Những đề thi ngữ văn lớp 6 học kì 1

Kì thi học kì 1 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em đề thi ngữ văn lớp 6 cuối học kì 1 năm 2021 - đề số 1 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 năm 2021 - Đề số 1

I. Đọc - hiểu [4,0 điểm].

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang tình tang …

rồi bảo:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

[Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019]

Câu 1 [0,5 điểm]. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

Câu 2 [0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3 [0,5 điểm]. Giải nghĩa từ dụ chỉ trong đoạn trích trên.

Câu 4 [1,5 điểm]. Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là gì?

Câu 5 [1,0 điểm]. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

II. Làm văn [6,0 điểm].

Kể về người thân mà em yêu quý [ông bà, bố mẹ, anh chị …].

Đáp án đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn Văn 2021 [Đề số 1]

I. Đọc - hiểu

Câu 1:

Đoạn trích trên thuộc văn bản Em bé thông minh

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự.

Câu 3:

Giải nghĩa từ:

- dụ chỉ: lời vua truyền bảo.

Câu 4:

Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là:

- Cậu bé vừa đùa nghịch vừa đưa ra lời giải đố, lời giải được diễn đạt trong hình thức đồng dao nghêu ngao, tếu táo, quen thuộc của con nít.

- Sử dụng kinh nghiệm trong dân gian. Đây là cách giải đố đơn giản mà hiệu nghiệm.

- Lời giải đố khiến tên sứ thần phải chịu thua, gây hứng thú cho người đọc. Lòng tự hào dân tộc là điều ai cũng nhận ra khi đọc đến sự kiện này.

Câu 5:

Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức dân gian vào cuộc sống.

- Học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải góp phần giải quyết các hiện tượng, các vấn đề của thực tiễn.

II. Làm văn

Tham khảo bài mẫu sau:

Có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này mà không ai có thể phủ nhận đó chính là tình mẫu tử. Mẹ không chỉ là người ban cho ta sinh mệnh, mà còn luôn ở bên trong mọi hoàn cảnh.

Như bao người mẹ khác, mẹ của tôi là một người phụ nữ thật giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho chúng tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố tôi mất sau một vụ tai nạn, khi ấy tôi mới tròn năm tuổi. Mẹ tôi đã phải gánh vác một trách nhiệm vô cùng nặng nề: vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Công việc buôn bán của mẹ tôi tuy rất bận rộn và vất vả. Nhưng mẹ vẫn luôn cố gắng để tôi không thiếu thốn thứ gì.

Vậy mà có những khi tôi đã làm mẹ buồn lòng. Còn nhớ năm lớp năm, tôi đến nhà Hà - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt. Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

Sau kỷ niệm lần đó, tôi nhận ra được sự vất vả của mẹ. Tôi cố gắng để học cách sống tự lập hơn. Tôi còn giúp đỡ mẹ những công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ… Cuộc sống của hai mẹ con từ đó luôn tràn ngập tiếng cười.

Tham khảo một số đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6:

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bên dưới để tải về đề thi học kì 1 văn 6 2021 - đề số 1, file word, pdf hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 gồm 10 đề thi, có bảng ma trận và đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.

Đây là bộ đề thi giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức đã học để đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Đồng thời, là tư liệu hữu ích giúp các thầy cô có kinh nghiệm ra đề thi. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 6 tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, môn GDCD, môn Sinh tại Download.vn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung trong bài viết dưới đây:

500G BẠCH TẬT LÊ CHỮA LIỆT DƯƠNG ĐIỆN THOẠI/ZALO : 0985364288

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 1
    • Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021
    • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021
    • Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021
  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 2
    • Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021
    • Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021
    • Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021
  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 3
    • Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021
    • Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021
    • Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021
  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 4
    • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021
    • Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng
Đọc – hiểuĐoạn ngữ liệu trong SGK Ngữ văn 6 tập 1 Nhận biết được tên văn bản, phương thức biểu đạt. Hiểu được nghĩa của từ. Giải thích, nhận xét được ý nghĩa của chi tiết truyện. – Liên hệ thực tiễn.  

– Số câu:

– Số điểm:

– Tỉ lệ:

2

1,0

10%

1

0,5

5%

1

1,5

15%

1

1,0

10%

5

4,0

40%

Tạo lập văn bản

– Viết bài văn kể chuyện đời thường

– Số câu:

– Số điểm:

– Tỉ lệ:

1

6,0

60%

1

6,0

60%

– Số câu:

– Số điểm:

– Tỉ lệ:

2

1,0

10%

1

0,5

5%

1

1,5

15%

2

7,0

70%

6

10

100%

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

PHÒNG GD&ĐT ………..
———————

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 90 phút [không kể thời gian giao đề]
————————

I. ĐỌC – HIỂU [4,0 điểm].

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang tình tang …

rồi bảo:

– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

[Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019]

Câu 1 [0,5 điểm]. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

Câu 2 [0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3 [0,5 điểm]. Giải nghĩa từ dụ chỉ trong đoạn trích trên.

Câu 4 [1,5 điểm]. Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là gì?

Câu 5 [1,0 điểm]. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN [6,0 điểm].

Kể về người thân mà em yêu quý [ông bà, bố mẹ, anh chị …].

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

I. ĐỌC – HIỂU [4,0 điểm].

Câu Nội dung Điểm
1 Đoạn trích trên thuộc văn bản Em bé thông minh 0,5
2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự. 0,5

3

Giải nghĩa từ:

– dụ chỉ: lời vua truyền bảo.

0,5

4

Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là:

– Cậu bé vừa đùa nghịch vừa đưa ra lời giải đố, lời giải được diễn đạt trong hình thức đồng dao nghêu ngao, tếu táo, quen thuộc của con nít.

Sử dụng kinh nghiệm trong dân gian. Đây là cách giải đố đơn giản mà hiệu nghiệm.

– Lời giải đố khiến tên sứ thần phải chịu thua, gây hứng thú cho người đọc. Lòng tự hào dân tộc là điều ai cũng nhận ra khi đọc đến sự kiện này.

0,5

0,5

0,5

5

Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

– Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức dân gian vào cuộc sống.

– Học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải góp phần giải quyết các hiện tượng, các vấn đề của thực tiễn.

0,5

0,5

Tổng điểm 4,0

II. TẬP LÀM VĂN [6,0 điểm].

Câu Nội dung Điểm

6

Viết bài văn kể về người thân mà em yêu quý [ông bà, bố mẹ, anh chị,…].

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:

Mở bài giới thiệu được nhân vật và sự việc chính, Thân bài triển khai cốt truyện, Kết bài kể kết cục sự việc.

0,25

b. Xác định đúng đối tượng:

Người thân mà em yêu quý

0,25

c. Triển khai cốt truyện:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng các hình thức kể chuyện [Lời dẫn truyện, lời thoại của nhân vật].

I. Mở bài

– Giới thiệu về người thân em định kể.

0.5

II. Thân bài

– Kể [kết hợp tả] về ngoại hình, tính cách của người thân đó.

– Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh…

– Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó.

1,0

1,5

1,5

III. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo:

Kể chuyện hấp dẫn, kết hợp linh hoạt, sinh động các phương thức tự sự với miêu tả, biểu cảm và bình luận.

0,25

Tổng điểm

6,0

Lưu ý:

– Phần đọc hiểu giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm đồng thời trân trọng những phát hiện mới mẻ mà hợp lí của học sinh.

– Phần Tập làm văn chú ý kỹ năng xây dựng bố cục, đánh giá cao cho những bài văn có năng khiếu văn.

– Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

TRƯỜNG THCS………..

NHÓM NGỮ VĂN 6

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:……./2020

Mức độ
Nội dung
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG
Cấp độ thấp Cấp độ cao

I. Phần văn bản

– Em bé thông minh

– Thạch Sanh

– Ếch ngồi đáy giếng

– Thầy bói xem voi

– Treo biển

Nhận diện tên văn bản, thể loại, trình bày khái niệm thể loại

Hiểu được nội dung của đoạn văn, văn bản; hiểu ý nghĩa chi tiết và ý nghĩa truyện

Rút ra bài học bản thân; biết cách tìm hiểu sự vật, hiện tượng; biết ứng xử đúng trước góp ý của người khác

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1ý/1 câu

1

10%

1ý/1 câu

1

10%

1ý/1 câu

1

10%

1

3

30%

II. Phần Tiếng Việt

– Danh từ

– Động từ

– Cụm danh từ

– Cụm động từ

Nhận diện từ loại và cụm từ trong câu, đoạn văn

Phân loại từ, phát triển từ thành cụm từ, phân tích cấu tạo cụm từ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1ý/1 câu

1

10%

1ý/1 câu

1

10%

1

2

20%

III. Phần Tập làm văn

Viết bài văn tự sự

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

5

50%

TỔNG

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2ý/2 câu

2

20%

2 ý/2 câu

2

20%

1

5

50%

1ý/1 câu

1

10%

3

10

100%

Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021

TRƯỜNG THCS………
NHÓM NGỮ VĂN 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: ….. /2020

Phần I: Đọc – Hiểu [5 điểm]:

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:

“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.

[Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập I, trang 100]

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian gì?

Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện? Giải thích lý do em chọn câu văn đó?

Câu 3: Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo.

Câu 4: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

Phần II. Tập làm văn [5 điểm]

Học sinh chọn một trong hai đề văn sau:

Đề 1: Kể về một chuyến tham quan mà em nhớ mãi.

Đề 2: Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em yêu thích để kể lại truyện đó.

Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021

Phần I [5 điểm]:

Câu 1 [1 điểm]:

– Học sinh nêu đúng tên văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” [0,5 điểm]

– Thể loại truyện ngụ ngôn [0,5 điểm]

Câu 2 [1 điểm]:

– Học sinh hiểu được nội dung đoạn văn, xác định đúng câu văn thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện:

“Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. [0,5 điểm].

– Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu miễn sao chạm vào các ý:

+ Câu văn cho thấy hiểu biết của ếch hạn hẹp [0,25 điểm]

+ Tính cách của con ếch: chủ quan, kiêu ngạo,… [0,25 điểm]

Câu 3 [2 điểm]:

– Học sinh xác định đúng một cụm danh từ có trong đoạn văn [1 điểm]

– Phân tích đúng cấu tạo của cụm danh từ đó [1 điểm]

Có thể phân tích được một trong các cụm danh từ sau:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
t2 t1 T1 T2 s1 s2
  một con ếch    
  một   giếng   nọ
  vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ  
cả     giếng    
  các con vật   kia
  một vị chúa tể    

Câu 4 [1 điểm]:

Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế, nêu ra được bài học của bản thân [1 điểm]

Có thể đưa ra các ý kiến sau:

– Phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình,…

– Biết hạn chế của bản thân, không chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác,….

Phần II. Tập làm văn [5 điểm]

Học sinh viết bài văn cần đảm bảo yêu cầu chung sau đây:

1. Về hình thức

– Viết đúng thể loại văn tự sự

– Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc

– Các sự việc được sắp xếp theo trình tự hợp lý

– Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu thông thường.

2. Nội dung:

Học sinh có thể có những cách diễn đạt riêng song cần đảm bảo kiến thức sau:

Đề 1: Kể về một chuyến tham quan mà em nhớ mãi.

a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về chuyến tham quan mà em nhớ mãi

b. Thân bài: Kể lại diễn biến chuyến tham quan

– Thời gian, không gian [khi nào, ở đâu?,…]

– Tâm trạng của em lúc được đi tham quan

– Những sự việc diễn ra trên đường đi, tại nơi tham quan,…

– Kết thúc chuyến tham quan

c. Kết bài: Ý nghĩa của chuyến đi tham quan và liên hệ bản thân

Đề 2: Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em yêu thích để kể lại truyện đó.

a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em đóng vai và câu chuyện em sẽ kể

b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện

– Sự việc mở đầu

– Sự việc phát triển

– Sự việc cao trào

– Sự việc kết thúc

c. Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện và liên hệ bản thân

* Biểu điểm:

– Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, rõ ý.

– Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.

– Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn sơ sài nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường.

– Điểm 1: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu kém.

– Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề.

* Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng và bài làm thực tế của học sinh, dựa vào thang điểm trên giáo viên cho các mức điểm còn lại cho phù hợp.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 3

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

Chủ đề [Nội dung, chương…] Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng
TN TL TN TL      

Chủ đề 1: Truyện dân gian

– Nắm được thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản truyện dân gian

– Nêu được ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần; chi tiết Sơn Tinh bốc đồi dời núi

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1,5

15%

1

1,5

15%

3

3,0

30%

Chủ đề 2: Tiếng việt

1.Danh từ

2.Số từ

3.Lượng từ

– Nhận diện được số từ, lượng từ.

– Xác định danh từ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2,0

20%

2

2,0

2,0%

Chủ đề 3:

Tập làm văn

Viết bài văn tự sự

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

5

50%

1

5

50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

4

3,5

35%

1

1,5

15%

1

5,0

50%

6

10,0

100%

Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021

PHÒNG GD&ĐT ………………

TRƯỜNG THCS ………………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2020 – 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: …. /12/2020

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU [5 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”.

[Thạch Sanh – SGK Ngữ văn 6, tập 1]

Câu 1. [1 điểm] Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 2 văn bản khác thể loại truyện “Thạch Sanh” thuộc phần truyện dân gian mà em được học trong chương trình Ngữ Văn 6.

Câu 2. [0,5 điểm] Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3. [1,5 điểm] Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết niêu cơm. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

Câu 4. [1 điểm] Viết lại chính xác 4 danh từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 5. [1 điểm] Những từ in đậm, gạch chân trong câu:

Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” thuộc từ loại gì?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN [5 điểm]

Hãy viết bài văn kể về người thân mà em yêu quý.

Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021

Phần I.

Câu 1

[1 điểm]

– Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích

– Kể đúng 2 văn bản.

* Đúng 1 văn bản cho 0,25 đ

0,5đ

0,5 đ

Câu 2

[0,5 điểm]

– Tự sự

0,5 đ

Câu 3

[1,5 điểm]

Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:

– Niêu cơm thần kì làm lui quân 18 nước chư hầu tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, yêu hòa bình của nhân dân ta.

– Thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc của ông cha ta.

0,75 đ

0,75 đ

Câu 4

[1 điểm]

– Viết đúng 4 danh từ

[Viết thiếu 1 danh từ trừ 0,25 điểm]

1 đ

Câu 5

[1 điểm]

– “cả” – Lượng từ

– “một” – Số từ

0,5 đ

0,5 đ

Phần II

Tập làm văn

[5 điểm]

I. Hình thức:

– Kiểu bài: Tự sự

– Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; Bố cục rõ; thể hiện sự liên kết giữa các phần.

– Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường.

0.5 điểm

II. Nội dung:

1. Mở bài:

– Giới thiệu về người thân em định kể.

2. Thân bài:

– Kể [kết hợp tả] về ngoại hình, tính cách của người thân đó.

– Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh…

– Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó.

4.5 điểm

0.5 điểm

1 điểm

1,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

III. Biểu điểm:

Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, kể chi tiết đầy đủ các sự việc chính, bố cục rõ ràng.

Điểm 4: Bài viết cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.

Điểm 3: Đạt 2/3 yêu cầu. Nội dung đảm bảo, trình bày hợp lý, không mắc nhiều lỗi chính tả.

Điểm 2: Bài tương đối đạt yêu cầu nhưng nội dung sơ sài.

Điểm 1: Bài không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém.

Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề.

* Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại.

 

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 – 2021 – Đề 4

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

UBND……………………………

PHÒNG GD&ĐT……………

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2020 – 2021
Môn: Ngữ Văn – Lớp 6

Thời gian: 90

I. Đọc – hiểu văn bản

Cho đoạn văn sau:

“Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.”

[Ngữ Văn 6, tập 1]

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Câu 3. Tìm hai danh từ trong đoạn văn trên.

Câu 4. Hãy kể tên hai văn bản cùng thể loại với văn bản trên.

II. Tự luận

Câu 1. Em hãy chỉ ra các lỗi sai trong các câu sau và sửa lại:

a. Hùng là một chân sút rất tài năng nên Hùng được cử đi thi đấu quốc tế.

b. Khung cảnh Hồ Tây vào mùa thu rất lãng mạng.

Câu 2. Tả lại cảnh hoàng hôn trên quê hương em.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 – 2021

I. Đọc – hiểu văn bản [2 điểm]

Câu 1: Con Rồng cháu Tiên [0.5đ]

Câu 2. Truyền thuyết [0.5đ]

Câu 3. Hai danh từ: con trai, Văn Lang [0.5đ]

Câu 4. Hai văn bản: Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh [0.5đ]

II. Tự luận [8 điểm]

Câu 1. [2 điểm]

a.

– Lỗi sai: Lặp từ “Hùng” [0.5đ]

– Cách sửa: Hùng là một chân sút tài năng nên [cậu] được cử đi thi đấu quốc tế. [0.5đ]

b.

– Lỗi sai: từ “lãng mạng” do lẫn lộn giữa các từ gần âm, hiểu sai nghĩa của từ. [0.5đ]

– Cách sửa: Khung cảnh Hồ Tây vào mùa thu rất lãng mạn. [0.5đ]

Câu 2. [6 điểm]

I. Mở bài [0.5đ]

– Giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em.

Ví dụ: Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ, tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.

II. Thân bài

1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em [1đ]

– Quê hương em đang vào mùa nào?

– Quê hương em có gì đặc biệt?

– Quê hương em có nét độc đáo gì?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em [4đ]

* Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em:

– Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núi

– Mặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắp

– Những chú chim đi kiếm mồi cho buổi tối

– Những người nông dân vác cuốc ra về

– Những chú trâu vẫn còn mải mê gặm cỏ

– Những đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,

– Những chú gà bắt đầu lên chuồng

– Những em học sinh đi học về trên đường làng quê

* Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em:

– Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lại

– Mọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tối

– Những con trâu cũng được về nhà

– Cánh đồng không một bóng người

– Nhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhà

– Tiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơi

– Lâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài [0.5đ]

– Nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em

Ví dụ: Em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.

………..

Video liên quan

Chủ Đề