Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh theo ngành

Ảnh minh họa. [Nguồn: baochinhphu.vn]

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định quy định tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh và công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc ban hành Nghị định giúp tạo khung pháp lý nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của nhà nước đối với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.

Tạo khung pháp lý

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp tình hình thực hiện Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp cho thấy, việc thực hiện các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng an ninh vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trên thực tiễn.

Vì vậy, việc rà soát, xây dựng Nghị định thay thế các nội dung liên quan đến tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng an ninh quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP là cần thiết nhằm khắc phục những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn triển khai.

Bố cục dự thảo Nghị định gồm 4 Chương, 16 Điều và 1 Phụ lục về danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn phục vụ quốc phòng an ninh do doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh thực hiện quy định 11 nhóm lĩnh vực cụ thể.

So với Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh và công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước có một số nội dung mới.

Cụ thể, về đối tượng được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, dự thảo Nghị định bổ sung thêm đối tượng doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng an ninh bao gồm: công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã từng được công nhận, công nhận lại là doanh nghiệp quốc phòng an ninh theo các quy định của các giai đoạn trước [điểm b khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định].

[Quy định mới về việc xây dựng các Khu kinh tế-quốc phòng]

Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh khi đáp ứng các điều kiện gồm: thứ nhất, là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Hoặc, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp; do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

Cùng đó, được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc,thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên hoặc đột xuất. Đồng thời, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng để đảm bảo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, phù hợp với quy định của pháp luật [quy định tại Điều 4 dự thảo Nghị định].

Đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, về chính sách đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng quy định tại dự thảo Nghị định, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn tại doanh nghiệp.

Do vậy, các chính sách quy định cho doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh được rà soát, xây dựng đảm bảo không xung đột với nguyên tắc nhất quán của Luật Doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; không tác động đến lợi ích, thiệt hại của cổ đông nhà nước cũng như cổ đông ngoài nhà nước tại doanh nghiệp.

Căn cứ nguyên tắc trên, để xử lý các chi phí đặc thù của doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh khi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp, dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được xác định là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản chi phí.

Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện tách bạch giữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thông thường và nhiệm vụ quốc phòng an ninh do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp, dự thảo Nghị định quy định: "Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh; giá, đơn giá hoặc chi phí để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính."

Về công bố thông tin đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng là doanh nghiệp nhà nước, dự thảo Nghị định quy định điều chỉnh nội dung tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp./.

Thúy Hiền [TTXVN/Vietnam+]

Quản lý theo lãnh thổ [Management by territory] là gì? Quản lý theo lãnh thổ tiếng Anh là gì? Sự cần thiết phải thực hiện quản lý kinh tế theo lãnh thổ? Nội dung quản lý theo lãnh thổ? Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ?

Các đơn vị kinh tế phân bổ trên cùng một địa bàn lãnh thổ [có thể cùng một ngành hoặc không cùng ngành] có nhiều mối quan hệ. Chính vì giữa các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ có nhiều mối quan hệ như trên nên đòi hỏi phải có sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động của chúng để đảm bảo một cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lí và hoạt động kinh tế có hiệu quả trên địa bàn lãnh thổ.

1. Quản lý theo lãnh thổ là gì?

Quản lý theo lãnh thổ là Quản lý nhà nước theo địa giới hành chính bao gồm tất các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia, quốc phòng và tất cả các cư dân sống trên lãnh thổ, thường được dùng song song và phân biệt với quản lý theo ngành.

Quản lý theo lãnh thổ tiếng Anh là: “Management by territory”.

2. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý kinh tế theo lãnh thổ:

Các đơn vị kinh tế phân bổ trên cùng một địa bàn lãnh thổ [có thể cùng một ngành hoặc không cùng ngành] có nhiều mối quan hệ. Có thể kể đến các mối quan hệ chủ yếu sau:

– Mối quan hệ về việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau.

– Sự hợp tác và liên kết với nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có trên địa bàn lãnh thổ. Cụ thể:

+ Trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên [khoáng sản, lâm sản, hải sản,…]

+ Khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên [ như đất đai, thời tiết, sông hồ, bờ biển, thềm lục địa…]

+ Sử dụng nguồn nhân lực và ngành

+ Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái

+ Sử dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật [giao thông, cung ứng điện nước, bưu chính viễn thông…]

Chính vì giữa các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ có nhiều mối quan hệ như trên nên đòi hỏi phải có sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động của chúng để đảm bảo một cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lý và hoạt động kinh tế có hiệu quả trên địa bàn lãnh thổ.

3. Nội dung quản lý theo lãnh thổ:

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ [ không phân biệt kinh tế Trung Ương, kinh tế địa phương, các thành phần kinh tế khác nhau] nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lí và có hiệu quả.

– Điều hòa, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị kinh tế trên lãnh thổ nhằm tận dụng tối đa và sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực sẵn có tại địa phương.

– Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của từng vùng lãnh thổ bao gồm: hệ thống giao thông vận tải; cung ứng điện năng; cấp thoát nước; đường sá, cầu cống; hệ thống thông tin liên lạc….để phục vụ chung cho cả cộng đồng kinh tế trên lãnh thổ.

