Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 tuần 17

Phiếu bài tập tuần 17 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 17. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 17

I - Bài tập về đọc hiểu

Thả thuyền

Trời đang chuyển mưa. Những đám mây bông xô nhau dạt về phía chân trời nhường chỗ cho những đám mây đen nặng như chì vần vũ như muốn kéo toạc bầu trời xuống thấp. Sấm rền vang, chớp thi nhau vạch những đường loằng ngoằng loé sáng. Gió từ đâu thổi đến làm cho cây cơm nguội trước sân oằn mình nghiêng ngả. Những chiếc lá trên cành run rấy, lắc lư rồi rơi xuống đất, nằm trơ trọi.

Mưa bắt đầu rơi. Tí tách... tí tách rồi lộp bộp... lộp bộp. Những hạt mưa to dần, to dần... Mưa như trút nước lên mặt sân... Nước mưa ướt sũng trên nền gạch rồi tràn xuống vỉa hè chảy thành dòng lênh láng.

Được một lúc, cơn mưa tạnh dần rồi dứt hẳn. Những chú chim nấp trong hốc cây, vòm lá giờ bay ra chuyền cành hót líu lo. Trời quang đãng hơn, những đám mây trắng lại nối đuôi nhau bồng bềnh trên vòm trời xanh thẳm.

Trước sân, có tiếng ríu rít của bọn trẻ đang xúm lại chơi thả thuyền. Những chiếc thuyền bằng giấy đủ màu được lần lượt thả xuống dòng nước. Chiếc nào cũng tròng trành, nghiêng ngửa một lúc rồi mới lướt đi băng băng. Bọn trẻ thích thú đuổi theo những chiếc thuyền, vừa chạy vừa reo hò. Đoàn thuyền trôi xa dần. Bỗng dòng nước chững lại rồi đột ngột chồm lên chui tọt vào miệng cống. Những chiếc thuyền xoay tròn mấy vòng rồi mất hút trong vòng xoáy sủi bọt. Bọn trẻ tần ngần hồi lâu rồi lập tức chạy ngay về nhà lấy thêm những chiếc thuyền mới. Cứ thế, hàng loạt chiếc thuyền được thi nhau thả xuống. Đã thấy lác đác xuất hiện những chiếc thuyền lá. Thuyền lá bao giờ cũng trôi nhanh hơn thuyền giấy, có lẽ vì lá không thấm nước. Từ đây cuộc đua thuyền đã trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bọn trẻ reo hò, tranh cãi nhau xem thuyển của đứa nào trôi nhanh nhất. Chiếc thuyền trở thành niềm hi vọng của mỗi chủ nhân nhỏ tuổi. Dường như chúng đang chở trên mình cả một thời bé đại.

Hãy cứ trôi đi thuyền nhỏ và chở những nụ cười, niềm vui của một thờ trẻ con hồn nhiên, nghịch ngợm đến miền tuổi thơ được tắm mát bằng những cơn mưa.

[Hà Thị Bình Thanh]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Bài văn trên nói về điều gì ?

a - Cảnh mưa rào đến rồi tạnh hẳn và cảnh vật thiên nhiên sau mưa

b - Cảnh mưa rào và trò chơi thả thuyền của các bạn nhỏ sau mưa

c - Những kỉ niệm khó quên thời thơ ấu của tác giả và các bạn nhỏ

2. Cảnh vật thanh bình sau cơn mưa được miêu tả qua đoạn văn nào ?

a - Đoạn 1 [“Trời đang chuyển mưa đến nằm trơ trọi."]

b - Đoạn 2 [“Mưa bắt đầu rơi đến thành dòng lênh láng."]

c - Đoạn 3 [“Được một lúc đến vòm trời xanh thẳm.”]

3. Nội dụng chính của đoạn “Trước sân đến một thời bé dại." là gì?

a - Cảnh thả thuyền trên sông của các bạn nhỏ

b - Trò chơi thả thuyền của các bạn nhỏ sau mưa

c - Cảnh chơi thả thuyền giấy của các bạn nhỏ

[4] Hình ảnh chiếc thuyền giấy "chở trên mình cả một thời bé dại" ý nói gì?

a - Chiếc thuyền đem theo cả niềm vui thời trẻ con hồn nhiên, tinh nghịch

b - Chiếc thuyền chở theo cả tiếng cười thích thú của bọn trẻ khi vui chơi

c - Chiếc thuyền chở theo cả một thời quá khứ rất dại dột của bọn trẻ con

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Ghi dấu hỏi, dấu ngã đúng quy tắc trên các chữ in nghiêng:

a] Quyên sách, nhuần nhuyên

b] Phát triên, nhân nghia

c] Cái thuông, đôi đua

d] Khen thưởng, chưa bài

2. Xếp những từ sau vào chỗ trống thích hợp ở các ô trong bảng:

nhỏ, bé , nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, đẹp, tươi, đẹp tươi, đẹp đẽ, đẹp xinh, đèm đẹp, vui, mừng, vui chơi, vui thích, vui vẻ, vui vầy

Từ đơnTừ phứcTừ phức
Từ ghépTừ láy

3. Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ in đậm ở cột A và ghi vào ô trống trong bảng.

