Nylon được đặt tên theo 2 thành phổ nào

Chắc hẳn mọi người rất quen thuộc đến cụm từ Nylon hay những cách gọi biến thể mà người Việt Nam vẫn gọi nilon, lilông,… là những chiếc túi xinh xắn để đựng đồ khi đi mua sắm, hay là những chiếc túi nilon để bảo quản thực phẩm. Nhưng có ít ai biết đến rằng xuất xứ của từ NYLON này bắt nguồn từ đâu. Mỗi một cái tên đều có một xuất xứ gắn với sự ra đời của nó, bài viết xin chia sẻ nguồn gốc của từ Nylon.

Theo các nhà hóa học, Nylon có tên hóa học là Polyhexamethylen adipin acid amide, là loại sợi nhân tạo đầu tiên được sản xuất ra từ Carbon, nước và không khí.

Còn phần lớn nhiều người cho rằng từ Nylon xuất phát từ N Y (New York) và Lon (London), là các nơi mà Nylon được sản xuất lần đầu tiên. Nhưng lại có một bộ phận giải thích khác cho rằng tên Nylon được đặt khi nhà phát minh ra chất liệu này, Wallace Carothers đã vui mừng vì thành công và kêu lên "Now You Lousy Old Nipponese, hoặc là Now You Look Old Nippon”, sự vui mừng vì cuối cùng cũng làm ra được một sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm tơ lụa thiên nhiên. Và người ta lấy những chữ cái đầu để gọi là Nylon.

Để hiểu rõ thêm về nilon hay những ứng dụng về nilon trong cuộc sống, tái chế nilon như thế nào để bảo vệ môi trường hơn hãy tham khảo trên trang website của chúng tôi T-Nylon.com

 

Nylon về bản chất là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô, sau khi trải qua một quá trình hóa học chuyên sâu sẽ tạo ra chất liệu sợi mạnh mẽ có khả năng co giãn tốt sau đó tại thành các loại vải.

Nylon còn có tên gọi khác là polyamide, được chế tạo ra từ các hóa chất trong phản ứng carbon có trong than và dầu thô ở môi trường áp suất cao và được làm nóng ở nhiệt độ lớn. Phản ứng tạo ra nylon được gọi là phản ứng trùng hợp ngưng tụ để tạo ra một loại polymer lớn dưới dạng một tấm nylon.

Nylon được đặt tên theo 2 thành phổ nào

Vải nylon là loại vải đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Loại vải này có đầy đủ các đặc tính mong muốn như độ đàn hồi cùng độ bền. Tuy nhiên quá trình sản xuất chất liệu này lại vô cùng phức tạp.

Xem thêm: Nệm Cao Su Dunlopillo Cao Cấp, Đệm Cao Su Dunlopillo Giảm 25%

Lịch sử phát triển


Sợi vải Nylon được sản xuất bởi công ty Du Pont của Mỹ vào năm 1935. Đến năm 1938 thì công ty Du Pont đã có được bằng sáng chế sợi vải Nylon.

Ban đầu vải nylon được sản xuất với mong muốn thay thế cho chất liệu lụa khan hiếm trong chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng kể từ khi có mặt trên thị trường thì vải Nylon đã dần được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau như sản xuất quần áo, các loại thảm đến đồ cưới.

Đến tháng 9/1940 vải nylon lần đầu tiên được ứng dụng trong may mặc bằng việc sản xuất các đôi tất khiến người tiêu dùng thích thú lựa chọn. Bằng chứng là chỉ sau một năm xuất hiện thì số lượng tất bằng vải nylon được bán ra đã lên đến con số 64 triệu đôi.

Cho đến thời điểm hiện tại, vải nylon đã trở thành chất liệu phổ biến được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quy trình sản xuất


Nylon được tạo ra khi các monome thích hợp được kết hợp để tạo thành một chuỗi dài thông qua phản ứng polyme hóa ngưng tụ.

Các monome cho nylon 6-6 là axit adipic và hexamethylene diamin. Hai phân tử được kết hợp để tạo ra polymer và nước H2O được tạo ra như một sản phẩm phụ.

Nylon được đặt tên theo 2 thành phổ nào

Nước được lấy ra khỏi quá trình sản xuất vì sự hiện diện liên tục của nó ảnh hưởng đến quá trình tạo ra polymer.

Chuỗi polymer có thể được tạo thành từ hơn 20.000 đơn vị monomer, kết nối với nhau thông qua một nhóm amit, trong đó có chứa một nguyên tử nitơ.

