Nguyên tắc hoạt động là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hệ thống chính trị:
  • 2. Chức năng của hệ thống chính trị
  • 3. Nguyên tắcvận hành hệ thống chính trị:
  • 3.1 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:
  • 3.2 Ủy quyền có điều kiện và có thời hạn:
  • 3.3 Nguyên tắc dân chủ:
  • 3.4 Nguyên tắc thống nhất và phân quyền:
  • 4. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị:
  • 5. Các quan hệ chính trị:

NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Khái niệm hệ thống chính trị:

Liên quan đến vấn đề này có nhiều quan niệm khác nhau:

Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị của xã hội được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý nhằm thực hiện quyền lực chính trị của xã hội đó. Hệ thống này bao gồm Nhà nước, các Chính đảng, các Nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị khác - trong đó Nhà nước là yếu tố cơ bản, trung tâm.

Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội.

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm nhà nước, các đảng chính trị, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau nhằm tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể cầm quyền.

2. Chức năng của hệ thống chính trị

- Hệ thống chính trị chính là cơ chế thực thi quyền lực thống trị của giai cấp cầm quyền; là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội.

- Quyền làm chủ của nhân dân lao động được thực hiện thông qua hệ thống chính trị. Xét theo khía cạnh này, hệ thống chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa về bản chất là thống nhất. Trong hệ thống chính trị ở nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.

3. Nguyên tắcvận hành hệ thống chính trị:

Mỗi hệ thống chính trịcó những nguyên tắc và cơ chế vận hành riêng. Dựa trên những nguyên tắc này mà các quan hệ, hành vi chính trị được định hướng và tạo thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống. Cũng cần nói thêm rằng giữa "nguyên tắc" và "cơ chế" không có những bức trường thành ngăn cách. Nói cách khác giới hạn giữa các khái niệm đó chỉ là tương đối.

Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới phổ biến một số nguyên tắc sau:

3.1 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:

Từ nguyên tắc này, phát sinh một loạt các nguyên tắc sinh hoạt và ứng xử chính trị khác liên quan đến việc đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

3.2 Ủy quyền có điều kiện và có thời hạn:

Nguyên tắc này xác định ai là người có thể được ủy quyền và ủy quyền trong bao lâu. Để đảm bảo nguyên tắc này phải xây dựng thể chế bầu cử bao gồm lựa chọn các ứng viên, thể thức bầu cử và thủ tục truất quyền khi cần thiết.

Do trong xã hội có các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm và từng con người khác nhau với những định hướng giá trị chính trị khác nhau nên ý kiến về các vấn đề đều có thể khác nhau. Vì vậy để đảm bảo điều hòa những khác biệt đó phải có nguyên tắc đồng thuận xã hội, tức là:

3.3 Nguyên tắc dân chủ:

Nguyên tắc này thực chất là tạo các điều kiện kinh tế - xã hội và pháp lý để dân tham gia ngày càng nhiều và thực chất vào công việc nhà nước, tự quyết định vận mệnh của mình thông qua nhà nước, bằng nhà nước.

Những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này là:

[1] Công khai các hoạt động của nhà nước.

[2] Tạo điều kiện để dân tiếp cận thông tin.

[3] Tạo điều kiện để dân bày tỏ nguyện vọng [dân chủ trực tiếp, gián tiếp].

[4] Bầu cử tự do để nhân dân lựa chọn các đại biểu và thể hiện ý chí, phải hỏi dân khi quyết định những vấn đề quan trọng.

[5] Thiểu số phục tùng quyết định của đa số, đa số tôn trọng và bảo vệ thiểu số.

3.4 Nguyên tắc thống nhất và phân quyền:

Đây là hai mặt của một vấn đề trong đời sống chính trị. Không có thống nhất và tập trung quyền lực đủ mức thì sẽ không có quyền lực chính trị hoặc quyền lực nhà nước và sẽ không có quyền để phân chia [hoặc phân công]; không có thống nhất thì không còn quyền lực nhà nước [tức là chỉ còn quyền lực tập đoàn hoặc quyền lực cát cứ].

Sự thống nhất quyền lực nhà nước thể hiện:

[1] Xã hội công dân thống nhất, trên đó xây dựng nhà nước;

[2] Lãnh thổ quốc gia dân tộc thống nhất;

[3] Ý chí nhân dân được tổng hợp lại thành những văn bản [khế ước] có tính pháp lý hợp pháp [hiến pháp và pháp luật...] từ đây xây dựng những thể chế quyền lực thống nhất [cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan xét xử cao nhất...].

Tuy nhiên, những nguyên tắc này dù có tính hiến định hoặc pháp định nhưng về thực chất chúng được áp dụng trong thực tiễn là rất khác nhau. Ở nhiều nước, những nguyên tắc này vẫn là những mục tiêu cần vươn tới.

[4] Thống nhất bởi đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền chi phối hệ thống chính trị bằng các phương thức chính trị như ảnh hưởng cương lĩnh, đường lối, nêu gương, tổ chức, vận động giáo dục...

