Nơi dấu không có dấu tích thành nhà Mạc được xây dựng sau năm 1592

Theo Toàn thư và Đại việt thông sử, Mạc Đăng Dung [1483 – 1541] người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương [nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng], là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Sinh ra ở vùng biển, thuở thiếu thời, Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá, nhưng lại có trí dũng hơn người. Trong cuộc thi tuyển dũng sĩ đời vua Lê Uy Mục tại Giảng võ đường Thăng Long, ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân - Võ Trạng nguyên, được sung quân Túc vệ. Trong giai đoạn này, triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung được giao trấn thủ Hải Dương. Vua Lê Chiêu Thống ở kinh thành Thăng Long bị quân khởi nghĩa của Nguyễn Kính nổi loạn, uy hiếp. Mạc Đăng Dung mang quân về kinh thành cứu giá, một mình dẹp loạn, được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công...

Từ đường Cổ Trai [cũ].

Năm 1527, ông được triều Lê phong làm thái sư An Hưng Vương. Tháng 6 năm 1527, ông được Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua, lập ra nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức. Học theo nhà Trần, trị vì được 2 năm, đến năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh - tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng thành nhà Mạc tại vùng đất Hải Phòng ngày nay.

Dưới triều Mạc, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam có nhiều thành tựu được lịch sử ghi nhận. Đó là thời thịnh trị của chợ búa, cảng thị sầm uất, văn hóa dân gian nở rộ. An ninh trật tự, kỷ cương nghiêm minh. Về kinh tế, nhà Mạc đã có chính sách khuyến nông, ưu tiên cấp ruộng đất cho binh lính, chú trọng khẩn hoang, lập làng, đắp đê. Nhà Mạc không theo chính sách “trọng nông, ức thương” như thời Lê sơ, mà có chính sách rất cởi mở với nội thương và ngoại thương, phát triển sản xuất hàng hóa, thông thương thị trường nội địa với nước ngoài. Sản phẩm gốm hoa lam của nhà Mạc ở Bát Tràng, ở Nam Sách độc đáo, tinh xảo, xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Một số nghề thủ công mỹ nghệ như tạc tượng, đúc chuông được khuyến khích phát triển.Về văn hóa, nhà Mạc luôn chú trọng chính sách thi cử, đào tạo nhân tài cho đất nước [kể cả đối với phụ nữ]. Cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội. Tổng cộng tổ chức được 22 khoa thi, lấy đậu 477 tiến sĩ, 11 trạng nguyên, 12 bảng nhãn, 19 thám hoa [chỉ đứng sau thời vua Lê Thánh Tông]. Tiêu biểu là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “ngôi sao Khuê” của thế kỷ XVI. Thời đó, Mạc Đăng Dung cho xây dựng Dương Kinh ở Cổ Trai, quê hương ông một hệ thống cung điện, lầu các, trường học như: Các Dương tự; điện Tường Quang, Phúc Huy; phủ Quốc Hưng; mả Lăng, đồn binh, kho lương… với quy mô đồ sộ. Để Dương Kinh trở thành “đô thị ven bến xứ Đông”, nhà Mạc cho xây dựng một số thương cảng trên bến dưới thuyền làm nơi giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước như: Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha… gắn với việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích, nhất là chùa chiền ở Cổ Trai và vùng lân cận.Vương triều Mạc tồn tại trong thời gian 65 năm trước khi bị lực lượng phong kiến nhà Trịnh với danh nghĩa phù Lê đánh bật ra khỏi Thăng Long năm 1592. Nhà Mạc đã trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung [1527 - 1529], Mạc Đăng Doanh [1530 - 1540], Mạc Phúc Hải [1541 - 1546], Mạc Phúc Nguyên [1547 - 1561] và Mạc Mậu Hợp [1562 - 1592].Đánh giá đúng vị thế của Vương triều Mạc và Dương Kinh, năm 2004, Bộ VH-TT quyết định xếp hạng di tích, công nhận “Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng là Di tích Lịch sử, Văn hóa Quốc gia”.Do biến cố của lịch sử, Từ đường họ Mạc đã trải qua hơn 400 năm, công trình nguyên gốc duy nhất thờ Đức Mạc Thái Tổ, Đức Mạc Thái Tông còn lưu giữ lại ở mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đất Tổ, phát phúc của Vương triều, được con cháu họ Mạc Cổ Trai và nhân dân địa phương hưng công xây dựng cách đây hơn một trăm năm. Đến nay, công trình ấy vừa chật hẹp, vừa nhỏ bé, đơn sơ, đang bị dột nát, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.Nối mạch phát triển xưa, bằng sức mạnh đoàn kết, cách nghĩ sáng tạo, người dân Dương Kinh, Kiến Thụy tiếp tục bảo tồn và phát huy truyền thống. Xây dựng nơi đây trở thành địa chỉ thu hút không chỉ các chi họ Mạc cả nước, mà còn du khách muôn phương về dâng hương tưởng niệm các vua triều Mạc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu hôm nay.Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng cho biết, khi Từ đường họ Mạc được chủ trương của Bộ VHTT&DL cũng như UBND TP Hải Phòng về việc chấp thuận dự án tu bổ, tôn tạo di tích thì đây là niềm vui chung của người dân TP. Nguồn kinh phí để tu bổ lấy từ nguồn xã hội hóa, dự kiến sẽ khởi công vào ngày 25 tháng Giêng năm 2017, khánh thành hoàn công di tích gốc giai đoạn 1 trước ngày 22 tháng 8, đúng vào dịp kỷ niệm ngày mất của Mạc Đăng Dung. Đây là công trình được nhiều người tâm huyết và mong muốn sau khi hoàn thành sẽ là nơi tưởng niệm – dấu tích được ghi mãi đến muôn đời sau cho người dân TP Cảng nhớ về một quá khứ hào hùng của ông cha để lại.

