Nguyên nhân trẻ bị amidan to

  • Bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ
  • Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan cha mẹ cần biết
    • Trẻ viêm amidan do virus, vi khuẩn
    • Sức đề kháng của trẻ còn yếu
    • Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
    • Trẻ bị viêm A do thay đổi thời tiết
  • Triệu chứng trẻ bị viêm amidan bố mẹ cần biết sớm
  • Trẻ bị viêm amidan có nguy hiểm không
  • Cách chữa viêm amidan cho trẻ, chăm sóc trẻ bị viêm A
    • Dùng mẹo dân gian chữa viêm Amidan cho trẻ
    • Điều trị viêm A ở trẻ bằng thuốc Tây
    • Phẫu thuật cắt amidan

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn khiến các bậc cha mẹ cảm thấy rất lo lắng. Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những giải pháp khắc phục tình trạng viêm amidan cho trẻ.

Bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ

Amidan là tổ chức nằm ngay bên trong cổ họng, bao gồm amidan lưỡi, amidan vòng, amidan vòi và amidan khẩu cái. Trong đó, amidan khẩu cái là có kích thước lớn nhất và cũng dễ bị viêm nhiễm nhất.

Chức năng của amidan là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào qua đường miệng đồng thời bài tiết các kháng thể tự nhiên chống lại viêm nhiễm. Chính vì thế, amidan đóng vai trò rất quan trọng trọng hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên do nằm ngay ở họng nên khi lượng vi khuẩn, virus xâm nhập vào quá lớn sẽ khiến cho amidan không đủ khả năng chống lại và bị tấn công ngược, gây viêm. Viêm amidan dù đã điều trị khỏi vẫn có khả năng tái đi tái lại nhiều lần và càng những lần mắc sau thì khả năng bảo vệ của amidan càng giảm, cổ họng càng dễ tổn thương nặng hơn khi bị các kháng nguyên tấn công.

Viêm amidan được chia làm 2 loại là:

  • Viêm amidan cấp tính: Triệu chứng của bệnh biểu hiện một cách nhanh chóng, cổ họng sưng đỏ, đau rát do bị vi khuẩn, virus tấn công.
  • Viêm amidan mạn tính: Vi khuẩn, virus đã làm ổ, phát triển mạnh mẽ tại các amidan khiến cho triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng và có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Amidan cấp tính nếu để lâu không được điều trị thì nguy cơ tiến triển thành mạn tính là rất cao. Khi đó viêm amidan sẽ không thể điều trị triệt để được và tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân trẻ bị amidan to

Trẻ nhỏ bị viêm amidan với triệu chứng sốt cao đau họng

Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan cha mẹ cần biết

Viêm amidan ở trẻ em là do đâu chắc hẳn là thắc mắc của rất các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm amidan cha mẹ cần biết để phòng tránh cũng như chăm sóc cho trẻ:

Trẻ viêm amidan do virus, vi khuẩn

Virus, vi khuẩn  là nguyên nhân chủ yếu gây ra các viêm nhiễm tại đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan. Theo các chuyên gia y tế, loại vi khuẩn gây viêm amidan hay gặp nhất chính là liên cầu nhóm A(Streptococcus pyogenes). Ngoài ra còn có một số chủng virus cũng dễ tấn công gây viêm amidan ở trẻ như virus cúm, Enteroviruses, Parainfluenza, Adenoviruses, Herpes simplex.

Sức đề kháng của trẻ còn yếu

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì hệ thống miễn dịch còn chưa hoàn thiện,sức đề kháng vẫn còn yếu khiến cho trẻ dễ bị các tác nhân từ bên ngoài tấn công gây bệnh. Khi đã bị bệnh, tình trạng bệnh chuyển biến rất phức tạp gây khó khăn cho quá trình điều trị dẫn đến  khả năng tái nhiễm là rất cao. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính là biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho trẻ.

Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ khiến cho thức ăn, mảng bám tích tụ lại bên trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công gây bệnh.

