phương pháp làm tiêu sữa mẹ nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, không khiến mẹ khó chịu nhiều.

Tuy nhiên, giảm cữ bú cho bé, mẹ cũng cần thực hiện giảm từ từ. Mẹ không nên giảm một cách đột ngột vì nếu làm như vậy mẹ sẽ bị đau nhức bầu ngực và bé sẽ quấy khóc nhiều hơn. Cụ thể mẹ hãy thực hiện theo gợi ý sau:

  • Ngày đầu tiên: Cho bé bú tầm 5 phút mỗi 2 - 3 giờ.
  • Ngày thứ hai: Rút ngắn thời gian cho bú lại thành 5 phút mỗi 4 - 5 giờ.
  • Ngày thứ ba: Mẹ hãy điều chỉnh thời gian hút vừa đủ sao cho mẹ không cảm thấy khó chịu.

Cứ như vậy, bạn giảm dần cữ bú và thời gian bú của bé, tuyến sữa mỗi ngày được kích thích ít hơn sẽ tiết ra sữa ít hơn. Lâu dài, bạn sẽ thấy sữa mẹ hoàn toàn mất đi.

Ưu - nhược điểm của phương pháp này:

  • Ưu điểm của giảm cữ bú cho bé: Là phương pháp thủ công nên tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Nhược điểm của giảm cữ bú cho bé: Tốn nhiều thời gian để có thể cai sữa hoàn toàn cho bé và làm mất sữa cho mẹ.

Thực phẩm làm mất sữa mẹ

Mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm gây mất sữa mẹ vào thực đơn hàng ngày để đẩy nhanh quá trình mất sữa mẹ. Những loại thực phẩm có khả năng làm mất sữa mẹ như:

  • Thức ăn cay, nóng như mì gói và tỏi.
  • Chất kích thích: cà phê, trà, rượu, bia,...
  • Thực phẩm khác: măng, lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà,...

Bạn lưu ý, khi sử dụng những thực phẩm trên, bạn không nên cho bé bú nữa vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Ưu - nhược điểm khi sử dụng thực phẩm làm mất sữa:

  • Ưu điểm của thực phẩm làm mất sữa mẹ: Nguyên liệu dễ tìm mua, dễ thực hiện, an toàn và không tốn kém nhiều thời gian.
  • Nhược điểm của thực phẩm làm mất sữa mẹ: Tùy thuộc cơ địa của từng mẹ mà hiệu quả sẽ khác nhau.

Sử dụng thuốc làm mất sữa

Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc gây mất sữa mẹ nhanh chóng. Những loại thuốc này có khả năng ức chế tiết hormone prolactin, làm tuyến sữa ngừng tiết sữa.

Tuy nhiên, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc để làm mất sữa. Khi sử dụng thuốc này, nó có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, dễ bị tụt huyết áp, chóng mặt và nhiều tác dụng phụ khác. 

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thuốc làm mất sữa:

  • Ưu điểm của sử dụng thuốc làm mất sữa: Ức chế tiết sữa và làm mất sữa mẹ nhanh chóng và dễ dàng tìm mua ở các tiệm thuốc tây.
  • Nhược điểm của sử dụng thuốc làm mất sữa: Không phù hợp với tất cả mọi người, gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Hút sữa thay vì cho con bú

Trong thời gian đầu cai sữa cho bé, sữa mẹ vẫn sẽ về liên tục do cơ thể chưa thích nghi kịp. Trong trường hợp này, bạn cần hút sữa ra khỏi bầu ngực để mẹ tránh bị căng tức ngực do sữa về nhiều.

Tương tự như giảm cữ bú, bạn cần kéo dài thời gian giữa các lần hútmỗi lần hút sữa nên hút nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ nên hút khi bầu ngực có sữa, tránh tình trạng quá căng sữa mới hút, như vậy sẽ làm dáng ngực bị xẹp và xấu đi.

Hút sữa ít kích thích đầu ti mẹ hơn, nhờ đó tuyến sữa tiết ra ít hơn, hiệu quả mất sữa sẽ nhanh hơn so với giảm cữ bú của bé.

Sử dụng máy hút sữa điện đơn Philips Avent SCF301/01 thay vì cho con bú.

Ưu và nhược điểm của phương pháp hút sữa để làm mất sữa mẹ:

  • Ưu điểm của hút sữa thay vì cho con bú: Dễ thực hiện, an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Nhược điểm của hút sữa thay vì cho con bú: Cần thời gian để sữa mất hoàn toàn.

2Những lưu ý trong quá trình làm mất sữa

Giống như quá trình cai sữa cho bé, quá trình làm mất sữa cũng cần thời gian. Bạn không nên lạm dụng vào những phương pháp làm mất sữa nhanh vì có thể gây ra phản ứng phụ không đáng có.

Trong quá trình làm mất sữa, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như:

  • Viêm vú: Tình trạng này xuất hiện khi ngực bạn vẫn chứa nhiều sữa nhưng bạn lại không dùng máy hút sữa để hút hoặc dùng tay vắt hết sữa ra. Sữa bị tắc nghẽn, từ đó hình thành khối u. Ngoài ra, sữa tiến vào mô vú có thể gây ra tình trạng viêm vú. Khi gặp tình trạng này, nếu bạn không điều trị sớm có thể bạn sẽ bị áp xe vú và làm nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tắc tia sữa: Khi sữa về gây căng tức ngực mà mẹ không hút ra kịp thời có thể gây nên tình trạng tắc tia sữa ở mẹ. 

Do đó, khi bạn cảm thấy cơ thể có gì bất thường, không khỏe hay sốt, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!

Với các thông tin cũng như bí quyết được chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng bạn đã tìm được cách giúp làm mất sữa mẹ an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Video liên quan

Chủ Đề