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Phí Văn Chiến

Trong bài “Bia Ma nhai chùa Hương Nghiêm – Nhiều chỉ dấu quan trọng về lịch sử” tôi đã đưa ra chỉ dấu đầu tiên về lỵ sở của nhà Lê ở Tuyên Quang để các nhà sử học và các nhà nghiên cứu lịch sử cùng trao đổi để làm rõ nhiều vấn đề lịch sử trên đất Tuyên Quang.

Vừa qua lên lại Tuyên Quang, tôi thấy một số ấn phẩm, cũng như một số nhà nghiên cứu vẫn cho rằng đây là thành Nhà Mạc, do nhà Mạc xây, vì thế trong bài viết này, tôi xin làm rõ một số vấn đề về thành cổ ở Tuyên Quang này.

Trên nguyên tắc lấy chính sử làm gốc, kết hợp chặt chẽ các tư liệu của các nhà nghiên cứu lịch sử và Hán – Nôm viết về nhà Mạc và thời Mạc, các loại sách địa chí, đi điền dã để xác minh tư liệu, từ sau năm 1960, đến năm 1995 tôi đã tìm kiếm ở Tuyên Quang, Hà Giang  những tư liệu lịch sử về nhà Mạc, nhưng không có gì. Năm 1995, khi về Hà Nội, ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương tôi đã vào cả TP HCM sưu tầm sách lịch sử, địa chí, tranh, ảnh, bản đồ Tuyên Quang; lịch sử Đảng các tỉnh nơi có nhà Mạc đóng quân, sau đó đi thực địa để kiểm chứng nhằm trả lời câu hỏi trên. Các loại tài liệu lịch sử có viết về Tuyên Quang đã sưu tầm được như sau:

Sách lịch sử gồm 19  cuốn như: Đại Việt sử ký toàn thư; Lịch triều tạp kỷ; Đại Việt sử ký tiền biên; Đại Việt sử ký tục biên; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục … Lịch sử Đảng tỉnh Lạng Sơn; Lịch sử Đảng tỉnh Cao Bằng; Lịch sử Đảng tỉnh Hải Dương; Lịch sử Đảng tỉnh Tuyên Quang.

Các sách Địa chí viết cổ và tài liệu cổ về Tuyên Quang: như Dư địa chí; Phủ biên tạp lục; Đại Nam nhất thống chí; Đại Nam dư địa chí ước biên; Đồng Khánh dư địa chí; …. Tuyên Quang tỉnh phú của Đặng Xuân Bảng; Tuyên Quang phong thổ ký của Nguyễn Văn Bân; Các sách thông báo về khảo cổ học, Hán – Nôm học.

Điền dã: Tôi đã bốn lần lên Cao Bằng, sáu lần lên Lạng Sơn, hàng chục lần về Hải Dương, đến thành Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa và thành Đồng Hới Quảng Bình, đặc biệt cụm di tích Cố đô Huế để kiểm chứng và đối chiếu về Nhà Mạc và thành Nhà Mạc. Tại các nơi  tôi đã thu thập hàng chục đầu sách về nhà Mạc, do các nhà Sử học, các GS – TS họ Mạc viết về nhà Mạc như:

          Vương Triều Mạc; Vương Triều Mạc với sự canh tân đất nước; Góp phần nghiên cứu lịch sử Triều Mạc; Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử; Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc hơn 20 năm nghiên cứu và nhân thức; Nhà Mạc và họ Mạc  ý nghĩa và mục tiêu chiến lược; Vương triều Mạc ở Cao Bằng một thời hưng thịnh; Nhà Mạc và hậu duệ nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc; Văn bia nhà Mạc; Văn khắc Hán – Nôm thời Mạc…

Trong đó có ba cuốn sách đặc biệt quý, đó là cuốn “Nhà Mạc và họ Mạc ý chí và mục tiêu chiến lược” của GS TS Phan Đăng Nhật họ Phan gốc họ Mạc; cuốn “Góp phần nghiên cứu Lịch sử triều Mạc ở Việt Nam” là luận văn Tiến sĩ của GS – TS Sử học Đinh Khắc Thuân nguyên Tổng biên tập Tạp chí Hán – Nôm của Viện Hán – Nôm. Luận văn này được bảo vệ tại Trường Cao học khoa học xã hội Pháp vào tháng 3 năm 2000, sau được dịch thành sách với tên gọi là Lịch sử Triều Mạc qua thư tịch và văn bia; cuốn “Nhà Mạc và thời đại Nhà Mạc hơn hai mươi năm nghiên cứu và nhận thức” của GS – Trần Thị Vinh với 300 trang sách mà bà dùng tới 343 tư liệu nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu khác. Thật bất ngờ, tôi không thấy bất cứ cuốn sách nào viết đến việc nhà Mạc xây thành Tuyên Quang cả! Kể cả các cuốn sách do chính tay các giáo sư họ Mạc viết nhà Mạc xây thành ở Tuyên Quang cả!

Để làm rõ hơn vấn đề Nhà Mạc có xây thành ở Tuyên Quang không, tôi đã xem lại sách Đại Việt sử ký toàn thư thì thấy năm 1522 anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật đã thống lĩnh và cát cứ Tuyên Quang, mãi đến năm 1527 Mạc Đăng Dung mới cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc. Từ năm 1533 khi cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều xảy ra, nhà Mạc chỉ chiếm được từ Thanh Hóa ra bắc, nhưng riêng Tuyên Quang anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật vẫn cát cứ và phò nhà Lê chống lại nhà Mạc.  Sách ĐVSKTT trang 630 –  631 – tập I do NXB VH – TT xuất bản năm 2004 viết :

