Bạn có muốn trở thành nhà lãnh đạo hiện tại tương lai không tại sao

Không quan trọng rằng bạn đang điều hành doanh nghiệp, thực hiện quản lý nhóm hay giáo viên đứng lớp thì kỹ năng lãnh đạo luôn quan trọng. Một vài người có tài năng lãnh đạo và truyền cảm hứng bẩm sinh nhưng phần lớn chúng ta không có điều đó.

May mắn thay, khả năng lãnh đạo không phải một phép màu kỳ diệu mà là tổ hợp những kỹ năng chúng ta hoàn toàn có thể đạt được qua rèn luyện. Có người sẽ đạt được kỹ năng này dễ dàng hơn những người khác nhưng tất cả chúng ta đều có thể có được. Bạn chỉ cần khao khát và sẵn sàng làm việc, chấp nhận mạo hiểm để đạt được kỹ năng đó.

Bất kể vị trí của bạn là gì, 21 cách dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba hơn:

1. Quản lý cảm xúc của bạn. Cảm xúc sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn. Nếu bạn không vui, năng lượng của bạn sẽ thấp và ngược lại khi bạn vui, bạn sẽ cảm thấy lạc quan và tích cực hơn. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy quản lý cảm xúc của chính mình. Chỉ khi bạn làm được điều đó, bạn mới có thể quản lý được năng lượng của mình.

2. Phát triển kỹ năng của bạn. Nếu bạn không có kỹ năng lãnh đạo thì dù vị trí nào đi nữa cũng không thể khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo mà bạn mong muốn. Có một cách trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc đó là cải thiện kỹ năng lãnh đạo, phát triển chuyên môn của mình và khám phá bí mật để trở thành leader tốt hơn.

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một lãnh đạo giỏi?  

3. Trở thành một người giao tiếp tuyệt vời. Kỷ luật bản thân để hiểu những gì đang xảy ra xung quanh bạn bằng cách quan sát và lắng nghe. Một nhà lãnh đạo toàn diện luôn là một người giao tiếp có tay nghề cao - không chỉ là người nói mà còn là người nghe, một người vẫn tập trung và điều chỉnh sắc thái của một cuộc trò chuyện.

4. Thừa nhận khi bạn sai. Phải mất một người mạnh mẽ, tự tin để nói rằng họ sai. Đôi khi mọi người nghĩ rằng thừa nhận bạn sai là một dấu hiệu của sự yếu đuối, nhưng trên thực tế điều ngược lại là sự thật - bạn càng trung thực và cởi mở hơn, càng nhiều người sẽ tôn trọng bạn như một nhà lãnh đạo lý tưởng.

5. Học cách phát hiện tài năng. Một kỹ năng rất quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi là biết cách kết nối với đúng người – những người giúp bạn mở rộng tầm nhìn và phát triển chiến lược. Tuy nhiên, việc tuyển dụng những cá nhân xuất sắc chỉ là một nửa cuộc chiến. Điều quan trọng là bạn cần biết cách làm thế nào để mỗi người với khả năng và trình độ học vấn khác nhau có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.

6. Hãy là một phần của đội và xây dựng kỹ năng làm việc nhóm. “Team” là từ viết tắt của cụm “Together everyone achieves more” [Mỗi người sẽ đạt được nhiều điều hơn khi làm việc cùng nhau]. Đó là những người sẵn sàng “xắn tay áo” để hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên.

7. Khen thưởng. Việc lãnh đạo “cướp công” của nhân viên không phải trường hợp hiếm gặp nhưng một nhà lãnh đạo toàn diện sẽ không làm như vậy vì họ biết rằng để đạt được những thành tựu to lớn thì cần sự đóng góp của rất nhiều nhân viên tài năng.

8. Hãy là một nhà lãnh đạo lý tưởng để cố vấn, không phải là một kẻ giảng đạo. Mọi người đều quan tâm đến sự phát triển và họ muốn biết làm thế nào để họ cải thiện bản thân tốt hơn trên con đường sự nghiệp chứ không cần một người sếp chỉ biết rao giảng.

9. Đầu tư vào con người. Để trở thành nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần hiểu được trọng tâm của doanh nghiệp mình – và đó chính là yếu tố con người. Nếu bạn muốn nhìn thấy họ hạnh phúc, trung thành và tận tâm, hãy dành thời gian nuôi dưỡng và phát triển tầm nhìn của họ.