– Thực hiện công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn lãnh thổ.

– Thực hiện sự phân bố các cơ sở sản xuất trên địa bàn lãnh thổ một cách hợp lý và phù hợp với lợi ích quốc gia.

– Quản lý, kiểm soát việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia trên địa bàn lãnh thổ.

– Quản lý, kiểm soát việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn lãnh thổ.

4. Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ:

4.1. Cơ sở của nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ:

Cơ sở pháp lý

Đất nước ta thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước, theo phương hướng:

– Xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp.

– Tăng cường bộ máy của nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt chức năng quản lý hành chính – kinh tế với quản lý sản xuất – kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội.

Cơ sở khoa học

Xuất phát từ 2 xu hướng khách quan của nền sản xuất xã hội:

– Tính chuyên môn hóa theo ngành [với việc hình thành các cơ sở sản xuất chuyên môn một hoặc một số loại sản phẩm nhất định..]

– Sự phân bố sản xuất theo địa phương và vùng lãnh thổ [ như việc hình thành các vùng, khu kinh tế trọng điểm như Trung Du miền núi Bắc Bộ. Bắc Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ…]

Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế – kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau. Có sự phân chia các hoạt động theo ngành tất yếu dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý theo ngành.

Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế- kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức, quy mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa hay một vùng lãnh thổ.

Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước. Quản lý theo địa giới hành chính ở nước ta được thực hiện ở bốn cấp:

– Cấp Trung ương [cấp nhà nước]

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

– Xã, phường, thị trấn.

Như vậy để đảm bảo việc thống nhất trong quản lí và hoạt động cần phải kết hợp quản lí theo ngành với lãnh thổ.

4.2. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:

Khái niệm

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế.

Cả hai chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ. Sự kết hợp này sẽ tránh được tư tưởng bản vị của bộ, ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương.

Theo đó, Bộ chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủy ban nhân dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địa phương. Từ đó, dẫn đến tình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả thấp.

Nội dung kết hợp quản lý

Sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:

– Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

Có nghĩa là: các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành [Bộ] đồng thời nó cũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương trong một số nội dung theo chế độ quy định.

– Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, không trùng lặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

– Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản hiệp quản, tham quản với cơ quan nhà nước thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của Nhà nước.

Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch.

Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưng có sự thương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc với nhau.

Tham quản là việc quản lý , ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ý kiến của bên kia.

Sự cần thiết phải kết hợp quản lí theo ngành với lãnh thổ

Nhằm đảm bảo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong nền kinh tế quốc dân. Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế -kĩ thuật nằm trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau cũng đều chịu sự quản lý nhà nước theo ngành của các bộ [trung ương] và của các cơ sở chuyên môn [ở địa phương].

Trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của luật pháp, quản lý theo ngành bảo đảm cơ cấu ngành phát triển hợp lý trong phạm vi cả nước và có hiệu quả nhất. Các đơn vị kinh tế nằm trên một đơn vị hành chính – lãnh thổ cũng chịu sự quản lý nhà nước theo lãnh thổ của chính phủ Trung Ương trên tổng thể, và của chính quyền địa phương các cấp theo quy định phân cấp của luật pháp.

Trong cơ cấu quyền lực và phân công trách nhiệm quản lý hành chính – nhà nước, chính phủ quản lý thống nhất các ngành và các đơn vị lãnh thổ; chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm quản lí kinh tế – xã hội trên địa bàn lãnh thổ, đại biểu cho quyền lợi nhân dân ở địa phương; đồng thời là một bộ phận của quyền lực nhà nước thống nhất ở địa phương, là người đại diện cho nhà nước [Trung ương] ở địa phương.

Vì những lý do đó nên nhất thiết phải kết hợp hai mặt: quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lý, các quy định về phân công, phân cấp và xây dựng nội dung và mức độ thống nhất quản lý ngành cho từng ngành theo:

– Đặc điểm ngành

– Nội dung và mức độ quản lý theo lãnh thổ.

– Nội dung, mức độ kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, nhằm phát huy cao độ nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương trong sự phát triển một cách có lợi nhất những lợi thế của địa phương.

Sự kết hợp và thống nhất hai mặt quản lý chủ yếu được thể hiện :

– Tổ chức điều hòa, phối hợp các hoạt động của tất cả các đơn vị thuộc các ngành, các thành phần kinh tế, các cấp quản lý, cũng như các tổ chức văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng để phát triển nền kinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lý nhất, có hiệu quả nhất về ngành cũng như về lãnh thổ.

– Quản lý công việc chung của quốc gia trên phạm vi cả nước, cũng như trên từng đơn vị hành chính – lãnh thổ kết hợp hài hòa lợi ích chung của cả nước, cũng như lợi ích của địa phương.

– Phục vụ tốt các hoạt động của tất cả các đơn vị nằm trên lãnh thổ, như về kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và tài nguyên, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, an ninh, trật tự công cộng, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ, bất kể là thuộc cơ quan, xí nghiệp trung ương hay địa phương.

Video liên quan

Chủ Đề