Trẻ khi còn nhỏ chưa tự mình ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng nên các bậc cha mẹ cần chủ động vệ sinh cho trẻ cũng như từ từ hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Từ đó tạo cho trẻ có thói quen đánh răng, súc miệng hàng ngày để đẩy lùi những yếu tố gây bệnh tại đường hô hấp.

Trẻ bị viêm A do thay đổi thời tiết

Chúng ta đều biết sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu nên chỉ cần thời tiết thay đổi nhẹ cũng có thể khiến các bé bị bệnh, nhất là các bệnh lý đường hô hấp. Do đó, nếu trẻ không được giữ ấm cẩn thận, đặc biệt là thời điểm giao mùa thì sẽ dễ bị cảm, ho. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm amidan ở trẻ nhỏ.

Xem thêm:

  • Trẻ thở khò khè: Điểm mặt nguyên nhân và cách xử lý
  • Viêm phổi ở trẻ nhỏ: Biến chứng nguy hiểm chớ chủ quan

Triệu chứng trẻ bị viêm amidan bố mẹ cần biết sớm

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết được viêm amidan ở trẻ em thông qua một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Đau rát cổ họng: Viêm nhiễm khiến cho cổ họng bị tổn thương nên bé thường cảm thấy đau rát họng và thường không chịu bú, ăn để không bị đau.
  • Nuốt khó, đau khi nuốt: Amidan khẩu cái nằm ngay phía sau cổ họng nên thức ăn muốn đi được xuống dạ dày, ruột thì buộc phải tiếp xúc với cơ quan này. Do amidan viêm, sưng lên nên mỗi lần nuốt thức ăn, nước bọt trẻ sẽ cảm thấy rất đau và khó nuốt.
  • Chán ăn, bỏ ăn: Họng đóng một vai trò rất quan trọng để đưa thức ăn xuống dạ dày nên khi amidan sưng do viêm sẽ khiến cho thức ăn bị vướng, trực tiếp cọ sát vào vị trí tổn thương khiến trẻ cảm thấy rất đau đớn. Do đó trẻ rất sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn và ăn ít hơn để đỡ đau.
  • Cổ họng sưng đỏ: Khi trẻ há miệng, cha mẹ hoàn toàn có thể quan sát thấy dấu hiệu sưng đỏ tại amidan.
  • Sốt cao: Viêm nhiễm nói chung đa phần đều làm tăng thân nhiệt gây sốt. Khi bị viêm amidan, trẻ sẽ sốt vài ngày và mức độ sốt nặng hay nhẹ sẽ tùy vào tình trạng viêm nhiễm hiện tại.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: Vi khuẩn gây viêm sinh sôi và phát triển trong khoang miệng khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân trẻ bị amidan to

Cổ họng khi ở trạng thái bình thường

Nguyên nhân trẻ bị amidan to

Cổ họng trẻ bị viêm amidan 2 bên sưng đỏ

Trẻ bị viêm amidan có nguy hiểm không

Viêm amidan ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển: Khi bị viêm amidan trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức ở cổ họng nên hay bỏ ăn để đỡ bị đau, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
  • Mắc các bệnh về răng miệng: Ổ viêm amidan không được điều trị sớm có thể lan sang khắp miệng và vùng mũi họng gây nên các bệnh lý về tai mũi họng, răng miệng.
  • Với những trẻ bị viêm amidan gây ra bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A thì có thể gây ra biến chứng suy tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu không được điều trị sớm.
  • Ngừng thở khi ngủ: Trường hợp amidan bị viêm, sưng quá to có thể gây chèn ép lên đường hô hấp khiến cho trẻ đột ngột ngừng thở khi ngủ. Đây là biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mà các bậc cha mẹ có con nhỏ cần lưu ý.

