Nong bung duoi ben trai nam gioi là benh gì năm 2024

Đau tức bụng dưới ở nam giới là hiện tượng đau ở vùng bụng tính từ rốn đi xuống bao gồm các cơ quan như: đại tràng sigma, manh tràng, trực tràng, ruột thừa niệu quản, bàng quang. Cơn đau có thể xuất phát từ những cơ quan trong vùng bụng dưới hoặc cũng có thể do từ các bộ phận khác tác động xuống vùng bụng dưới.

Nong bung duoi ben trai nam gioi là benh gì năm 2024

Đau tức bụng dưới ở nam giới. (Ảnh minh họa).

So với nữ giới thì nam giới thường ít chú ý đến các bất thường về sức khỏe của mình hơn. Đây cũng chính là lý do khiến cho họ phát hiện bệnh muộn và dễ phải chịu ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Dưới đây là 8 căn bệnh "rình rập" từ cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái mà bạn nên tìm hiểu ngay.

1. Viêm ruột thừa

Ở giai đoạn đầu, cơn đau do viêm ruột thừa có thể xảy ra ở xung quanh rốn, sau đó dần chuyển sang đau bụng dưới bên phải ở nam giới. Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn trong 24 giờ và khi vận động.

Ngoài đau bụng dưới, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt. Để điều trị, đa phần, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Nong bung duoi ben trai nam gioi là benh gì năm 2024

Viêm ruột thừa gây đau tức bụng dưới ở nam giới.

2. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày hoặc vùng đầu tá tràng có thể gây đau ở vùng bụng quanh rốn và có cảm giác nóng rát. Đi kèm với đó là các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, nôn mửa, nếu nghiêm trọng thì có thể có máu lẫn trong chất thải khi nôn hoặc phân có màu đen như nhựa đường.

3. Đau bàng quang

Đau tức bụng dưới ở nam giới có thể là triệu chứng của đau bàng quang. Ngoài triệu chứng này, bạn có gặp phải tình trạng đau rát trong hoặc sau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, mệt mỏi, suy nhược. Nếu là bị sỏi bàng quang, bạn có thể nhận thấy cơn đau quặn, dữ dội hơn và khó đi tiểu.

4. Đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn thường gây ra các cơn đau ở vùng bụng dưới, phía trên xương mu. Nguyên nhân có thể là do viêm, nhiễm trùng hoặc chấn thương tinh hoàn.

Nếu bạn bị đau bụng dưới và nhận thấy tinh hoàn nổi các cục u, bướu, da đổi màu, dương vật tiết dịch bất thường thì nên đi khám.

5. Viêm tuyến tiền liệt gây đau bụng

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm giữa bàng quang và dương vật. Nếu bị viêm hoặc nhiễm trùng, nó có thể gây ra đau ở bộ phận sinh dục và vùng bụng dưới. Không những vậy, bạn còn có thể thấy đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh.

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường là do nhiễm trùng do vi khuẩn và có thể cần phải dùng kháng sinh. Nếu quá trình này diễn ra dần dần và kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng thì nguyên nhân thường khó xác định và việc điều trị có thể khó khăn.

6. Đau tức bụng dưới ở nam giới do viêm bể thận

Cơn đau do viêm bể thận thường xuất hiện ở một bên của thắt lưng, sau đó lan ra bụng dưới. Ngoài ra, bạn cũng có thể có các triệu chứng như đau buốt, tiểu ra máu, buồn nôn, nôn, sốt. Khi thấy các triệu chứng kể trên thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

7. Sỏi thận – đau tức bụng dưới ở nam giới một bên

Sỏi thận có thể gây ra các cơn đau đột ngột, dữ dội ở lưng, bụng và háng. Cơn đau xuất hiện theo từng đợt, dọc theo niệu quản do cơ thể đang cố gắng đẩy sỏi ra ngoài. Bên cạnh đó là triệu chứng buồn nôn hoặc nôn. Với nguyên nhân này, tốt nhất bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp.

8. Thoát vị bẹn

Đây là tình trạng ống phúc mạc nối giữa ổ bụng và bìu của nam giới chưa được đóng kín, khiến cho một đoạn ruột lọt xuống bìu. Triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị bẹn là cảm giác đau bụng dưới rốn ở nam giới, khó chịu hơn khi nâng vác vật nặng, tập thể dục và giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn còn có thể bị phình một hoặc hai bên háng, nhất là khi ho, bìu sưng đỏ và có cảm giác có khối đè nặng ở bẹn.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, nam giới sẽ không còn chủ quan với tình trạng đau tức bụng dưới. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy tìm đến bác sĩ và bệnh viện uy tín để chữa trị đúng lúc, kịp thời. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Đau bụng dưới bên trái là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? Là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp phải tình trạng này? Cùng Bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Nong bung duoi ben trai nam gioi là benh gì năm 2024
Đau bụng bên trái là triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính xuất hiện ở vùng bụng bên trái.