Các phân tử nylon rất linh hoạt chỉ với các lực yếu, chẳng hạn như liên kết hydro, giữa các chuỗi polymer, có xu hướng bị rối một cách ngẫu nhiên. Polyme phải được làm ấm và rút ra để tạo thành các sợi mảnh sau đó dệt thành vải.

Tham khảo: Chăn ga gối đệm Hanvico chính hãng hỗ trợ trả góp tại Hà Nội 


Ưu điểm

Nylon có độ co giãn cao

Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của vải nylon. Loại vải này có khả năng co giãn cực tốt nên các sản phẩm có sử dụng vải nylon dễ khôi phục trạng thái ban đầu khi bị kéo giãn từ đó giúp độ bền luôn được bảo toàn.

Loại bỏ nấm, côn trùng

Với ưu điểm này những sản phẩm được làm từ vải nylon có khả năng loại bỏ hết những mầm bệnh gây hại từ đó giúp cho người dùng an tâm trong việc kháng lại các tác nhân gây hại và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Tính thẩm mỹ tốt

Với bề mặt sáng bóng và nhẵn mịn nên vải nylon đem lại tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm. Đặc biệt chất liệu này cũng đễ định hình thành những sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu khắt khe từ phía người dùng.

Kháng ẩm

Vải nylon không thấm nước nên ngăn chặn tình trạng ẩm mốc, khó chịu dễ dàng từ đó tạo sự thoải mái nhất cho người dùng.

Dễ nhuộm màu

Vải nylon có thể dễ dàng nhuộm các màu khác nhau tạo nên tính thẩm mỹ nổi bật đáp ứng các yêu cầu khó tính của người dùng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên vải Nylon còn tồn tại rất nhiều nhược điểm như:

Vải nylon không có khả năng phân hủy sinh học chính điều này đã gây hại nghiêm trọng cho môi trường sống xung quanh ta, là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng.

Bên cạnh đó quá trình sản xuất vải nylon sẽ tạo ra các oxit ni tơ - đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính

Vải nylon chống thấm nước chính vì thế nó không có khả năng thấm hút mồ hôi và gây ra tình trạng hầm nóng, khó chịu, tích tụ mồ hôi mỗi khi sử dụng.

Độ co ngót của vải nylon là rất lớn đặc biệt khi tiếp xúc trong môi trường nhiệt cao vì thế rất dễ bị hỏng khi nắng nóng hoặc gần các thiết bị sinh nhiệt lớn.

Ứng dụng


Với những đặc tính ưu Việt kể trên hiện nay vải nylon được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

Trong ngành công nghiệp dệt

Hiện nay vải nylon được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm dệt như đồ bơ, đồ lót, các loại áo choàng, khẩu trang, áo cánh.

Nylon được đặt tên theo 2 thành phổ nào

Những sản phẩm này mang đầy đủ những đặc tính của vải nylon. Đặc biệt loại vải này thường được dùng để may một lớp chống thấm nước trong các sản phẩm đồ bơi, áo choàng mùa đông ở những vùng khí hậu lạnh giá.

Ứng dụng khác

Ngoài ứng dụng phổ biến trong ngành dệt thì hiện nay vải nylon cũng được sử dụng thường xuyên để tạo ra một số sản phẩm khác như tạo ra các loại dây thừng, lưới đánh cá, dù, các mặt hàng dệt kim đàn hồi hoặc được pha trộn với sợi len để gia tăng độ bền của chất liệu đặc biệt này.

Vệ sinh bảo quản


Để làm sạch vải nylon bạn nên giặt bằng tay thay vì giặt máy.

Khi giặt chất liệu vải này nên dùng loại bột giặt trung tính, dịu nhẹ để tránh chất tẩy rửa làm hỏng chất lượng vải.

Trong quá trình giặt chỉ nên vò nhẹ chứ không được vò mạnh sẽ khiến quần áo bị nhàu nát.

Sau khi giặt các sản phẩm được làm từ vải nylon bạn nên treo sản phẩm nên móc để nó tự khô và chọn nơi thoáng mát để phơi, nên tránh những khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ khiến vải bị co ngót.

Bảo quản vải nylon tại khu vực thoáng mát là một trong những cách hữu ích nhất để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Tìm hiểu các chất liệu khác


Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm, Đệm Xinh đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu tại bảng sau:


Tổng kết

Trên đây chính là những thông tin hữu ích nhất về chất liệu vải nylon được ứng dụng phổ biến trong đời sống thường ngày hiện nay.