Nitrit trong nước tiểu là gì năm 2024

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những loại xét nghiệm thường gặp khi kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán hoặc điều trị một số bệnh. Đây cũng là xét nghiệm cơ bản và được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y khoa. Dưới đây MEDLATEC sẽ liệt kê ra các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và ý nghĩa của chúng.

1. Xét nghiệm nước tiểu thường được thực hiện khi nào?

Với mẫu bệnh phẩm nước tiểu, xét nghiệm này được thực hiện nhằm kiểm tra qua các khía cạnh như: màu sắc, nồng độ của các chất có trong nước tiểu. Kết quả mang lại có thể phản ánh sức khỏe hiện tại hoặc dấu hiệu của bệnh tật.

Nước tiểu là một trong những tiêu chí được dùng để kiểm tra, đánh giá sức khỏe

Các trường hợp có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm này gồm:

  • Khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát, định kỳ.
  • Khi gặp phải dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: đau lưng, bụng, tiểu nhiều, tiểu són, dắt, tiểu ra máu,... bởi chúng có thể là sự cảnh báo cho bệnh về thận, tiết niệu, tiểu đường hoặc một số cơ quan khác.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả hoặc sự đáp ứng của cơ thể đối với phác đồ điều trị bệnh.
  • Là một trong những xét nghiệm bắt buộc trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc khám thai định kỳ.
  • Ngoài ra, qua mẫu nước tiểu, còn có thể giúp kiểm tra sự hiện diện của các loại chất kích thích trong cơ thể hoặc để thử thai,...

2. Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Dưới đây là các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và vai trò, ý nghĩa của từng chỉ số trong theo dõi, chẩn đoán bệnh.

Tỷ trọng nước tiểu Specific Gravity [SG]

Đánh giá về trọng lượng riêng của nước tiểu, nghĩa là có thể phản ánh tình trạng nước tiểu đặc hay loãng. Với điều kiện bình thường về sức khỏe, chỉ số này thường trong khoảng 1.015 - 1.025. Khi chỉ số này tăng có thể là dấu hiệu của đái tháo đường, còn nếu chỉ số này thấp có thể cảnh báo bệnh suy thận. Ngoài ra, chúng còn giúp đánh giá dấu hiệu bệnh gan, ống thận hoặc viêm đài bể thận.

Chỉ số tế bào bạch cầu Leukocytes [LEU hay BLO]

Với người bình thường, không bị bệnh, trong nước tiểu sẽ không có sự xuất hiện của bạch cầu [bạch cầu âm tính]. Trong trường hợp đường niệu nhiễm trùng, bạch cầu sẽ được tìm thấy trong nước tiểu.

Chỉ số Nitrit [NIT]

Men chuyển hóa mà một số loại vi khuẩn tiết ra có khả năng khiến cho nitrat trong nước tiểu biến thành nitrit. Chính vì thế, nếu trong nước tiểu xuất hiện nitrit [nitrit dương tính] có nghĩa là có tồn tại vi khuẩn.

Tùy mục đích mà có thể xem xét các chỉ số khác nhau

Độ acid nước tiểu [pH]

Độ pH phản ánh tính axit hoặc bazơ của nước tiểu. Thông thường, pH từ khoảng 4.6 đến 8 là nước tiểu bình thường. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 4 chứng tỏ tính axit cao, từ 9 trở lên là tính bazơ.

Khi độ pH của nước tiểu không bình thường là dấu hiệu của việc bị nhiễm khuẩn, mất nước, tiêu chảy hoặc tiểu đường,...

Hồng cầu niệu [BLD]

Với người bình thường, chỉ số này là âm tính, khi chúng dương tính, có thể là biểu hiện của tình trạng sỏi thận, bướu thận, nhiễm trùng đường tiểu hoặc xuất huyết bàng quang,... Tuy nhiên, để biết được chính xác cơ quan nào bị tổn thương thì cần thêm các xét nghiệm khác nữa.

Protein [PRO]

Chỉ số này không tồn tại trong nước tiểu của người khỏe mạnh. Khi kết quả xét nghiệm ghi nhận sự có mặt của chúng, điều này có thể cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiểu, thận hoặc tổn thương ở các cơ quan khác khiến có máu trong nước tiểu.

Ngoài ra, chỉ số này đặc biệt quan trọng với đối tượng phụ nữ đang có thai, cảnh báo nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật,...

Glucose [GLU]

Là chỉ số đường trong máu mà điều kiện sức khỏe bình thường có thể rất ít, thậm chí là không có. Đây cũng là chỉ số gặp với đối tượng bị tiểu đường, viêm tụy, bệnh ống thận,...

Ăn đồ ngọt nhiều trước khi thực hiện có thể khiến Glucose tăng, lâu dài ảnh hưởng xấu cho sức khỏe

Cặn nước tiểu [ASC]

Đánh giá tình trạng của cặn trong nước tiểu. Nếu là bình thường, chỉ số này sẽ dao động khoảng 0,28 - 0.56mmol/L hoặc 5 - 10 mg/dL. Đối với người mắc các bệnh như: viêm nhiễm, sỏi đường tiết niệu, thận,... kết quả sẽ cho thấy chỉ số này vượt ngưỡng bình thường.

Ketone [KET]

Bình thường, chỉ số này không xuất hiện trong nước tiểu của người khỏe mạnh. Khi bị tiểu đường, ketone sẽ được tạo ra và bài tiết vào nước tiểu trong quá trình chuyển hóa axit béo. Ngoài ra, với những đối tượng là người nhịn ăn kéo dài hoặc nghiện rượu chỉ số này cũng xuất hiện trong nước tiểu.

Urobilinogen [UBG]

Thường thì chỉ số này cũng không gặp trong nước tiểu người khỏe mạnh hoặc nếu có thì nồng độ cho phép khoảng từ 0.2 - 1.0mg/dL. Khi chúng vượt ngưỡng này, chứng tỏ dấu hiệu của bệnh gan, mật, chẳng hạn như: xơ gan, viêm gan do virus, nhiễm khuẩn,...

Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trên đây có thể giúp bác sĩ đưa ra nhận định về tình trạng sức khỏe của người được lấy mẫu. Đây cũng là căn cứ để bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nhằm xác định rõ nguyên nhân hoặc điều chỉnh phác đồ trong điều trị.

3. Cần chú ý những gì khi làm xét nghiệm nước tiểu?

Ngoài việc tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, khi thực hiện loại xét nghiệm này, bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ bởi tùy mục đích mà mẫu nước tiểu có thể được lấy tùy thời gian và theo những cách khác nhau.
  • Ngừng uống hoặc thông báo cho bác sĩ về các loại thực phẩm chức năng, thuốc đang dùng. Đồng thời, tránh ăn một số thực phẩm có thể ảnh hưởng tới màu nước tiểu, chẳng hạn: thanh long tím, củ cải đường,...
  • Phụ nữ khi đang có kinh cũng là đối tượng cần thông báo cụ thể tình trạng cho bác sĩ được biết.
  • Uống nước quá nhiều trước khi lấy mẫu có thể khiến nước tiểu trở nên loãng, ảnh hưởng tới chẩn đoán.

Ngoài những lưu ý trên, một yếu tố quan trọng nữa là cần lựa chọn cho mình một cơ sở thực hiện uy tín để đảm bảo kết quả chính xác.

Hệ thống Y tế MEDLATEC luôn là ưu tiên lựa chọn của khách hàng

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín được đông đảo khách hàng lựa chọn khi cần thực hiện các xét nghiệm y khoa, trong đó có xét nghiệm nước tiểu. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc xét nghiệm đồng bộ, hiện đại, đặc biệt Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC còn là cơ sở đầu tiên trên toàn quốc đạt cả chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP công nhận năng lực xét nghiệm. Do đó, khi tiến hành làm các xét nghiệm tại MEDLATEC nói chung và xét nghiệm nước tiểu nói riêng, khách hàng có thế yên tâm về kết quả của các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nhận được.

Không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại cơ sở y tế, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phục vụ khách hàng. Với hình thức này, quy trình từ lấy mẫu đến khâu bảo quản, đóng gói và vận chuyển về Phòng xét nghiệm đều đảm bảo đúng quy trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế, kết quả xét nghiệm vì thế luôn được đảm bảo với độ chính xác cao.

Để được đặt lịch khám, xét nghiệm nhanh nhất, quý khách hãy gọi Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Nitrit xuất hiện trong nước tiểu khí nào?

2. Vì sao nitrit xuất hiện trong nước tiểu? Nguyên nhân chính khiến cho Nitrit xuất hiện trong nước tiểu chính là do bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu, và có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí cơ quan nào của đường tiết niệu, thường do các vi khuẩn Gram âm gây ra.

Nitrite [+] là gì?

Nitrite là chất bảo quản thường sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói… giúp ức chế vi khuẩn song dùng nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Nitrite còn gọi là muối diêm, natri nitrite, nitric, sodium nitrite…

Nitrat có tác hại gì?

Khi nitrat và nitrit chuyển hóa thành nitrosamine do nhiệt độ cao, hợp chất này gây hại cho cơ thể, trong đó có một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, trong một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ natri nitrat với mức độ cao có nguy cơ gây ung thư đại trực tràng, bệnh bạch cầu, ung thư buồng trứng,...

Lấy mẫu nước tiểu bao nhiêu là đủ?

Bác sĩ có thể chỉ định lấy nước tiểu trong 24 giờ hoặc lấy nước tiểu một lần với lượng khoảng 20ml. - Lấy nước tiểu 1 lần: Người bệnh cần vệ sinh ngoài vùng kín và lấy nước tiểu phần giữa bãi cho vào một lọ đựng nước tiểu được nhân viên y tế phát cho.

Chủ Đề