Vùng bụng dưới bên trái được xác định từ rốn đến xương chậu. Bụng dưới bên trái bao gồm cơ bắp, mỡ, các mô liên kết, phần cuối của đại tràng, trực tràng, buồng trứng. Cảm giác đau bụng dưới bên trái âm ỉ trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như sau:

Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ. Hoặc dữ dội theo từng cơn ở vùng bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó còn có thêm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ…

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh lý biểu hiện ở niêm mạc đại tràng. Nó gây ảnh hưởng lớn đến trực tràng.

  • Thống kê cho thấy 95% trường hợp viêm loét đại tràng (VLDT) gây tổn thương ở trực tràng.
  • 20% bệnh lan rộng đến toàn bộ đại tràng.

Vì vậy bạn cần hết sức cảnh giác. Khi mắc bệnh, đa số người bệnh sẽ thấy đau vùng bụng dưới bên trái lúc âm ỉ lúc đau quặn dữ dội. Cùng với đó là cảm giác muốn đi đại tiện. Đại tiện phân lỏng và có lẫn máu. Người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, thiếu máu, huyết áp bất thường, chán ăn, mệt mỏi.

Đau bụng dưới bên trái có thể bị viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn cấp tính. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới hơn so với nam giới. Người bệnh thường bị đau âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới bên trái. Kèm theo đó là triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều, nước tiểu vàng đục, đôi khi có máu…

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nong bung duoi ben trai nam gioi là benh gì năm 2024
Đau bụng bên trái là triệu chứng thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng các phần của đường tiết niệu bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn. Tùy theo vị trí nhiễm trùng mà bệnh chia thành:

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên gồm viêm thận bể thận mạn, viêm thận bể thận cấp

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến

Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh nhân không chỉ thấy đau râm ran kéo dài ở vùng bụng dưới bên trái mà còn cảm thấy xót và nóng ở niệu đạo. Tiểu dắt, nước tiểu đục và hôi.

Sỏi tiết niệu dẫn đến đau bụng dưới bên trái

Khi bị sỏi tiết niệu, vùng bụng dưới bên trái bị đau quặn đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau lan ra khắp vùng thắt lưng, tiểu buốt đau và tiểu dắt, đôi khi nôn mửa và trướng bụng…

Các bệnh lý khác

Bên cạnh các bệnh lý phổ biến nói trên, đau bụng dưới còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe với tỉ lệ thấp hơn như:

– Đau bụng dưới âm ỉ bên trái ở nam giới có thể do viêm túi thừa, thoát vị bẹn, viêm bàng quang,…

– Đau bụng dưới bên trái nữ giới còn do bệnh phụ khoa gây ra, như: u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung…

Cách giảm đau bụng dưới bên trái

Nong bung duoi ben trai nam gioi là benh gì năm 2024
Ăn nhiều rau xanh có thể giúp cải thiện tình trạng đau bụng dưới bên trái

Để làm giảm tình trạng đau bụng bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây nên. Và từ đó có biện pháp điều trị hợp lý. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

Ngoài ra bạn có thể làm giảm nhẹ triệu chứng đau bụng dưới bên trái bằng các mẹo nhỏ sau:

+ Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Sử dụng trà thảo mộc như trà gừng, bạc hà để giúp xoa dịu cơn đau. Nên cung cấp khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể dùng cả nước canh, nước trái cây.

+ Hạn chế sử dụng các thức ăn khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Tránh ăn món ăn có gia vị cay nóng, món muối chua.

+ Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày. Nên lựa chọn những loại rau xanh giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.

+ Giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm, dùng túi chườm nóng để làm giảm triệu chứng đau nhức khó chịu.

+ Không hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.

+ Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, không hoạt động quá tải.

+ Không những thế, bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hợp lý mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.

+ Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hay sử dụng kết hợp với thuốc khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra không tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy hết cơn đau mà chưa hết liệu trình điều trị.

Những biện pháp kể trên nên được thực hiện kết hợp và bổ trợ cho nhau nhằm làm giảm triệu chứng đau bụng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm dân gian nào bạn nhé!

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau bụng dưới bên trái. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia của Bệnh viện Quốc tế DoLife.