10. Tự do và linh hoạt. Miễn là nhân viên biết được làm thế nào để họ có thể hoàn thành tốt của họ thì đừng tham gia vào công việc của họ. Một nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ tạo điều kiện để nhân viên được tự do và linh hoạt làm việc theo cách mà họ cho là tốt nhất.

11. Hãy nhanh chóng khen ngợi. Khen ngợi mọi người thường xuyên và công khai. Hãy để người khác biết khi công việc được thực hiện tốt, một công việc được hoàn thành với sự xuất sắc và kết quả thật tuyệt vời. Nhưng đối với trường hợp phản hồi để phát triển nhân viên thì nhà lãnh đạo tài ba hãy làm điều đó riêng tư. Bởi vì nó giống như một sự đánh giá tiêu cực mà không ai muốn công khai.

12. Liên kết với nhóm của bạn. Ai cũng muốn team của mình là một đội xuất sắc nhưng điều đó sẽ không tự xảy ra. Nó đòi hỏi một nhà lãnh đạo xuất sắc cần sẵn sàng bắt tay vào công việc và dành thời gian phát triển cũng như tạo ra sự liên kết giữa các thành viên.

13. Ra khỏi văn phòng của bạn. Hãy đến sớm để hoàn thành công việc của bạn trong khi mọi thứ còn thật yên tĩnh. Sau đó, khi mọi người khác đến, ra khỏi văn phòng của bạn và kết nối với mọi người. Điều này khiến các thành viên yên tâm về team của mình khi có một nhà lãnh đạo tài ba không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn luôn kết nối với nhân viên. “Một mũi tên bắn hai con chim”!

14. Lợi ích của sự nghi ngờ. Nhiều điều không tốt có thể sẽ xảy ra trong 1 ngày hoặc 1 tuần. Đó là kết quả của việc giao tiếp không hiệu quả, một sự thiếu thận trọng,… khi ai đó đã vội vã đánh giá và đưa ra ý kiến của mình. Những nhà lãnh đạo toàn diện sẽ luôn cho phép nhân viên nghi ngờ. Họ làm việc công bằng và luôn cho mọi người cơ hội thứ hai hoặc chỉ ra lợi ích của việc nghi ngờ.

15. Ngừng việc quản lý tất cả những điều nhỏ nhặt. Nhà lãnh đạo lý tưởng luôn muốn kiểm soát mọi thứ sẽ hạn chế sự phát triển của các nhân tài trong nhóm. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt, hãy lùi lại và dành không gian cho các nhân viên khác được phát huy khả năng của mình.

Xem thêm: Cách xác định nhân viên của bạn có tiềm năng lãnh đạo hay không?

16. Hãy vui vẻ. Kinh doanh là công việc vô cùng nghiêm túc nhưng những nhà lãnh đạo lý tưởng sẽ luôn biết cách xây dựng bầu không khí vui vẻ và phấn khích để tạo nên một môi trường làm việc nhiệt huyết và văn hóa lạc quan. Điều này sẽ giúp mọi người vượt qua áp lực công việc..

17. Xác định tài năng của nhân viên. Nhà lãnh đạo tài ba cần tìm hiểu và xác định khả năng của nhân viên. Khi đó, bạn sẽ giúp họ xây dựng và phát triển thêm thế mạnh của mình một cách hiệu quả nhất.

18. Xây dựng trách nhiệm cho các thành viên. Một trong những sai lầm trầm trọng là các thành viên không có tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm là vô cùng quan trọng, vì vậy, nhà lãnh đạo giỏi tuyệt đối không để thành viên của mình làm việc thiếu trách nhiệm. Bạn có được sự tôn trọng khi bạn làm theo những tôn chỉ đã đặt ra và duy trì chức năng của mỗi thành viên.

19. Tin tưởng để được tin tưởng. Khi bạn gửi thông điệp rằng bạn tin tưởng mọi người, họ cũng sẽ đáp lại bạn bàng cách tin tưởng vào bạn hơn.

20. Thể hiện lòng trắc ẩn và sự quan tâm. Lòng trắc ẩn sẽ đem mọi người đến gần nhau hơn. Nó thể hiện những gì các thành viên mong muốn và những gì bạn có thể đáp ứng cho họ. Nhà lãnh đạo mẫu mực là người được ngưỡng mộ nhiều nhất.

21. Lãnh đạo bằng trái tim. Amor vincit omnia: Ngay cả người La Mã cổ đại cũng khẳng định rằng tình yêu chinh phục tất cả. Yêu người của bạn, yêu công ty và yêu khách hàng của bạn, và bạn sẽ khám phá bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc.