Cách chữa viêm amidan cho trẻ, chăm sóc trẻ bị viêm A

Khi trẻ bị viêm amidan, các bác sĩ sẽ cân nhắc  áp dụng một số phương pháp điều trị, thích hợp. Nếu trẻ có các dấu hiệu viêm amidan còn nhẹ, chưa có các triệu chứng thở gấp, thì cha mẹ có thể tham khảo một số cách chữa ngay tại nhà mà không cần dúng thuốc kháng sinh. Trường hợp viêm nặng, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có phác đồ điệu trị dứt điểm hiệu qua.

Dùng mẹo dân gian chữa viêm Amidan cho trẻ

Khi tình trạng bệnh mới ở giai đoạn đầu thì phụ huynh có thể khắc phục tại nhà cho bé bằng một số phương pháp dân gian dưới đây được chi sẻ và giúp mang lại hiệu quả khá tốt:

  • Súc miệng nước muối: Đây là cách chữa viêm amidan ở trẻ đơn giản nhất. Do nước muối có tính sát khuẩn tốt nên các bậc cha mẹ có thể dùng muối tinh pha loãng với nước ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng hàng ngày. Việc súc miệng súc họng bằng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng amidan, làm dịu cổ họng và giảm đau, giảm viêm, giúp trẻ ăn, uống dễ dàng hơn.
  • Giấm táo: Tương tự như nước muối, giấm táo cũng có khả năng sát khuẩn rất hiệu quả nên rất thích hợp để pha với nước làm dung dịch súc miệng hàng ngày cho trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng cách này để chữa viêm A cho trẻ: cho 1 thìa cafe giấm táo vào nước ấm cho bé uống hàng ngày. (Do giấp táo pha nước ấm có mùi khá nồng nên trẻ ngại khó uống, cha mẹ nên kiên trì và dỗ trẻ).
  • Hỗn hợp mật ong, chanh: Nước chanh chưa nhiều vitamin C, tăng cường miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn khá tốt bố mẹ có thể áp dụng. Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ 2 thìa mật ong và nước cốt nửa quả chanh, khuấy đều rồi cho trẻ uống sẽ giúp giảm viêm, sưng rất tốt. Lưu ý không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism trong mật ong.

Nguyên nhân trẻ bị amidan to

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối giúp giảm giảm đau giảm viêm khá tốt

Điều trị viêm A ở trẻ bằng thuốc Tây

Áp dụng cho những trường hợp trẻ bị viêm amidan cấp tính với mục đích giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Phổ biến là nhóm kháng sinh Beta Lactam và Macrolid để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Hay dùng nhất là Paracetamol với các biệt dược phổ biến như Hapacol, Efferalgan, Tylenol,… để giảm đau nhức cổ họng cũng như hạ sốt nếu có.
  • Dung dịch súc miệng như: Borat natri, Bicarbonat natri,…

Lưu ý: Khi dùng thuốc bố mẹ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để điều trị cho trẻ khi không có kiến thức về thuốc.

Phẫu thuật cắt amidan

Trường hợp trẻ bị viêm amidan cấp tính, các triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng thì có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên cắt amidan cho trẻ khi:

  • Viêm amidan tái phát trên 5 lần mỗi năm hoặc xuất hiện thường xuyên hơn 3 năm nay.
  • Viêm amidan mạn tính, điều trị bằng thuốc không đáp ứng khiến trẻ rất mệt mỏi, cổ họng đau nhức, hơi thở có mùi,…
  • Trẻ có áp xe amidan, viêm mũi, viêm thanh quản do biến chứng viêm amidan gây ra.
  • Trẻ mất tiếng, khó thở do amidan sưng quá to.
  • Đặc biệt, chỉ tiến hành phẫu thuật khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân trẻ bị amidan to

Phẫu thuật cắt Amidan cho trẻ nếu tình trạng viêm kéo dài tránh biến chứng

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm amidan ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên nắm rõ để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và khắc phục kịp thời.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thêm về bệnh lý viêm amidan ở trẻ nhỏ, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp trên Fanpage của Tổ hợpđể nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS!

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!