Từ đồng nghĩaATừ trái nghĩa
im lặng
rộng rãi
gọn gàng

[4] Cho biết từ in đậm [kèm theo VD trong ngoặc đơn] ở cột A là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa [bằng cách ghi dấu + vào cột tương tứng trong bảng]:

ATừ đồng âmTừ nhiều nghĩa
M: đá [tảng đá, tượng đá, đá bóng, đá cầu,...]+

[1]: quả [quả cam, quả ổi, qủa đất, quả địa cầu,...]

[2]: đồng [cánh đồng, tượng đồng, năm nghìn đồng,...]
[3] lá [lá cây, nhà lá, lá thư, lá phổi, lá gan,...]
[4] lợi [sưng lợi, hở lợi, lợi ít hại nhiều, có lợi cho mình]

5. Hoàn thành đơn xin học môn tự chọn [Tin học hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp,...] theo mẫu dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..................., ngày............tháng...........năm.........

ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN

Kính gửi: ..............................................................................

Em tên là: ............................................................................

Nam, nữ: .................................

Sinh ngày:.................................

Tại: .................................

Địa chỉ thường trú: ..................................................................

Học sinh lớp: ................................. của Trường

Em làm đơn này để đề nghị ................................. xét cho em được học môn ................................. theo chương trình tự chọn.

Em xin hứa thực hiện đầy đủ nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Ý kiến của cha mẹ học sinh

[Kí và ghi rõ họ tên]

...........................

Người làm đơn

[Kí và ghi rõ họ tên]

...........................


[1]

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5TUẦN 17


Họ và tên : ………..Lớp 5…


Bài 1:Phân loại các từ trong đoạn thơ dưới đây vào các cột từ loại.Tre xanh


Xanh tự bao giờ


Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanhThân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy, nên thành tre ơiỞ đâu tre cũng xanh tươi


Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.


[ Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy ]


Từ đơn Từ phức


Từ ghép Từ láy


………..………..………..………..……………………………………….………………………


Bài 2:Xếp các dãy từ vào đúng các cột cho phù hợp.


Từ đồng nghĩa Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa……….………..………..……….……….……….……….………………………………………………………………………………………………………………a. lưỡi mèo, lưỡi gươm, lưỡi lửa


b. nốt la, con la, la hét


c. vàng khè, vàng ruộm, vàng óngd. cục đá, đá vào gơn

[2]

f. nhanh nhẹn, nhanh nhảu, nhanh chóng.Bài 3:Xác định kiểu câu cho các câu sau:


a. Chúng tôi hỏi đường đến công viên Thủ Lệ.


b. Thưa bác, đi thế nào để đến được công viên Thủ Lệ ?c. Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến công viên Thủ Lệ ạ ?d. Chao ôi, đường đến công viên Thủ Lệ xa q !


Bài 4:Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:a. Đất khơng chịu……….., ……….phải chịu đất.


b. …………sao thì nắng, ………..vắng sao thì………c. …………người, đẹp nết.


Bài 5:Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:


a. Ngày hôm qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khépmiệng đã bắt đầu kết trái.


b.Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh.


c. Bằng cái giọng ngọt ngào, con bìm bịp trầm ấm, báo hiệu mùa xuân đến.


d.Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh.

[3]

Đề bài

Câu 1: Đọc lại truyện Ngu Công xã Trịnh Tường và cho biết khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì điều gì?

A. Ngỡ ngàng vì sự phát triển kinh tế của người dân xã Trịnh Tường.

B. Ngỡ ngàng vì thấy một dòng mương ngoằn nghoèo, vắt ngang những đồi cao.

C. Ngỡ ngàng vì sự nhiệt tình và hiếu khách của người dân nơi đây.

D. Ngỡ ngàng vì những phong tục tập quán vô cùng đặc sắc của người dân nơi đây

Câu 2: Ý nghĩa của những bài Ca dao về lao động sản xuất?

A. Nghề nông là nghề vô cùng vất vả, chúng ta nên suy nghĩ thấu đáo trong việc lựa  chọn nghề nghiệp cho mình.

B. Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

C. Kể lại quá trình vất vả và nhọc nhằn để người nông dân làm ra hạt gạo.

D. Cho thấy thời tiết và sức lao động có vai trò quan trọng như thế nào trong việc làm ra hạt gạo

Câu 3: Tiếng nào dưới đây có âm đệm ở phần vần?

A. Thái

B. Loan

C. Minh

D. Trung

Câu 4: Tiếng nào dưới đây không có âm đệm và âm chính ở phần vần?

A. Thu

B. Yến

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

A

B

1. chân núi, chân bàn, chân kiềng

a. Đó là những từ đồng nghĩa

2. chết, hi sinh, bỏ mạng

b. Đó là những từ đồng âm

3. Cá cờ, bàn cờ, cờ

c. Đó là những từ nhiều nghĩa

Câu 6: Đọc các nhận định sau và cho biết,nhận định nào đúng, nhận định nào sai?

a. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ hãy, đừng, chớ,…..

b. Câu kể: Kết thúc câu bằng dấu chấm than.

c. Câu cầu khiến: Kết thúc câu bằng dấu chấm than, dấu chấm; thường đi kèm các từ hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu,…

d. Câu cảm thán: Kết thúc câu bằng dấu chấm than; thường đi kèm các từ ôi, a, ôi chao, trời, trời ơi,….

Câu 7: Gạch chân dưới các chủ ngữ trong các câu sau

a. Trong lớp học, các bạn nhỏ đang nghiêm túc làm bài kiểm tra.

b. Mưa rơi lộp độp

Câu 8: Gạch chân dưới các vị ngữ trong các câu sau

a. Buổi chiều, Lan cùng với Hoa đi thăm cô giáo cũ.

b. Trên cành cây, lũ chim đang hót líu lo.

Câu 9: Hoàng hôn là từ láy. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đây:

Lời giải chi tiết

1. Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì thấy một dòng mương ngoằn nghoèo, vắt ngang những đồi cao.

Đáp án đúng: B.

2. Ý nghĩa của những bài Ca dao về lao động sản xuất:

Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

Đáp án đúng: B.

3. Tiếng có âm đệm ở phần vần đó là: Loan

Đáp án đúng: B.

4. Trong mỗi vần thì không thể thiếu được âm chính.Hai tiếng Thu Yến đều có âm chính là u

Hai tiếng này đều có âm chính và đều không có âm chính

Đáp án đúng: D.

5.

- chân núi, chân bàn, chân kiềng là những từ nhiều nghĩa vì chúng đều có chung nghĩa gốc là chỉ bộ phận cuối cùng tiếp xúc với mặt đất

- chết, hi sinh, bỏ mạng là những từ đồng nghĩa vì chúng đều chỉ việc một người, con vật không còn sống trên đời nữa, tuy nhiên chúng lại mang những sắc thái, thái độ khác nhau.

- Cá cờ, bàn cờ, cờ là những từ đồng âm vì chúng có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau

Đáp án đúng: 1-> c, 2 -> a, 3 -> b

6.

- Các nhận định đúng là:

c. Câu cầu khiến: Kết thúc câu bằng dấu chấm than, dấu chấm; thường đi kèm các từ hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu,…

d. Câu cảm thán: Kết thúc câu bằng dấu chấm than; thường đi kèm các từ ôi, a, ôi chao, trời, trời ơi,….

- Nhận định sai:

a. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ hãy, đừng, chớ,…..

b. Câu kể: Kết thúc câu bằng dấu chấm than.

Sửa lại như sau:

a. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ ai, gì, nào, sao,…..

b. Câu kể: Kết thúc câu bằng dấu chấm.

7.

a. Trong lớp học, các bạn nhỏ đang nghiêm túc làm bài kiểm tra.

b. Mưa rơi lộp độp

8.

a. Buổi chiều, Lan cùng với Hoa đi thăm cô giáo cũ.

b. Trên cành cây, lũ chim đang hót líu lo.

9.

Hoàng hôn là từ ghép

Đáp án đúng: B.

10.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 6 năm 2018

ĐƠN XIN HỌC

Kính gửi Thầy [Cô] Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phan Sào Nam

Em tên là: Nguyễn Ngọc Yến

Nam, nữ: Nữ

Sinh ngày: 20 – 11 – 2007

Tại: Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ thường trú: 51/25/11 Nguyễn Trãi – Phường 2 – Quận 5

Đã hoàn thành chương trình Tiểu học

Tại Trường Tiểu học: Bàu Sen

Nay em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở Phan Sào Nam xét cho em được vào lớp 6 của Trường.

Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà Trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Ý kiến của cha mẹ học sinh

Chúng tôi trân trọng đề nghị nhà trường chấp nhận đơn xin học của con em chúng tôi

Xin chân thành cảm ơn!

Kí tên

Hậu

Nguyễn Văn Hậu  

Người làm đơn

Yến

Nguyễn Ngọc Yến

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề