Nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ đầu tiên lúc máy tuổi

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn, nổi tiếng với danh hiệu thần đồng thơ văn từ khi lên 8, nhắc đến ông người ta sẽ nghĩ ngay đến Hạt gạo làng ta, một bài thơ...


Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn, nổi tiếng với danh hiệu thần đồng thơ văn từ khi lên 8, nhắc đến ông người ta sẽ nghĩ ngay đến Hạt gạo làng ta, một bài thơ nổi tiếng được ông sáng tác 1968, sau đó được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc. Không chỉ là một nhà thơ, Trần Đăng Khoa còn là một nhà báo, nhà văn có tiếng ở Việt Nam.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà thơ trần đăng khoa

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Cuộc đời và sự nghiệp

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958

Từ nhỏ, ông đã được nhiều người gọi là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc [1971].

Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, đóng quân tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải - Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Cuộc sống đời tư

Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân sinh của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ

Giữa đời thường ông thật bình dị, mộc mạc và chân quê. Ông không cầu kỳ trong ăn mặc, cũng không ham quyền chức danh vọng. Với ông, tất cả những thứ đó chỉ là phù du, đôi khi nó còn làm hỏng con người. Ham muốn của ông là được viết và hết lòng cho trang viết... Mãi đến năm 42 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa mới lấy vợ. Vợ ông kém ông khá nhiều tuổi, tốt nghiệp khoa tiếng Anh, ĐH Ngoại ngữ, hiện công tác tại Tổng công ty Đầu tư Thiết bị Ngân hàng. Sau khi dọn chung về ở một nhà, đến nay ông và vợ đã có một cháu gái khá xinh xắn và đáng yêu. Mặc dù Trần Đăng Khoa là một cây bút nổi tiếng, nhưng vợ ông không quan tâm lắm về điều này, thậm chí dị ứng với giới văn chương báo chí. Vợ ông say mê kỹ thuật, yêu thích khoa học tự nhiên hơn. Trần Đăng Khoa tâm sự: "Mình cho thế là rất hay. Mình thật may mắn có được một người vợ hoàn toàn âm u về đức ông chồng. Cô ấy mà quá hiểu biết công việc của mình thì chắc là mệt lắm". Nhà thơ, nhà văn Trần Đăng Khoa không có thú uống rượu bia, hút thuốc lá và hầu như không bao giờ la cà ở các hàng quán. Với ông, niềm vui là sau một ngày làm việc ở cơ quan được trở về với gia đình, nơi đã cho ông sự yên tĩnh đầm ấm...

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Giữa đời thường ông thật bình dị, mộc mạc và chân quê

Thường Trần Đăng Khoa chỉ viết vào buổi sáng sớm, khi vợ con vẫn còn ngủ. Cứ 4h sáng là ông dậy, viết đến 8h. Ngày nào cũng như vậy, kể cả những ngày nghỉ, hay có việc đột xuất, hoặc đi công tác ông cũng mang máy tính xách tay để làm việc và không bỏ thói quen ấy. Ông coi nghề cầm bút bình thường như bao nghề khác, chẳng có gì cao siêu cả. Ông nói: "Nhà văn là người bình thường, khi sống có thể lẫn cả vào một biển người, nhưng khi viết lại phải thật khác, có cá tính, còn việc hay dở dành cho bạn đọc phán xét". Năm 2002, Trần Đăng Khoa nói ông dự định đeo đuổi sự nghiệp văn chương 10 năm nữa. Ngoài 50 tuổi, ông sẽ về quê sống vui thú với vườn cây. Sắp tới, ông sẽ cho ra đời cuốn tiểu thuyết Lão Đấu và tập II, III của Chân dung và đối thoại sẽ in gộp trong một cuốn chừng 800 trang.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Từ thần đồng thơ đến ông vua chuyện hóm

Nhiều người cho rằng Trần Đăng Khoa là người nhất hai trong một. Thứ nhất, so với những nhà thơ, nhà văn cùng và sau thế hệ, ông là người có thơ đăng báo sớm nhất [8 tuổi] với tư cách là sự khởi đầu cho một tài năng thơ thực thụ. Hai là, Trần Đăng Khoa là nhà văn đương đại có tác phẩm văn chương được tái bản nhiều nhất [trên 30 lần]. Chính vì lẽ đó mà ông đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật, đợt I, năm 2000.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Nhiều người cho rằng Trần Đăng Khoa là người nhất hai trong một

Một trong số những tác phẩm của Trần Đăng Khoa được nhiều người biết đến nhất là bài thơ ông viết khi mới lên mười tuổi: “Hạt gạo làng ta”. Sau 3 năm [1971], bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc. Lớp lớp trẻ em thời chống Mỹ, cũng như sau này trên khắp cả nước, nhất là ở những vùng nông thôn thường hát vang bài ca ấy trên lớp học và những khi vui đùa sau lũy tre làng bài đồng dao dành cho các em.

Các bài thơ “Đánh thức trầu” [1966], “Mẹ ốm” [1970] của ông cũng được nhiều người thuộc và đánh giá cao. Trong bài Mẹ ốm Khoa viết khi mới 12 tuổi, có những câu vừa ngây thơ, trong sáng, vừa sâu sắc như một nhà hiền triết nhỏ tuổi:

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan…

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Thứ nhất, so với những nhà thơ, nhà văn cùng và sau thế hệ, ông là người có thơ đăng báo sớm nhất [8 tuổi] với tư cách là sự khởi đầu cho một tài năng thơ thực thụ

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi…

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con

…khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng, thậm chí còn ngại cầm bút làm thơ. Tập thơ “Góc sân và Khoảng trời” của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Đáng chú ý là thần đồng Trần Đăng Khoa khi mới lên mười với sự hồn nhiên, ngây thơ của mình đã đề nghị sửa câu thơ trong bài “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu viết trước khi cậu bé Khoa chào đời ba năm [1955]. Câu thơ của Tố Hữu Đường ta rộng thênh thang tám thước, Trần Đăng Khoa đề nghị đổi thành Đường ta rộng thênh thang ta bước. Không đi sâu vào bình luận gì về sự hay dở, đúng sai đối với hai cụm từ mà ông đề nghị thay đổi, mà chỉ ghi nhận một thực tế ở đây là thưở nhỏ Khoa là một cậu bé thông minh, thật thà, nhưng cũng đầy dũng cảm.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn:  Hai là, Trần Đăng Khoa là nhà văn đương đại có tác phẩm văn chương được tái bản nhiều nhất [trên 30 lần] Cả đời đi gió đi sương

Trong những năm tháng công tác tại quân chủng Hải quân, trong tư cách là một người lính canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Trần Đăng Khoa từng trải qua nhiều gian nan vất vả nơi đảo xa,. Cuộc sống của người lính biển đảo cũng cho ông những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời cầm bút làm thơ và viết văn. Những năm tháng ấy không chỉ là những chất liệu cần thiết, mà còn là niềm cảm hứng để Trần Đăng Khoa cho ra đời hàng loạt những bài thơ, bút ký, tiểu thuyết, đánh dấu sự trưởng thành của một tài năng thực thụ.

Chỉ khoảng trên dưới hai năm, nhà thơ Trần Đăng Khoa gắn bó trực tiếp với quần đảo Trường Sa trong tư cách là một chiến sĩ Hải quân, nhưng dường như chỉ từng ấy thời gian cũng đủ để cho ông trải qua nhiều gian nan vất vả nơi đảo xa. Cuộc sống của người lính biển đảo cũng cho ông những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời cầm bút làm thơ và viết văn. Theo tôi những năm tháng ấy không chỉ là những chất liệu cần thiết, mà còn là niềm cảm hứng để Trần Đăng Khoa cho ra đời hàng loạt những bài thơ, bút ký, tiểu thuyết, đánh dấu sự trưởng thành của một tài năng thực thụ.