“ Tân Hợi năm thứ 3 [ 1551] …thái sư Lạng quốc công sai hàng tướng nhà Mạc là Lê Bá Ly cùng với bon Vũ Văn Mật [1] tiến quân sát đến kinh sư…”

Chú giải của 1 ở cùng trang 631 viết:

“ Vũ Văn Mật là em Vũ Văn Uyên. Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi thì Vũ Văn Uyên, cựu thần nhà Lê cát cứ ở miền Tuyên Quang, cũng tham gia cuộc vận động khôi phục nhà Lê. Văn Uyên vốn là người xã Ba Động huyện Gia Phúc [nay là huyện Gia Lộc trấn Hải Dương], người khỏe mạnh gan dạ, vì tội giết người trốn lên xứ Đại Đồng trấn Tuyên Quang. Bấy giờ người tù trưởng Đại Đồng bị nhân dân oán ghét, Văn Uyên thấy thế kết đảng thừa cơ mà cướp lấy đất ấy. Hiện nay tại xã Lương Sơn huyện Lục Yên còn có di tích thành Mị Lang, tục gọi là thành Bầu, tương truyền là thành cũ của Văn Uyên để chống lại quân Mạc. Trong buổi biến loạn ở đời Lê Chiêu Tôn, có lệnh của triều đình khiến các trấn mộ binh để giữ địa phương, Văn Uyên thừa dịp lập công nên được giao chức Đô tổng binh sứ Tuyên Quang, phong Khánh Dương hầu. Binh bản bộ của Văn Uyên có đến mấy vạn người, cho nên trong khi ở miền xuôi

Các phe phái xung đột nhau để dẫn đến việc họ Mạc cướp ngôi thì Văn Uyên vẫn giữ vững cả miền Tuyên Quang , Hưng Hóa, và cuối cùng cát cứ không chịu theo nhà Mạc….”

          Chú giải viết tiếp:

“ Khi thấy nhà Minh thừa nhận sự đầu hàng của họ Mạc thì Văn Uyên biết không thể trông cậy vào nhà Minh mà khôi phục nhà Lê được nữa, bèn phái người vào Sầm Châu xin làm hướng đạo để dẫn quân nhà Lê do đường thượng đạo mà tiến đánh quân Mạc… khi Mạc Phúc Hải cử đại binh ngược dòng sông Hồng để tiến đánh thì Văn Uyên tránh. Quân Mạc tiến lên quá Đại Đồng, đến miền Văn Bàn và Thủy Vĩ. Nhưng khi quân Mạc rút về thì Văn Uyên lại trở lại Đại Đồng. Mạc Phúc Hải lại cho mấy vạn quân tiến công lần nữa thì bị Văn Uyên phục kích phá tan. Từ đó nhà Mạc phải đành chịu cho họ Vũ cát cứ. Văn Uyên chết, em là Vũ Văn Mật nối nghiệp, được vua Lê phong Gia quốc công”….

          Từ điển mở Wkipeedia viết về Vũ Văn Uyên như sau: [Chữ Hán: 武文淵] [1479 – 1557], tước Khánh Dương Hầu, là người khai quốc cho sự nghiệp của các Chúa Vũ cát cứ 172 năm, ông đóng góp rất nhiều công sức chống Mạc nên được Nhà Lê cho cai quản đất Tuyên Quang, mở đầu cho cơ nghiệp này..