Trên cơ sở những thống nhất trên đây, mà biểu hiện ra là tính đồng thuận, tính thỏa hiệp xã hội, sẽ thực hiện sự phân quyền. Sự phân quyền mà sắc thái và các cấp độ của nó được các tác giả mô tả và nhấn mạnh rất khác nhau như "phân chia" "phân công" "phân quyền" "phân cấp" "tản quyền" v.v... đều muốn nói đến giao cho các chủ thể khác nhau theo chiều ngang [Trung ương - Trung ương] hay theo chiều dọc [Trung ương - địa phương] những nhiệm vụ có tính chức năng của nhà nước [chức năng chính trị hoặc xã hội].

Vì vậy phân quyền là một biểu hiện tất yếu của quá trình thực thi quyền lực nhà nước trong tính phức tạp, đa dạng, trong trạng thái vận động của nó. Không có sự phân quyền, trong điều kiện xã hội hiện đại, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước sẽ không được thực thi.

4. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị:

Cơ chế tổng hợp các phương thức vận hành của hệ thống chính trị. Cơ chế vừa phản ánh bản chất chế độ chính trị vừa chi phối các hoạt động của hệ thống. Có 3 cơ chế cơ bản sau:

[1] Cơ chế mệnh lệnh cưỡng bức.

[2] Cơ chế thể chế.

[3] Cơ chế tư vấn.

Ba cơ chế này có thể được vận hành đồng thời, có thể riêng biệt tùy theo các quan hệ giữa chủ thể chính trị và đối tượng chịu tác động của quyền lực chính trị. Các cơ chế thể hiện được trình độ thuần thục của hệ thống và sự trưởng thành về văn hóa chính trị.

5. Các quan hệ chính trị:

Trong hệ thống chính trị có nhiều loại quan hệ. Loại thứ nhất loại quan hệ chính trị trong đời sống chính trị, những quan hệ này đan xen, đa dạng, nhiều tầng, nhiều chiều, trực tiếp và gián tiếp. Những quan hệ này thực chất là nền tảng xã hội và môi trường văn hóa của hoạt động chính trị. Những quan hệ chính trị cấu thành hệ thống khi chúng được xác định và có vai trò trực tiếp duy trì sự tồn tại và hoạt động của hệ thống chính trị. Các quan hệ đó có thể được xếp như sau:

[1] Quan hệ các chủ thể quản lý [quyền lực] và đối tượng của quản lý [quyền lực];

[2] Quan hệ theo chiều ngang của hệ thống: Giữa các thể chế cấp Trung ương với cấp Trung ương. Ví dụ giữa các cơ quan lập pháp tối cao [Quốc hội] hành chính tối cao [Chính phủ] và tư pháp, tối cao [Tòa án tối cao], quan hệ giữa các chủ thể chính trị trong hệ thống;

[3] Quan hệ giữa các cơ quan quyền lực Trung ương với các cơ quan quyền lực địa phương và cơ sở [theo chiều dọc];

[4] Quan hệ hệ thống chính trị của một quốc gia với các hệ thống chính trị bên ngoài.

Quan hệ chính trị là yếu tố kết nối các bộ phận chức năng, các cấu trúc của hệ thống chính trị.

Vai trò đặc biệt của các quan hệ chính trị là ở chỗ nó biểu đạt cân bằng lợi ích, sự trung lập, trạng thái thực tế chấp nhận được giữa các lợi ích, các nhóm, các giai cấp, các dân tộc trong một hệ thống quyền lực công cộng và nhân danh quyền lực công cộng để bảo vệ, duy trì sự cân bằng ấy.

Nhiều ý kiến còn cho rằng, hệ thống chính trị còn bao gồm cả các thể chế văn hóa chính trị. Ở đây, vấn đề không phải là văn hóa chính trị nói chung mà là một hệ giá trị và kiểu mẫu quan hệ, hành vi, tạo thành tiểu hệ thống điều tiết. Đó là các chuẩn mực, các tiêu chí chính trị, các quyền, truyền thống chính trị, đạo đức, nghi thức chính trị. Tiểu hệ thống này điều tiết quan hệ, hành vi, hoạt động chính trị của cá nhân, nhà nước,... theo yêu cầu phát triển kiểu này hay kiểu khác của hệ thống chính trị. Như trên đã nói, tiểu hệ thống này cho phép xác định bản chất của hệ thống chính trị, các thời đại chính trị khác nhau.

Cần lưu ý là hệ thống chính trị ở mỗi nước khác nhau có thể có những mô hình, cấu trúc, vận hành khác nhau. Ở một số nước vấn đề tôn giáo rất đặc biệt, nhưng ở nhiều nước khác thì không đến mức như vậy. Vì thế về hệ thống chính trị không những có những quan niệm khác nhau mà còn có cách tổ chức và vận hành khác nhau. Mặc dù vậy, vấn đề hệ thống chính trị vẫn bị chi phối bởi những quy luật chung, có tính phổ biến, nếu không tuân thủ những yếu tố đó không thể hiểu các hệ thống chính trị cụ thể được.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề