Nhà của đường xã công trình công cộng thuộc loại mới trường nào

17:10 - 01/02/2021

Đất công cộng đô thị là gì? Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm những loại đất nào? Quy định về đất quy hoạch công trình công cộng hiện nay.

Đất công trình công cộng là gì?

Đất sử dụng vào mục đích công cộng là gì? Đất công trình công cộng là đất công được dùng để xây dựng công trình, hệ thống hạ tầng nhằm phục vụ cộng đồng, cụ thể đất công trình công cộng bao gồm các mục đích sau:

- Đất để xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng;

Đất công trình công cộng là gì?

- Đất xây dựng nhà máy điện, trạm biến thế điện, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, đài khí tượng thủy văn, các trạm quan trắc phục vụ nghiên cứu và dịch vụ công cộng, công trình thủy lợi, bến tàu, bến xe, bến phà, sân ga, vườn quốc gia, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở huấn luyện, tập luyện thể dục, thể thao, cơ sở phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, trung tâm dạy nghề, công trình văn hóa, tượng đài, bia tưởng niệm, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, trung tâm cai nghiện ma túy, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm, nghĩa trang, nghĩa địa, khu xử lý chất thải, bãi rác.

- Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn; đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đất xây dựng công trình hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên; đất trạm điện; đất hồ, đập thủy điện; đất xây dựng nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Công trình công cộng thuộc sở hữu của Nhà nước, được Nhà nước đầu tư xây dựng bằng ngân sách quốc gia hay sử dụng nguồn vay của Chính phủ. Cá nhân hoặc tổ chức muốn sở hữu phải có văn bản từ Nhà nước.

Đất công cộng đô thị là gì?

Đất công cộng cấp đô thị chính là đất công cộng ở trong khu đô thị để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân trong khu đô thị đó. Bao gồm đất để xây dựng chợ dân sinh, trường học, bệnh viện, làm không gian xanh,…

Hệ thống công trình công cộng trong các khu đô thị mới có 3 kiểu bố trí:

- Công trình công cộng đứng độc lập: Những công trình này thường có chức năng phục vụ rõ ràng như khách sạn, siêu thị, bưu điện, bể bơi, câu lạc bộ, nhà văn hoá, chợ, các công trình hạ tầng xã hội... bố trí dọc theo các trục đường chính, tạo điểm nhấn.

Đất công cộng đô thị là gì?

- Công trình công cộng kết hợp ở tầng 1 và 2 của nhà cao tầng: Thường là văn phòng, dịch vụ buôn bán nhỏ, siêu thị nhỏ, trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm phục vụ trực tiếp tại chỗ;

- Loại hỗn hợp: Loại tổ hợp đa chức năng các công trình phục vụ công cộng vào trong một công trình lớn. Hiện nay hầu như chưa có loại hình này trong các khu đô thị mới tại Hà Nội. Đây là một loại hình mới cần thiết nghiên cứu và đầu tư bởi nó có nhiều ưu điểm như tiết kiệm quỹ đất, nhóm các công trình có cùng chức năng để thuận lợi cho việc sử dụng, quản lý khai thác. Loại hỗn hợp này thường áp dụng cho các khu đô thị mới có quy mô trung bình để đảm bảo bán kính phục vụ.

Tìm hiểu thêm những quy định về khu đô thị mới là gì chi tiết trên ancu.me.

Đất công trình công cộng đơn vị ở là gì?

Đất xây dựng công trình công cộng cấp đơn vị ở là đất xây dựng các công trình y tế, văn hóa, dịch vụ, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở như siêu thị, chợ, bưu điện, thư viện, trạm y tế, cửa hàng, nhà văn hóa, trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở,...

Quy định về đất công trình công cộng

- Sử dụng đất công trình công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó phân định rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.

Những quy định về đất công trình công cộng

- Đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 của Luật này; có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 56 của Luật này.

- Chỉ Nhà nước được quyền giao cho nhà đầu tư quản lý diện tích đất công cộng để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao [BT]. Hoặc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng, đất công trình công cộng có mục đích kinh doanh, chuyển giao [BOT] và các hình thức khác theo quy định Luật Đầu tư.

Đất quy hoạch công trình công cộng có được cấp phép xây dựng?

Khi mua đất công trình công cộng như trồng cây lâu năm mà muốn chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì cần được phép từ Nhà nước có thẩm quyền. 

Nếu đã xin phép mà đất xây dựng công trình công cộng không được phép chuyển mục đích sử dụng hay xây dựng nhà ở thì người mua chỉ có thể sử dụng với mục đích ban đầu là trồng cây lâu năm theo thời gian quy hoạch.

Khi mua đất quy hoạch công trình công cộng có bị thu hồi không?

Quy hoạch đất công trình công cộng không có nghĩa là quyền sử dụng đất thuộc vào khu quy hoạch, cần dựa vào mục đích sử dụng đất công cộng phục vụ phát triển quốc phòng hay kinh tế xã hội, nhưng phần lớn khả năng sẽ bị thu hồi đất.

Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về định nghĩa đất công cộng đô thị là gì và quy định về đất công trình công cộng theo luật hiện nay. Đừng quên xem thêm nhiều thông tin luật nhà đất khác cùng các hướng dẫn chi tiết trên ancu.me.

Xem thêm: Các quy định về quyền sử dụng và quản lý khu công nghệ cao.

17:10 - 13/09/2019

Xem thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình dân dụng nhà ở, công cộng, hạ tầng kỹ thuật, công nông nghiệp, giao thông, quốc phòng an ninh.

I. Phân loại và phân cấp các công trình xây dựng

Sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Hiện nay, các công trình xây dựng được phần chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên công năng sử dụng và phân cấp công trình xây dựng là gì, tiêu chuẩn áp dụng đối với từng loại công trình.

Cách phân loại công trình xây dựng

Có mấy loại, bao nhiêu loại công trình xây dựng? Việc phân loại các công trình xây dựng hiện nay căn cứ theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Cách phân loại công trình trong xây dựng cơ bản sẽ phân loại công trình theo công năng sử dụng và theo cấp.

Cụ thể tại Điều 8 quy định về phân loại nhóm công trình xây dựng theo công năng sử dụng bao gồm:

  1. Các công trình dân dụng;
  2. Các công trình công nghiệp;
  3. Các công trình giao thông;
  4. Các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  5. Các công trình hạ tầng kỹ thuật;
  6. Các công trình quốc phòng, an ninh.

Các loại công trình xây dựng hiện nay

Ngoài ra, đối với những công trình xây dựng không được phân loại theo quy định thì Bộ Xây dựng [BXD] sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình xây dựng đó.

Lưu ý: một dự án đầu tư xây dựng có thể có nhiều loại công trình nếu như chúng có nhiều hạng mục xây dựng khác nhau về công năng sử dụng.

Phân loại các cấp công trình xây dựng

Mục đích, ý nghĩa phân loại cấp công trình xây dựng

Phân bậc, phân nhóm hay phân cấp công trình thể hiện tầm quan trọng về kinh tế, xã hội của công trình và mức độ an toàn cho người và tài sản trong suốt thời gian vận hành, khai thác sử dụng công trình. Việc phân loại cấp công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hoạt động sau:

  • Quản lý phân hạng năng lực của chủ thể giam gia xây dựng như: công trình cấp 4 có hay không cần chứng chỉ năng lực hành nghề, công trình cấp 1 cần chứng chỉ năng lực gì…
  • Yêu cầu về cấp công trình sẽ phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và số bước thiết kế như: công trình cấp 1, 2 thiết kế mấy bước, tiêu chuẩn xây dựng công trình dân dụng...
  • Xác định trách nhiệm thẩm định thiết kế, nghiệm thu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng
  • Quản lý chi phí đầu tư và hợp đồng xây dựng
  • Xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
  • Quy định về thời hạn bảo hành và quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
  • Quy định về phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng

Quy định tiêu chuẩn về phân cấp công trình xây dựng

Cấp công trình là gì? luật xây dựng mới nhất hiện nay quy định về cấp công trình xây dựng cơ bản thực hiện theo nguyên tắc sau quy định tại Điều 2 thông tư Bộ Xây dựng về phân cấp công trình xây dựng 2016 là văn bản thông tư 03/2016/tt-bxd [thông tư 03 2016 tt bxd].

Nội dung Điều 2 tt03/2016 BXD xác định các nguyên tắc, tiêu chí phân cấp công trình xây dựng:

“1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:

a] Quy mô công suất, tầm quan trọng: áp dụng cho từng công trình hoặc dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình quy định tại Khoản 3 Điều này được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 1 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại Điểm b Khoản này.

b] Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho từng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, được xác định theo Phụ lục 2 Thông tư này."

Theo quy định về phân loại các cấp công trình xây dựng sẽ căn cứ vào quy mô, kết cấu công trình xây dựng và tầm quan trọng. Trong đó:

- Phân cấp công trình dựa vào tầm quan trọng sẽ là dựa trên mức độ ảnh hưởng của công trình đó đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có sự cố; hoặc ảnh hưởng của công trình đó trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.

- Cấp công trình được xác định phải căn cứ vào các yêu cầu sau:

  • Mức độ an toàn cho người và tài sản;
  • Độ bền, tuổi thọ công trình trong suốt niên hạn sử dụng, chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học;
  • Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn bậc chịu lửa của công trình cho phép.
  • Công trình xây dựng có mấy cấp?

Các loại cấp công trình xây dựng và niên hạn sử dụng

Công trình xây dựng có bao nhiêu cấp? Căn cứ theo quy định về tiêu chí phân cấp công trình đối với từng loại công trình sẽ khác nhau nhưng mỗi loại công trình được chia thành 5 cấp và tính theo độ bền vững để xác định thời gian sử dụng công trình bao gồm:

  1. Phân cấp công trình cấp đặc biệt: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
  2. Phân cấp công trình xây dựng cấp 1 [I]: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
  3. Phân cấp công trình xây dựng cấp 2 [II]: Niên hạn sử dụng từ 50 - 100 năm;
  4. Phân cấp công trình xây dựng cấp 3 [III]: Niên hạn sử dụng từ 20 - dưới 50 năm;
  5. Phân cấp công trình xây dựng cấp 4 [IV]: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Trong đó, mỗi loại công trình xây dựng sẽ có những tiêu chí phân cấp riêng biệt theo từng nhóm chỉ số và khi công trình được thẩm định dựa trên các tiêu chí đó nếu đạt ở nhóm nào sẽ là công trình cấp đó.

Ví dụ: Công trình dân dụng là công trình giáo dục - xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo sẽ phân cấp dựa vào tiêu chí tổng số trẻ toàn trường nếu:

+ Số trẻ ≥ 100: Công trình cấp II

+ Số trẻ < 100 Công trình cấp III

II. Quy định phân cấp các loại công trình theo quy mô công suất, tầm quan trọng

Phân cấp công trình biệt thự, khách sạn, san nền, sửa chữa, trạm y tế xã, trường học, công trình văn hóa, viễn thông, năng lượng, thủy lợi, kè chung cư, nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng hay 5, 6, 7 tầng và cao tầng thuộc công trình cấp mấy?

Để hiểu được công trình xây dựng thuộc cấp mấy sẽ dựa theo bảng tiêu chuẩn phân cấp công trình xây dựng cụ thể theo từng loại công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, nông nghiệp - phát triển nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng cụ thể theo phụ lục 01, 02 của thông tư số 03/2016/tt-BXD pdf về phân loại và phân cấp công trình xây dựng.

1. Phân loại và phân cấp công trình dân dụng

Định nghĩa, khái niệm công trình dân dụng là gì?

Công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng. Tùy theo công năng và mục đích sử dụng chuyên biệt, nhà và công trình công cộng mà phần thành các loại hạng mục công trình dân dụng sau:

  • Công trình giáo dục: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, THCS, THPT, PT nhiều cấp, đại học, cao đẳng, dạy nghề, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật.
  • Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, trung tâm thí nghiệm sinh học.
  • Công trình thể thao: Sân vận động, thị đấu ngoài trời, sân gôn, bể bơi, thể thao ngoài trời
  • Công trình văn hóa: trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, nhà hát, công trình tập trung đông người, rạp xiếc, chiếu phim, bảng tàng, thư viện, nhà trưng bày, triển lãm.
  • Công trình thương mại và dịch vụ: chợ
  • Nhà ga; 
  • Công trình thông tin liên lạc, viễn thông;
  • Công trình dịch vụ công cộng; 
  • Văn phòng, trụ sở cơ quan;
  • Các công trình công cộng khác.

Tham khảo: Quy chế, mẫu hợp đồng giao khoán xây dựng, nhân công mới nhất.

Quy định phân cấp công trình xây dựng dân dụng

Những công trình dân dụng sẽ bao gồm các công trình nhỏ và có những tiêu chí được quy định tiêu chí để phân cấp công trình dân dụng nhà ở, y tế… theo các cấp công trình dân dụng đặt biệt, cấp 1, 2, 3, 4 hay công trình dân dụng hạng đặc biệt, hạng 1, 2, 3, 4.

Quy định về phân cấp công trình xây dựng dân dụng hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.1 Phân cấp công trình dân dụng - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD:

Bảng phân cấp các công trình xây dựng dân dụng

2. Phân loại, cấp công trình công nghiệp

Công trình công nghiệp là gì?

- Công trình công nghiệp hay công trình xây dựng công nghiệp là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bao gồm có:

  • Nhà [xưởng] sản xuất;
  • Nhà điều hành sản xuất;
  • Công trình phục vụ sản xuất: y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập, văn hóa, dịch vụ, kho tàng, giao thông…
  • Công trình kỹ thuật: điện, cấp - thoát nước, thông gió, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy...

- Công trình công nghiệp được phân loại theo ngành sản xuất, bao gồm các ngành nghề sau:  

  • Công trình sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Công trình khai thác than, quặng; 
  • Công trình khai thác và chế biến dầu khí;
  • Công trình sản xuất công nghiệp nặng;
  • Công trình sản xuất công nghiệp nhẹ;
  • Công trình chế biến thuỷ sản;
  • Các công trình công nghiệp khác.

Quy định phân cấp công trình xây dựng công nghiệp

Các loại công trình công nghiệp sẽ bao gồm các công trình nhỏ và có những tiêu chí được quy định tiêu chí để phân cấp công trình công nghiệp cấp đặt biệt, cấp 1, 2, 3, 4 khác nhau.

Xác định cấp công trình công nghiệp cấp 1, 2, 3, 4 là gì sẽ căn cứ vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.2 Phân cấp công trình công nghiệp - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD.

Bảng phân cấp công trình công nghiệp mới nhất

3. Phân loại, cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật 

Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

  • Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch, trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp.
  • Công trình thoát nước: Hồ điều hòa, Trạm bơm nước mưa, công trình xử lý và trạm bơm nước thải, xử lý bùn.
  • Công trình xử lý chất thải rắn
  • Hệ thống chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh
  • Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng
  • Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị

Quy định cách phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Để xác định cấp công trình hạ tầng kỹ thuật hiện nay sẽ căn cứ vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.3 Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD bao gồm: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp 1, 2, 3, 4 theo các tiêu chí phân cấp riêng đối từng loại công trình.

Bảng phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

4. Phân loại, phân cấp công trình giao thông

Công trình giao thông là gì?

Theo phân loại công trình xây dựng thì công trình:

  • Công trình đường bộ,
  • Công trình sắt
  • Công trình cầu
  • Công trình hầm
  • Công trình đường thủy nội địa
  • Công trình hàng hải
  • Công trình hàng không.

Quy định cách xác định cấp công trình giao thông mới nhất

Mỗi loại công trình giao thông sẽ bao gồm các công trình nhỏ và có những tiêu chí được quy định tiêu chí để phân cấp công trình giao thông cấp đặt biệt, cấp 1, 2, 3, 4 khác nhau.

Xác định cấp công trình giao thông cấp 1, 2, 3, 4 là gì sẽ căn cứ vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.4 - Bảng phân cấp công trình giao thông - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD bao gồm các tiêu chuẩn loại cấp công trình giao thông từ phân cấp công trình đường giao thông đường bộ, sắt, cầu...

Bảng phân cấp công trình giao thông hiện hành

5. Phân loại, phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phân loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Công trình NN&PTNT được phân chia thành:

  • Công trình thủy lợi: cấp và tiêu thoát nước, hồ chứa, cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác.
  • Công trình đê điều [phân cấp công trình kè]

Phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Quy định phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn có 5 cấp từ đặc biệt đến cấp 1, 2, 3, 4 phân theo tiêu chí diện tích hoặc dung tích, lưu lượng.

Đặc biệt việc xác định phân cấp công trình đê điều sẽ không theo quy định phân cấp công trình xây dựng tại TT 03/2016 bxd mà sẽ dựa theo: Quyết định phân cấp của Bộ NN&PTNT tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 113/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đê Điều.

Đối với phân cấp công trình NN&PTNT là các công trình thủy thực hiện theo quy định tại Bảng 1.5 - Bảng phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD.

Bảng phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

6. Quy định phân cấp công trình quốc phòng, an ninh

Việc phân cấp công trình an ninh, quốc phòng [ANQP] xác định tương tự như đối với các các công trình xây dựng [dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp và phát triển nông thôn]. Tuy nhiên trong trường hợp công trình xây dựng ANQP đặc thù, thì cấp công trình này sẽ do các Bộ Công An hoặc Bộ Quốc Phòng quy định.

III. Quy định phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu

Đối với quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu sẽ theo quy định tại Phụ lục 02 Thông tư 03/2016/tt-bxd.

Cách phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu sẽ gồm có:

  • Nhà, Kết cấu dạng nhà;
  • Công trình nhiều tầng có sàn
  • Kết cấu nhịp lớn dạng khung
  • Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông
  • Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong công trình Hạ tầng kỹ thuật
  • Tuyến cáp treo vận chuyển người
  • Kết cấu dạng bể chứa, si lô
  • Cầu [trong công trình giao thông]
  • Hầm [hầm giao thông đường bộ, đường sắt; hầm thủy lợi, hầm thủy điện...]
  • Tường chắn
  • Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác
  • Tuyến ống/cống
  • Phân cấp công trình cảng biển
  • Cảng đường thủy nội địa
  • Âu tàu

Và các kết cấu có quy mô nhỏ lẻ khác: tường rào, hàng rào, lan can bảo vệ, khối xây gạch/đá/bê tông…

Dưới đây là bảng phân loại công trình xây dựng theo quy mô kết cấu phụ lục 02 của thông tư 03/2016/TT-BXD:

Bảng phân loại công trình xây dựng theo quy mô kết cấu

Thông tư 07/2019/TT-BXD Bộ Xây dựng có bổ sung, sửa đổi một số quy định ở Thông tư 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Bạn có thể xem chi tiết tại đây.

Trên đây là toàn bộ các quy định về phân loại và phân cấp công trình xây dựng từ năm 2016, 2017, 2018, 2019 theo văn bản pháp luật hiện hành, hy vọng với những quy định sẽ giúp người dùng xác định được loại công trình xây dựng thuộc cấp mấy, xác định thời hạn sử dụng công trình, bảo hành, bảo trì...

Xem thêm quy chế Đất dịch vụ là gì để nắm rõ được quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia giao dịch bất động sản.

Video liên quan

Chủ Đề