          Vẫn từ điển này viết về Vũ Văn Mật thế này: Sau khi nối quyền của anh là Vũ Văn Uyên, ông tự xưng là Gia quốc công, cho dời căn cứ từ thành Nghị Lang xây thành đắp lũy trên gò Bầu. Từ đó, nhân dân thường gọi ông là “Chúa Bầu” hoặc “Vua Bầu”. Các đời sau hùng cứ một vùng ở thành Bầu đều được gọi chung là chúa Bầu. Các thành mà ông xây dựng gồm thành Nghị Lang ở Lương Sơn – Lục Yên; thành Cát Tường ở Khánh Vân – Lục Yên; thành Bắc Pha ở xã Đà Dương – Lục Yên; thành Bình Ca ở Hàm Yên [Tuyên Quang]; thành Việt Tĩnh ở Diên Gia – Châu Thu [Lục Yên – Yên Bình – Yên Bái] về sau đều được gọi chung là thành Bầu. Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn ghi: thời Lê Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung nổi lên lật đổ nhà Lê, quân của Vũ Văn Mật đóng làm 11 doanh: “Huyện Phù Yên có doanh Phù Yên, châu Thu Vật có doanh Yên Thắng, châu Lục Yên có doanh An Bắc, châu Vị Xuyên có các doanh Bình Di, Bình Man, Trần Uy, Yên Biên, và Nam Đương, châu Đại Man có doanh Nghi, châu Bảo Lạc có doanh Bắc Kiệm và Trung Mang”, cùng tiếp sức với vua Lê đánh Đăng Dung.

Qua các tài liệu lịch sử và địa chí cho thấy toàn bộ các địa danh này đều thuộc đất Tuyên Quang, do anh em họ Vũ cát cứ, do đó nhà Mạc không chiếm nổi Tuyên Quang và không thể xây nổi thành ở Tuyên Quang.

Có tài liệu của Tuyên Quang nói, tương truyền năm 1592 nhà Mạc xây một đêm xong thành cổ??? Chúng tôi khẳng định đã tương truyền thì không có căn cứ lịch sử. Lịch sử cho biết, năm 1592 nhà Mạc trước sự tấn công của vua Lê, chúa Trịnh chỉ huy quân đội, Mạc Hậu Hợp chết, toàn bộ nhà Mạc phải chay lên Cao Bằng, trong khi đó Tuyên Quang vẫn là đất nhà Lê chiếm giữ, thì nhà Mạc làm gì có đất trú chân mà xây thành trong một đêm? tôi không tin sự “Tương truyền” này.

          Về việc nhà Mạc xây thành ở các nới, Nhà sử học Nguyễn Ân công tác tại Viện sử cũng đã viết trong cuốn “Từ điển Bắc Giang” do UBND tỉnh Bắc Giang xuất bản năm 2002, trang 523, cụm từ Nhà Mạc viết:

“ Thành xây dựng từ nửa cuối thế kỷ 16 để phòng vệ chống lại quân đội Nhà Lê. Có chiều dài 500 kmkhởi đầu từ Đông Triều [Quảng Ninh], qua Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên lên tới Cao Bằng. Chủ yếu đắp bằng đất. Nhiều đoạn quan trọng xây đá, gạch. Đoạn qua Bắc Giang dài trên 20 km thuộc các xã Nghĩa Phương, Cương Sơn, Tiên Hưng, Đông Hưng, huyện Lục Ngạn.

Trải hơn 400 năm, nhưng dấu vết thành cũ vẫn còn rõ ràng, nhiều nơi như ở Nghĩa Phương còn cao đến 3 m, ở Cầu Mít Đông Hưng chân rộng tới 12 m, tường cao 3 – 5m”.

Không thấy ông đả động một chữ nào đến việc nhà Mạc xây thành Tuyên Quang cả.

Khi PGS – TS Sử học Đỗ Văn Ninh, nguyên Viện phó viện sử còn sống, ông là người chuyên viết về Thành cổ, Tiền cổ, Mộ cổ… tôi đã mấy lần đến làm việc với PGS để hỏi về thành Tuyên Quang có phải do Nhà Mạc xây không? Ông trả lời: Không! Ông nói anh hãy đọc cuốn “Thành cổ Việt Nam” do tôi viết để thấy tôi không có một dòng nào viết nhà Mạc xây thành ở Tuyên Quang cả. Hiện nay tủ sách của tôi [PVC] và Bảo tàng Tuyên Quang đều có cuốn sách này!

Ngoài ra tôi cũng đã gặp và hỏi nhiều nhà sử học đã từng lên làm việc, khảo sát tư liệu lịch sử, bia đá của Tuyên Quang như GS – TS Sử học Đinh Khắc Thuân công tác tại viện Hán – Nôm là người dịch “Văn khắc Hán – Nôm thời Mạc” là tác giả Luận văn về “Lịch sử Triều Mạc ở Việt Nam” và nhiều sử học khác…các nhà khoa học đều trả lời:  nhà Mạc không xây thành ở Tuyên Quang.

Tôi đã đến thành nhà Bầu ở Lục Yên vốn thuộc Đại Đồng của đất Tuyên Quang cũ, thành nhà Bầu ở gần bến Bình Ca của TP Tuyên Quang, từ quan sát thực địa của người lính, tôi thấy hai thành này đều nằm ở những vị trí quân sự độc đáo nằm dọc sông Chảy và sông Lô, như thành nhà Bầu ở Tuyên Quang nằm ở trên đồi cao, nhìn xuống sông Lô đúng góc cua tay áo. Với súng thần công bắn đạn đá, thuyền của nhà Mạc đóng bằng gỗ, khó thoát khỏi bị Vũ Duy Mật cho tan xác ở góc cua này khó lòng tiến lên được. Chiến thắng của quân đội NDVN ở bến Bình Ca thời chống Pháp càng khẳng định vị trí yếu địa của thành Nhà Bầu, vì thế nó càng củng cố niềm tin nhà Mạc không chiếm nổi Tuyên Quang và càng không thể xây thành ở Tuyên Quang được.

Vậy triều đại nào đã xây thành cổ Tuyên Quang?

Các sách của nhà Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam Dư địa chí ước biên… đều viết khi nhà Mạc đánh nhà Lê và lên ngôi thì nhà Mạc vẫn không thể chiếm nổi được Tuyên Quang. Tất cả các sách đều viết: thành Tuyên Quang hiện nay do nhà Nguyễn, bắt đầu từ vua Minh Mệnh chỉ đạo cho xây dựng. Nhưng phải đến đời vua Thiệu Trị năm thứ 4, thành mới được xây hoàn chỉnh theo kiến trúc Vô Băng [Pháp], giống như thành Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định được xây theo kiến trúc Vô Băng vậy.

          Theo Đại Nam thực lục và Đại Nam nhất thống chí đến đời vua Minh Mệnh [Nhà Nguyễn] đây:  “là lũy đắp bằng đất, chỉ tùy theo thế núi lệch lạc và chật hẹp mà đắp quanh. Đến tháng 5 – 1832 Tổng đốc Lê Đại Cương xét xem địa thế, bàn với Thự Tuần phủ Nguyễn Hữu Khuê, tâu xin vua Minh Mệnh nhân cũ mà thêm rộng ra: 2 mặt trước và sau đều 55 trượng, 2 mặt tả hữu đều 65 trượng, đằng trước mặt và bên tả bên hữu có 3 cửa. Trước hết hãy đắp thành  đất, để đất rắn chắc, rồi sau mới xây đá ong. Ngọn núi đất ở trong thành sửa lại cho bằng phẳng, dời hành cung đến dựng ở đấy. Đằng trước xây kỳ đài và vọng lâu. Phía trước kỳ đài có hồ cũ, nay đào lại cho vuông. Bên tả về phía trước dựng dinh Tuần phủ, phía sau dựng 2 tòa kho tàng, bên hữu ở phía trước dựng dinh Án sát, phía sau dựng hai tòa khám đường và nhà ngục.  Vua Minh Mệnh dụ rằng “ Những điều nghĩ ấy đều đã phải rồi. Duy thành còn hơi hẹp, bốn mặt nên mở rộng thêm, đều đủ trên dưới 70 trượng. Nếu hình thế chỉ như vậy mới đẹp thì cũng chuẩn y lời, không cần phải gượng gạo cốt ở một chữ “phải” mà thôi”  [Trang 315 Đại Nam thực lục tập III  – NXB Giáo dục 2007].