Minh chứng là Trần Đăng Khoa đã cho ra đời khoảng trên 35 bài thơ, trong đó có hơn chục bài được phổ nhạc như: “Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca”, “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, “Lính đảo hát tình ca trên đảo”, “Hát về một hòn đảo”,… Đặc biệt bài “Thơ tình người lính biển” với lời thơ chân thành, đằm thắm mà sâu lắng, tượng trưng cho khát vọng tình yêu của tuổi trẻ Việt Nam trong tư cách người lính canh giữ biển trời biên cương cho Tổ quốc. Bài thơ đã được bốn nhạc sĩ cùng phổ nhạc, nhưng bản phổ của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp thực sự đã nâng bài thơ lên một tầm cao mới nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của tài năng âm nhạc, vì thế nó được nhiều người biết đến hơn cả.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Trần Đăng Khoa hồi nhỏ

Bài thơ cũng như ca khúc là bản tình ca bất diệt về tình yêu đôi lứa và tình yêu giữa đất liền với biển đảo quê hương. Chính sự lồng ghép giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước, bài thơ và ca khúc thực sự có sức lan tỏa rộng lớn và đã nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của bao thế hệ thanh niên trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Đây là một trong những bài thơ- ca khúc đi cùng năm tháng.

Xem thêm: Hoa Ly: Cách Trồng Hoa Ly Trong Chậu Nở Hoa Vào Dịp Tết, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lily Trong Chậu

Cùng với nhiều bút ký, phóng sự khác mà Trần Đăng Khoa đã viết về Trường Sa, “Đảo chìm” có thể được coi như một liên khúc các bút ký hay một tiểu thuyết mini, cũng được. Chính ở sự không phân định một cách rạch ròi về hình thức thể loại, đã tạo nên sự hấp dẫn lạ thường cũng như sức sống bền lâu cho tác phẩm. Minh chứng là đã có trên 50 bài viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình về cuốn sách, trong đó có tác giả viết tới ba bài như các nhà văn Xuân Đức, Phan Văn Tòng,… Ấy là chưa kể đến hàng chục những lời góp ý chân thành của chính những người đồng đội đã từng có những năm tháng sống cùng Trần Đăng Khoa ở Trường Sa cách đây hơn 30 năm về trước và cả những người hiện nay đang công tác tại quần đảo này.

Và tôi tin rằng số lượng các bài viết và những lời góp ý về tác phẩm chưa dừng lại ở đấy. Có thể vì sức lan tỏa của “Đảo chìm” là quá lớn nên tính đến thời điểm này tác phẩm đã được tái bản tới trên 30 lần, tính trung bình mỗi năm tái bản gần một lần. Đây thực sự là một kỷ lục hiếm hoi đối với văn học Việt Nam đương đại, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin kỹ thuật số, sự ra đời đến chóng mặt các trang báo điện tử, các trạng mạng và blog cá nhân, khiến cho ngày càng thưa vắng hơn những tác phẩm văn chương in trên giấy được tái bản nhiều lần.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Ông có bài thơ đăng báo từ năm 8 tuổi

Các cụ ta xưa thường nói rằng: Chuyện kể không bằng lối kể. Trước và sau Trần Đăng Khoa đã có hàng trăm bút ký, phóng sự, truyện ngắn và tiểu thuyết viết về Trường Sa. Nhưng với Đảo chìm Khoa đã tìm ra cho mình một lối kể chuyện riêng, không trộn lẫn vào bất cứ ai. Không biết có phải đấy là nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự thành công của Trần Đăng Khoa và “Đảo chìm”.

Về mặt cấu trúc, tác phẩm có sự gắn kết chặt chẽ phục vụ cho một tư tưởng chủ đề, phản ánh những khó khăn vất vả và tinh thần vượt lên của những người lính trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước sự phá hoại của thiên nhiên khắc nghiệt cũng như sự hiểm độc của kẻ thù xâm lược.

Nhưng ở một chiều kích khác, về khía cạnh chất liệu, thì 15 chương của cuốn tiểu thuyết mini này lại nghiêng về thể ký hơn. Theo Trần Đăng Khoa cho biết, chỉ có duy nhất hình tượng con lợn, mà lính đảo quen gọi là nàng An tê ra mê ra là được hư cấu từ nguyên mẫu một chú chó do chính trị viên Thuận mang ra đảo nuôi và một chi tiết y tá Huy mổ ruột thừa cho Thiêm ngay trên đảo là hư cấu: Thế rồi rốt cuộc, Thiêm đành phải bám lấy sự sống với niềm hy vọng chỉ có 0,01%. Cậu cắn răng ký vào biên bản mổ, chấp nhận mọi sự rủi ro. Cánh lính trẻ trói chặt Thiêm vào chiếc giường sắt chống sóng, lấy nước muối sát trùng và Huy đã mổ cho Thiêm bằng ... lưỡi dao cạo râu.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Thần đồng thi ca từ khi còn nhỏ

Còn lại những chuyện đều có thật về cuộc sống của những người lính đảo ở Trường Sa vào cuối những năm 70n- đầu 80 của thế kỷ trước. Đặc biệt về ngôn ngữ và giọng điệu của người kể chuyện trong “Đảo chìm” vừa như thật, lại vừa như đùa, đầy cảm hứng chủ quan của tác giả, rất gần với sự hồn nhiên, vui đùa của những người lính trẻ ngoài đảo xa, khiến người đọc liên tưởng đến bút pháp của thể bút ký nhiều hơn là tiểu thuyết: Nhưng ở đây, dưới vòm trời âm u, không tiếng gà, không bóng trẻ, người ta dần quên đi những cái dáng ong óng đầy huyền bí của các cô gái. Người ta cũng quên luôn cả vẻ trai tráng của chính mình. Bộ râu của Tư cũng bị bỏ quên, nên tha hồ bành trướng. Chúng tranh nhau mọc. Sợi xỉa ra. Sợi quặp vào, nom xùm xoè nghiêng ngửa như chùm rễ dại trắng phếu cặn muối vểnh ra ngoài lợi nước. Tư như trẻ, lại như già. Một bộ mặt hoang vu rất khó xác định niên đại.

Quang trọng là Trần Đăng Khoa đã tìm ra cho mình lối kể chuyện rất riêng, lúc thì tưng tửng như không, đầy chất khôi hài, có khi khiến người đọc phải cười ra nước mắt, khi lại hết sức nghiêm cẩn đến từng con chữ, dấu phẩy; lúc cao hứng, Trần Đăng Khoa thả rông trí tưởng tượng của mình lên tận chín tầng mây, khi cần suy tư, triết lý, anh lại đào đến tận cùng căn nguyên, gốc rễ của sự việc, số phận con người trước biển cả bao la và hung dữ: Tư Xồm bỗng nấc lên. Thế là lại thêm một người lính nữa chết ở đảo chìm. Người đó tại sao không phải tôi, mà lại là Hai, con cá kình của đảo chìm? Tôi bỗng thấy chóng mặt. Chính trị viên Thuận vội chạy tới đỡ vai tôi. Tôi níu tay Tư. Còn Tư thì ôm lấy cột lều. Sóng vẫn hắt qua mấy khung giường sắt, phủ lên đầu chúng tôi từng đợt nước mặn chát. Lần đầu tiên, tôi mới hiểu vì sao nước biển lại mặn đến thế. Và có lẽ không ở đâu nước biển mặn như ở đảo chìm. Mặn như máu...

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Trong mắt nhiều người ông rất có khiếu hài hước

So với nhiều nhà văn khác, Trần Đăng Khoa viết không nhiều, nhưng đã viết thì tác phẩm nào ra tác phẩm nấy, chọn lọc kỹ càng, trau chuốt từng câu chữ, ý tứ sao cho vừa đủ lượng thông tin cần thiết đem đến cho độc giả sự thỏa mãn thẩm mỹ trong thưởng thức, nhất trong tiểu thuyết mini “Đảo chìm”. Có những chương chỉ khoảng vài ba trang sách in như: “Hòn đảo kỳ lạ”, “Ở xứ sở tự do”, “Cuộc biểu diễn không sân khấu”,… nhưng tuyệt nhiên không có chương nào dài đến 10 trang in. Mỗi chương là một bài bút ký hay một câu chuyện ngắn gọn, súc tích. Nhưng nó được đặt trong một cấu trúc hết sức chặt chẽ, mà nếu bớt đi bất cứ chương nào, người đọc cũng thấy tiếc vì không được thưởng thức trọn vẹn những câu chuyện mà Khoa kể.

Khiếu hài hước, dí dỏm cùng với trí tưởng tượng phong phú, lối dựng chuyện trong cách kể mỗi câu chuyện của Trần Đăng Khoa rất độc đáo khiến người đọc cảm thấy như vừa được thưởng lãm một bữa tiệc ngôn ngữ thục thụ, nên khó lòng có thể dứt ra được Đấy chính là cái tài kể chuyện của Trần Đăng Khoa, mà nhà văn Lê Lựu gọi là thần bút. Cuốn tiểu thuyết tuy không dày, chỉ vỏn vẹn khoảng chưa đầy 100 trang in, nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận khá đầy đủ về cuộc sống của những người lính biển đảo cách đây hơn 30 năm về trước. Khó khăn, gian khổ là thế, nhưng cán bộ và chiến sĩ Trường Sa vẫn không hề nao núng, kiên quyết bám biển đảo ngày đêm bảo vệ từng tấc đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Thành tích và giải thưởng

Khi mới 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời tập thơ đầu tiên với tựa đề Từ góc sân nhà em, do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ nhí tài năng ra đời sau đó cũng thành công vang dội, được tái bản khoảng 30 lần, dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Khi mới 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời tập thơ đầu tiên với tựa đề Từ góc sân nhà em, do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản

Trần Đăng Khoa đã ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong [các năm 1968, 1969, 1971], Giải nhất báo Văn nghệ [1982] và Giải thưởng Nhà nước [năm 2000]. Tên tuổi của cậu bé Trần Đăng Khoa từng làm mê mẩn nhiều người. Có những bà mẹ trẻ thời ấy mơ sinh ra một đứa con như Trần Đăng Khoa. Nhưng cho đến bây giờ, sau gần nửa thế kỷ, các bà mẹ đã không sinh ra được một cậu bé nào như thế.

Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong [các năm 1968, 1969, 1971], Giải nhất báo Văn nghệ [1982] và Giải thưởng Nhà nước [năm 2000].

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Những tác phẩm gắn liền với tên tuổi

 Tác phẩm chính

Từ góc sân nhà em [thơ, 1968]; Góc sân và khoảng trời [thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995]; Thơ Trần Ðăng Khoa [tập 1, 1970]; Khúc hát người anh hùng [trường ca, 1974]; Trường ca Trừng phạt [thơ, 1973]; Trường ca Giông bão [thơ, 1983]; Bên cửa sổ máy bay [thơ, 1986]; Thơ Trần Ðăng Khoa [tập 2, 1983]; Chân dung và đối thoại [1998]; và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài.

Trần Đăng Khoa là ai và Trần Đăng Khoa là nhà thơ hay nhà văn: Trần Đăng Khoa đã ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong

Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời,ông luôn có ý thức vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời ông, để làm được điều ấy một phần còn do ông trời. Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông trời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời ông không thể hiểu nổi?

Bài thơ đầu tiên của ông được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, ông tám tuổi, đang học ở học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự dưng, ông thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn, lặn lội đến nhà ông, chỉ để xem ông như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt ông xòe tay, ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm.

Bây giờ ông đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà ông vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của cái tuổi trẻ con.

Những năm gần đây, ngoài làm thơ, ông còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung văn học. Ðề tài ông quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại. Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều ông dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, ông là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Ông chẳng đam mê gì, và nói chung, ông là gã vô tích sự.

Video liên quan

Chủ Đề