Để tìm hiểu thêm về Nghệ thuật quản lý nhân sự, mời bạn tham khảo tại đây Nghệ thuật quản lý.


Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.

1. Lãnh đạo tài năng cần có chuyên môn giỏi

Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức nền tảng, người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo giỏi. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công thay vì chỉ ngồi và mơ màng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình.

2. Biết ra quyết định đúng lúc

Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi.

3. Biết phát huy thế mạnh


Một lãnh đạo tốt nhất là một người có thể phát huy các kỹ năng của mình trong mọi bối cảnh. Đa số các nhà lãnh đạo ai cũng muốn ôm đồm hết mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Bởi trên thực tế, hiếm có người nào là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có. Và người lãnh đạo cần biết rõ điều này để chỉ tập trung vào những thế mạnh, lĩnh vực của mình, phát huy nó để mang lại nhiều lợi nhuận và thành công cho doanh nghiệp, trở thành người lãnh đạo giỏi. Biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc.

4. Khả năng huy động sức mạnh làm việc tập thể

Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng tập hợp và hiệu triệu mọi người, hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy biến họ thành những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết công việc.

5. Biết kiểm soát thời gian

Người lãnh đạo luôn nắm rõ và kiểm soát được thời gian của chính mình, biết lúc nào và khi nào để bắt đầu hay kết thúc một việc. Người lãnh đạo giỏi không để lãng phí thời gian một cách vô ích bởi chính thời gian góp phần tạo nên sự thành công của họ. Khi giao việc cho nhân viên, người lãnh đạo giỏi biết cùng họ trao đổi để đưa ra thời hạn thực hiện thay vì ép họ nhận thời hạn.

6. Luôn có phương án mới thay thế cho những phương án đã cũ hoặc không thích hợp

Biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị cho mình nhiều phương án để có thể thay thế một phương án cũ khi cần thiết, giúp cho công ty không rơi vào thế bị động, đó cũng là chiến lược của một lãnh đạo giỏi.

7. Động viên, khen thưởng và quan tâm tới nhân viên

Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thái độ đúng mực, biết cách động viên, giúp đỡ và chia sẻ với nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình cho công ty. Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên.

Trở thành một nhà lãnh đạo đã là cả một quá trình và trở thành nhà lãnh đạo giỏi lại càng không phải là chuyện đơn giản. Học hỏi từ mọi thứ, từ trong thất bại và cả thành công, từ trong sự trải nghiệm của chính bản thân trên nấc thang tiến tới danh vọng cũng góp phần tạo nên một lãnh đạo giỏi.

Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức nền tảng, người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo giỏi. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công thay vì chỉ ngồi và mơ màng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình. Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi. Một lãnh đạo tốt nhất là một người có thể phát huy các kỹ năng của mình trong mọi bối cảnh. Đa số các nhà lãnh đạo ai cũng muốn ôm đồm hết mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Bởi trên thực tế, hiếm có người nào là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có. Và người lãnh đạo cần biết rõ điều này để chỉ tập trung vào những thế mạnh, lĩnh vực của mình, phát huy nó để mang lại nhiều lợi nhuận và thành công cho doanh nghiệp, trở thành người lãnh đạo giỏi. Biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc. Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng tập hợp và hiệu triệu mọi người, hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy biến họ thành những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết công việc. Người lãnh đạo luôn nắm rõ và kiểm soát được thời gian của chính mình, biết lúc nào và khi nào để bắt đầu hay kết thúc một việc. Người lãnh đạo giỏi không để lãng phí thời gian một cách vô ích bởi chính thời gian góp phần tạo nên sự thành công của họ. Khi giao việc cho nhân viên, người lãnh đạo giỏi biết cùng họ trao đổi để đưa ra thời hạn thực hiện thay vì ép họ nhận thời hạn. Biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị cho mình nhiều phương án để có thể thay thế một phương án cũ khi cần thiết, giúp cho công ty không rơi vào thế bị động, đó cũng là chiến lược của một lãnh đạo giỏi. Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thái độ đúng mực, biết cách động viên, giúp đỡ và chia sẻ với nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình cho công ty. Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên. Trở thành một nhà lãnh đạo đã là cả một quá trình và trở thành nhà lãnh đạo giỏi lại càng không phải là chuyện đơn giản. Học hỏi từ mọi thứ, từ trong thất bại và cả thành công, từ trong sự trải nghiệm của chính bản thân trên nấc thang tiến tới danh vọng cũng góp phần tạo nên một lãnh đạo giỏi.

Theo Lãnh Đạo

Video liên quan

Chủ Đề