          Sách “Minh Mệnh chính yếu” [trang 1648 – NXB Thuận Hóa năm 2010] viết :           “ Thành ấy ở bờ đàng tây sông Tam Kỳ, trước kia đắp vòng lũy đất là theo địa thế của núi nên vừa lệch vừa hẹp, đến bây giờ quan Tổng đốc là Lê Đại Cương bàn với quan Thự phủ là Nguyễn Hữu Khuê, tâu xin  theo chỗ cũ mà đắp rộng thêm ra, đàng trước, đàng sau đều dài 55 trượng, đàng tả đàng hữu đều dài 65 trượng mà xây bằng đá ong, lại di chuyển hành cung  lên trên đỉnh núi đất và đàng trước dựng cột cờ”…

Vẫn sách Đại Nam thực lục viết: Tháng 10 – 1844 “phái 2000 biền binh ở tỉnh Sơn Tây đến ứng dịch, Lãnh binh Nguyễn Trọng Thao đôn đốc công việc. Giai cũng đi lại trông nom. Thành tỉnh Tuyên Quang nguyên đặt ở dưới chân núi đất, dưới có đá chằng chịt, thợ làm rất khó, trải 3 tháng thành mới xây xong. Quan quân làm việc đều được hưởng theo ưu hạng [đằng trước, đằng sau, bên tả, bên hữu thành đều dài 65 trượng, cao 7 thước, 2 tấc, xây bằng đá ong; đằng trước và hai bên tả hữu đều xây một cửa”  [trang 668 tập 6 Đại Nam thực lục NXB Giáo dục 2007].

          Theo sách Đại Nam nhất thống chí, thì “chu vi thành Tuyên Quang 274 trượng, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 4 thước, sâu 5 thước, mở 3 cửa. Trong thành có một quả núi bằng đất, có hành cung dựng ở địa phận xã Ỷ La huyện Hàm Yên. Trấn sở đời Lê đóng ở đây, bản triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế. Năm Thiệu Trị thứ tư, xây bằng đá ong [Đại Nam Nhất thống chí trang 399 tập 4 – NXB  Thuận Hóa 2006].

       Năm 1884, Pháp đánh thành Tuyên Quang. Quan  quân nhà Nguyễn đã đánh bật nhiều đợt tiến công của quân Pháp, nhưng đến 1885 thành vẫn thất thủ. Tháng 8 năm 1945, quân Nhật đóng trong thành phải đầu hàng Việt Minh.

          Thành Tuyên Quang hiện còn hai cửa là cửa Tây và cửa Nam và một góc thành ở tại tổ 8 phường Tân Quang, cửa đông nhìn ra sông Lô đã bị phá, Thành đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Trước những căn cứ khoa học do chính các nhà sử học xưa và nay viết về thành Tuyên Quang, tôi khẳng định việc nói nhà Mạc xây thành Tuyên Quang là không có cơ sở khoa học, vậy không hiểu các nhà nghiên cứu lịch sử tỉnh Tuyên Quang đã căn cứ vào nguồn tài liệu lịch sử hay địa chỉ nào để viết và khẳng định nhà Mạc xây thành Tuyên Quang? Hay các nhà nghiên cứu chỉ dựa vào truyền thuyết truyền mingj rằng năm 1592 nhà Mạc đã chạy khỏi đồng bằng bắc bộ và đã ch xây thành Tuyên Quang chỉ trong một đêm? Nếu căn cứ vào truyền thuyết mà nói và viết sách như vậy quả thật rất cần bàn. Tôi mạnh dạn nếu ý kiến này rất mong các nhà nghiên cứu của Tuyên Quang cùng nhau trao đổi để làm rõ tính chính danh của cái thành lịch sử này, riêng tôi khẳng định nhà Mạc không xây thành Tuyên Quang! .,.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề