Ốc hương bao nhiêu calo

Dinh dưỡng của ốc rất đa dạng và tốt cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock

Một người trưởng thành bình thường, lượng protein cần cung cấp là 0.8g/kg khối lượng cơ thể. Riêng đối với người tập gym cần nuôi dưỡng và phát triển cơ bắp, tùy vào cường độ luyện tập mà nhu cầu cũng khác nhau, từ 1,5 1.8g/kg khối lượng cơ thể. Một số loại thức ăn chứa nhiều protein như trứng, sữa, đậu, thịt và hải sản. Riêng trong danh mục hải sản, ngoài cá, tôm, mực, còn có 1 loại mà nhiều người rất yêu thích: ốc. Cùng tìm hiểu dinh dưỡng của ốc nhé!

Dinh dưỡng của ốc: Giàu protein và khoáng chất, ít chất béo

Với mỗi loại ốc khác nhau sẽ cung cấp giá trị dinh dưỡng khác nhau. Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt ốc sẽ cung cấp khoảng 63 đến 90kcal năng lượng, trung bình 16g protein, từ 2 8g carb; 1,4g chất béo cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác.
Có thể thấy, chỉ số calo trong ốc không quá cao, lượng chất béo ít. Và đặc biệt, lượng protein dồi dào. Chính vì thế, ốc là nguồn thực phẩm ưa thích với người tập gym và tập thể hình.

Mỗi người cần trung bình 32mg chất sắt mỗi ngày. Nguồn cung cấp chất sắt truyền thống vốn là thịt đỏ như bò, cừu, heo. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn thịt hoặc hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo. 100g thịt sò/ốc cung cấp khoảng 2,5mg chất sắt. Trong khi đó, 100g thịt thăn bò chỉ cung cấp khoảng 2,12mg.

Với hàm lượng dồi dào chất kẽm, ăn ốc đều đặn mỗi ngày có thể giúp tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Kẽm tạo nên các hormone kiểm soát sự phát triển của cơ thể. Trong đó có hormone sinh dục nam testosterone, giúp quý ông sung mãn hơn, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp.

Ăn ốc thế nào mới tốt?

Dinh dưỡng của ốc và các loại hải sản như tôm, cua, cá là những thực phẩm có cholesterol cao nhưng đó là cholesterol tốt HLD. Loại cholesterol này có lợi cho sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, các loại hải sản có vỏ chứa acid béo omega-3 có khả năng làm giảm hàm lượng chất béo triglyceride trong máu, giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Qua đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, các loại hải sản không làm tăng cholesterol xấu. Nhưng cách chế biến món hải sản có thể làm tăng cholesterol LDL. Cụ thể là hình thức chiên, sốt có chứa nhiều bơ, rang muối. Vì vậy, nếu ăn hải sản nói chung, và ốc nói riêng; bạn chỉ nên ăn các món luộc, hấp, xào hay nướng mọi.
Ngoài ra, nếu ăn sống hoặc chế biến không kỹ; bạn có thể dễ bị nhiễm giun lươn, sán lá gan, sán lá ruột, sán máng gây tổn hại đến sức khỏe.

Bạn biết chưa?

Các loài ốc là vật chủ trung gian trong chu kỳ sống của rất nhiều loại ký sinh trùng. Chúng sống rất dai, chỉ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Do đó, ở khâu sơ chế, bạn nên làm sạch kỹ. Ở khâu chế biến, cần làm chín hải sản hoàn toàn trước khi ăn.

Bài: NOU
Tiếp Thị Gia Đình

Video liên quan

Chủ Đề