Nhà máy thủy điện nào được xây dựng trên sông Chảy

YênBái - Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 với công suất lắp máy 18,9MW sẽ được xây dựng trên sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình trong thời gian tới.

Nhà máy thủy điện Thác Bà 2 xây dựng cách Nhà máy thủy điện cũ khoảng 7 km về phía hạ du.

Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 972/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà 2 là chủ đầu tư công trình này. 

Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 được xây dựng cách Nhà máy thủy điện Thác Bà hiện tại khoảng 7km về phía hạ lưu [xã Hán Đà, huyện Yên Bình]. Nhà máy có quy mô dâng nước cao nhất phát điện ở mức 23 mét, công suất thiết kế 18,9MW.

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 576 tỷ đồng [giá trị năm 2020], sử dụng diện tích đất khoảng 153 ha thuộc địa bàn thị trấn Thác Bà và các xã Hán Đà, Yên Bình, Vĩnh Kiên của huyện Yên Bình và xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 cung cấp sản lượng điện khoảng 51.600.000 KWh/năm. Ngoài mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Dự án sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước.

Dự án dự kiến sẽ được khởi công xây dựng đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Yên Bình, tháng 6/2022.

Minh Quang

Tags Thủy điện Thác Bà dự án thêm nhà máy Hán Đà Yên Bình Vĩnh Kiên Yên Bình

Tối 28/5, tại Quảng trưởng Tây Bắc, thành phố Sơn La, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và tỉnh Sơn La long trọng tổ chức khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Chương trình khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV, Đài Truyền hình Việt Nam và VOV; được tiếp sóng tại Đài Phát thanh – Truyền hình một số tỉnh, thành phố.

Ngày 27/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Bộ Tài chính cho biết ngày 26/5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định".

Không lâu sau khi nghị định về hỗ trợ lãi suất cho vay 2%/năm với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được ban hành, NHNN đã ra thông tư hướng dẫn thực hiện.

Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 với công suất lắp máy 18,9MW sẽ được xây dựng trên sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình trong thời gian tới.

Nhà máy thủy điện Thác Bà 2 xây dựng cách Nhà máy thủy điện cũ khoảng 7 km về phía hạ du.

Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 972/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà 2 là chủ đầu tư công trình này.

Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 được xây dựng cách Nhà máy thủy điện Thác Bà hiện tại khoảng 7km về phía hạ lưu [xã Hán Đà, huyện Yên Bình]. Nhà máy có quy mô dâng nước cao nhất phát điện ở mức 23 mét, công suất thiết kế 18,9MW.

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 576 tỷ đồng [giá trị năm 2020], sử dụng diện tích đất khoảng 153 ha thuộc địa bàn thị trấn Thác Bà và các xã Hán Đà, Yên Bình, Vĩnh Kiên của huyện Yên Bình và xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 cung cấp sản lượng điện khoảng 51.600.000 KWh/năm. Ngoài mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Dự án sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước.

Dự án dự kiến sẽ được khởi công xây dựng đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Yên Bình, tháng 6/2022.

Theo Báo Yên Bái

Chiều 13-8, Đài Khí tượng - Thủy văn Lào Cai cho biết, do ảnh hưởng của mưa trên diện rộng, phía thượng lưu sông Chảy có mưa lớn, kéo dài, nước từ đầu nguồn đổ về hồ thủy điện Bắc Hà tăng nhanh, buộc nhà máy phải xả nước, khiến lũ trên sông Chảy lên cao.

Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về hồ chứa tăng nhanh, để bảo đảm an toàn hồ chứa, Nhà máy thủy điện Bắc Hà đã xả nước với lưu lượng qua  hai tổ máy là 180 m3/s, qua đập tràn 715 m3/s.

Do nhà máy thủy điện xả nước nên lũ trên sông Chảy lên nhanh, bất ngờ; vào lúc 14 giờ, Trạm thủy văn Long Phúc [Bảo Yên - Lào Cai] đo được mức lũ là 70m, dưới mức báo động cấp 1 là 1m; dự kiến đến 17 giờ, lũ ở mức báo động cấp 2, đỉnh lũ từ 72,5-73 m, ở mức báo động cấp 2, biên độ lũ dao động từ 3,8-4m.

Hiện các cấp chính quyền địa phương nơi có sông Chảy đi qua tích cực đôn đốc, nhắc nhở người dân theo dõi sát diễn biến lũ, sẵn sàng di dời người và tài sản khi có lệnh; nghiêm cấm mọi người không vượt sông, đánh bắt cá, vớt gỗ, củi trôi để bảo đảm an toàn về tính mạng.

Được biết, Nhà máy thủy điện Bắc Hà có công suất 90MW, lớn nhất trong số các nhà máy thủy điện đang hoạt động ở tỉnh Lào Cai, được xây dựng trên sông Chảy, hồ chứa có dung tích 171 triệu m3, lưu vực của nhà máy là 3.465 km2. Nhà máy do Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Licogi làm chủ đầu tư.

Tin, ảnh: QUỐC HỒNG

Nói đến Thác Bà và Cốc Ly [ở huyện Bắc Hà - Lào Cai], có lẽ không thể không nhắc tới mấy điểm giống nhau khá thú vị giữa hai công trình thủy điện này. Thủy điện Thác Bà mỗi năm cung cấp cho đất nước 370 triệu kW/giờ điện và công suất của thủy điện Cốc Ly cũng thế. Ngày 22-2-2008, Cốc Ly tổ chức lễ ngăn sông đợt 1 thì ngày này trước đó 38 năm tại Thác Bà, cũng diễn ra một sự kiện tương tự... Còn khác nhau  thì cũng không ít, mà lại là những điều đáng để tự hào:

Nếu ở thủy điện Thác Bà, hầu như các công việc từ thăm dò địa chất, thiết kế đến giám sát thi công đều do các chuyên gia Liên Xô [trước đây] giúp đỡ, thì thủy điện Cốc Ly lại hoàn toàn do các kỹ sư, cán bộ trong nước đảm nhận. Nếu 100% số máy móc xây dựng thủy điện Thác Bà đều đến từ xứ sở Bạch Dương, thì ở thủy điện Cốc Ly, phần lớn máy móc, thiết bị phụ trợ được sản xuất trong nước. Ở thủy điện Thác Bà, để có gần ba tỷ m3 nước đủ cho ba tổ máy hoạt động, hơn năm vạn dân sinh sống trên diện tích đất gần hai vạn ha sử dụng làm mặt hồ đã phải di dời... thì ở Cốc Ly chỉ có hơn 130 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó phải di dời hơn 30 hộ, thiệt hại về cơ sở hạ tầng không nhiều. Khi xây dựng thủy điện Thác Bà, chúng ta phải huy động Sư đoàn 308 Anh hùng và hàng vạn công nhân, kỹ sư cùng hơn một trăm chuyên gia, thì tham gia xây dựng thủy điện Cốc Ly chỉ cần hơn 600 công nhân, kỹ sư của hai đơn vị trong nước. Ðặc biệt, nếu xẻ núi, đào sông, đắp đập ở thủy điện Thác Bà chủ yếu làm theo phương pháp thủ công, thì ở thủy điện Cốc Ly, hầu như mọi công việc đều do máy móc hiện đại thực hiện... Với những tư liệu có được, suốt dọc đường vào Cốc Ly tôi cứ lẩm nhẩm các so sánh giữa việc xây dựng hai nhà máy. Sự giống nhau, khác nhau, hôm qua, hôm nay đều cho tôi những thông tin lý thú. Quá khứ là nền tảng, là trân trọng, khâm phục; hôm nay, ngày mai là kế thừa, là thể hiện khả năng, trí tuệ, là vươn lên bắt nhịp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên, cả hai cùng thể hiện quyết tâm: Tất cả cho dòng điện sáng - Tất cả vì sự phồn vinh của đất nước.

Ðến với công trường thủy điện Cốc Ly hôm nay là đến với nơi rừng xanh núi đỏ, đến với dốc núi, vách đá cheo leo, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì đáng kể. Mà để tới đây, phải đi trên đoạn đường quốc lộ qua Lào Cai, một đoạn quốc lộ thuộc vào hàng xấu nhất nước. Ðường rẽ vào Cốc Ly, cả từ ngả Bắc Hà ngang sang hay từ Bắc Ngầm rẽ vào, đều là đường rải cấp phối đã qua sử dụng khá nhiều năm, mặt đường bong bật, lồi lõm như mặt ruộng ải đang phơi. Sông Chảy qua lũ tiểu mãn như con rắn trắng khổng lồ bị kẹp giữa hai vách đá đang cố trườn về xuôi. Sinh ra từ độ cao hơn một nghìn ba trăm mét, trải dọc đường đi khắc nghiệt bên các dãy núi đá đuổi nhau tầng tầng lớp lớp, nên từ xa xưa, sông Chảy đã có tiếng là hung dữ. Vào mùa lũ hằng năm, nó không chỉ vùng vẫy, phá hoại mùa màng, gây sạt lở suốt dọc đường đi mà còn trợ thủ đắc lực cho sông Hồng gây nên lũ lụt ở vùng hạ lưu. Song con rắn trắng khổng lồ kia lại tiềm tàng nguồn năng lượng sạch. Từ khai thác sông Chảy, thủy điện Thác Bà gần bốn chục năm qua, ngoài việc cung cấp hơn 11 tỷ kW/giờ điện cho quốc gia còn làm nhiệm vụ điều tiết nước tưới cho cả vạn ha và cắt lũ sông Hồng, tạo nên một vùng hồ sôi động về kinh tế, phát triển về văn hóa, xã hội.

Thủy điện Cốc Ly khởi công ngày 24-2-2005, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12-2010. Tiếp chúng tôi tại nơi làm việc là anh Tống Văn An - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Bắc Hà. Tham gia công trình từ lúc khởi công nên các thông số từ quá trình nghiên cứu, các hạng mục, các đơn vị thi công Dự án được Tổng Giám đốc An nắm rất chắc. Theo anh, việc xây dựng Nhà máy thủy điện Cốc Ly có nhiều thuận lợi như vị trí của cả hai tuyến đập đều nằm trong thung lũng sông hình chữ V, sông rộng từ 45 - 55 m... nên dù đỉnh đập cao tới 184,1m, chiều dài đỉnh đập tới 438 m thì việc thi công vẫn thuận lợi. Vật liệu xây dựng tại chỗ ở Cốc Ly rất phong phú. Mỏ đất dính, mỏ đá hoa, đá vôi, mỏ cát đều đạt yêu cầu về trữ lượng và chất lượng. Nhưng khó khăn nhất hiện nay là vốn, và tác động của lạm phát. Tổng số vốn đầu tư theo thời giá năm 2005 là 2.000 tỷ đồng, nhưng với giá cả, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu, đang leo thang như hiện nay thì số tiền đầu tư khi hoàn thành công trình sẽ lên đến bao nhiêu là chưa thể lường hết.

Trong tám đơn vị tham gia thi công nhà máy thì bảy là của LICOGI, trong đó Công ty 18 nhận trách nhiệm "tổng thầu". Giám đốc Công ty LICOGI 18 Ðào Ðình Chiến - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, đã có 38 năm trong ngành xây dựng, từng lãnh đạo LICOGI 18 xây dựng các công trình trọng điểm như Nhà máy mì Cái Lân, Nhà máy dầu thực vật Quảng Ninh, Nhà máy đóng tàu Vinashin [Nha Trang], cầu Trà Khúc và cầu Cây Bứa ở Quảng Ngãi,... và bây giờ là thủy điện Cốc Ly. Gặp ông là gặp sự tin cậy, thích thú. Tin cậy ở sự hiểu biết, từng trải, năng nổ, thích thú ở sự thân cận, gần gũi, ở tính hài hước vui nhộn toát ra từ cặp mắt, giọng nói. Biết tôi muốn tìm hiểu về các công việc nhà máy đang thực hiện, ông Chiến dẫn tôi ra sân "Tổng hành dinh" chỉ tay nói:

- Cốc Ly rất đặc trưng cho công trường xây dựng thủy điện. Cũng nắng bụi, mưa lầy, cũng tiếng xe máy đinh tai nhức óc, cũng ở xa dân cư, thiếu tiện nghi, sinh hoạt đắt đỏ. Rồi công trường cũng không có một bóng cây, trông lên đất đá ngổn ngang, trông xuống cũng ngổn ngang đất đá... Vì vậy phải biết chấp nhận gian khổ, chấp nhận thiếu thốn. Mà anh có biết chúng tôi đang chống lạm phát bằng cách nào không?

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, ông bảo:

- Bằng cách xuống hết lòng sông. Tôi không nói ngoa đâu, chúng tôi đang chống lạm phát bằng ba giải pháp: kiên quyết bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thiết bị, con người và công trình; giảm bớt các chi phí không cần thiết; đẩy nhanh tốc độ thi công, tức là xuống hết lòng sông làm việc, ba ca một ngày. Trong lúc như thế này mà xảy ra một tai nạn hoặc để lũ cuốn trôi một thiết bị, phá hỏng một công trình là thiệt hại sẽ lên tới cấp số nhân.

- Và nếu không có công việc, có khi các anh cũng rã ra vì buồn chán - Tôi nói vui.

Ông Chiến hào hứng:

- Anh nói đúng, sáu bảy trăm con người chen chúc giữa một vùng rừng núi hoang vu, thiếu thốn đủ thứ, thị trấn, thị tứ gần nhất cũng cách đây ba bốn chục cây số, nếu không bị cuốn vào công việc thì khó tránh bị cuốn vào tệ nạn hoặc chán nản.

Từ ý nghĩ mộc mạc và thẳng thắn của ông, tôi hiểu thêm thực tế khắc nghiệt mà mấy trăm con người ở đây đã và đang trải qua. Khâm phục thay cho quyết tâm của họ. Chỉ hơn ba năm họ đã đào đắp 3,6 triệu m3 đất đá, đổ hơn 30 nghìn m3 bê-tông, gia cố mái bằng

bê-tông, khoan neo phun vẩy, rọ đá gần chín nghìn m2 lắp đặt gần ba trăm tấn thiết bị cửa van cống dẫn dòng. Ngăn sông đợt một thành công. Hai đê quai thượng lưu và các hồ chứa hoàn thành trước ngày tiểu lũ... Nghĩa là có thể kể ra rất nhiều thí dụ để chứng minh tinh thần lao động sáng tạo, khẩn trương, vượt khó, vượt khổ của đội ngũ công nhân, kỹ sư đang làm việc ở nơi này.

Giữa mùa nắng nóng. Cái nắng nóng từ nhiều ngày cộng lại cộng với không khí bức bối, ngưng đọng của vùng đất bị rừng núi bưng bít bịt bùng làm cho ai nấy nẫu ra như dọc khoai phơi nắng. Mặc cho ông mặt trời như muốn rang khô mặt đất; mặc những đám mây đứng lặng giữa bầu trời mênh mông, cả công trường vẫn hối hả làm việc. Ðứng trên đỉnh đập 1, nơi ngày 22-2 vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thay mặt Chính phủ ra lệnh ngăn sông đợt một, nhìn ngược về phía thượng lưu, thấy dòng sông đang quặn mình như trong cơn sinh nở. Chỉ hơn hai năm nữa thôi, khi nhà máy hoàn thành, mực nước đến ngưỡng tràn 168 mét thì phía thượng nguồn sẽ roãng ra. Cả vùng rừng núi thấp men theo dòng sông từ Cốc Ly đến gần biên giới Việt - Trung sẽ chìm sâu xuống nước. Một hồ nước dài và rộng sẽ hình thành. Nhìn xuôi về phía hạ lưu, dưới lòng sông, mấy trăm con người cùng xe máy đang hối hả làm việc. Theo đúng tiến độ, cuối năm 2010 trên cao trình 141,6 m, một nhà máy thủy điện hiện đại mọc lên, dòng sông hung dữ sẽ ngoan ngoãn chui vào hai đường ống áp lực khổng lồ rồi đổ vào tua-bin của hai tổ máy, làm nên mỗi ngày hơn một triệu kW/giờ điện. Rồi đây chiếc cầu treo nhỏ nối hai bờ dòng sông được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước sẽ được chuyển về phía hạ lưu. Cầu treo, hồ nước, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hấp dẫn dọc theo bờ sông sẽ thu hút du khách tới đây khám phá, thưởng ngoạn. Rồi đây môi trường, khí hậu sẽ thay đổi, lượng mưa, độ ẩm sẽ tăng, cái nắng khốc liệt của khí hậu á nhiệt đới gió mùa sẽ giảm đi. Ðất đai phì nhiêu, rừng xanh trở lại, đường sá thuận lợi tạo ra sự hấp dẫn để mọi người tới Cốc Ly sinh cơ lập nghiệp. Rồi đây, các dịch vụ phục vụ đời sống vật chất, đời sống tinh thần sẽ mọc lên, những con người mới đến sẽ cùng đồng bào địa phương và cán bộ, công nhân nhà máy làm nên một thị trấn Cốc Ly phồn vinh, sôi động. Rồi đây... Vẫn biết là để đến được với cái "rồi đây" hãy còn xa, còn nhiều gian khổ, song tôi vẫn náo nức như đang dạo bước trong khu rừng hứa hẹn một mùa hoa trái. Vì tôi tin những con người đã làm nên kỳ tích ở Thác Bà, Sông Ðà, Trị An... sẽ làm nên kỳ tích ở vùng đất Cốc Ly xa xôi.

ĐOÀN HỮU NAM

Video liên quan

Chủ Đề