Phỏng dạ bao lâu thì khỏi

Thủy đậu là căn bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh thủy đậu cũng như các biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết. Vậy bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi? Khi bị thủy đậu có tắm được không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được thông tin chính xác.

1. Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường nào?

Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là phỏng rạ, trái rạ và gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh thủy đậu khá lành tính mà hầu như đứa trẻ nào cũng mắc phải một lần trong đời. Bệnh thủy đậu lây nhiễm chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với da hoặc lây qua đường hô hấp.

Bệnh thủy đậu ở cấp độ lành tính hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các vết ban, Mụn nước có thể gây Ngứa rát, đỏ ửng và rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên, trường hợp thủy đậu chuyển sang giai đoạn biến chứng có thể gây viêm phổi, viêm da, thủy đậu xuất huyết, các bệnh lý về Thần kinh thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Thủy đậu ở giai đoạn lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Thông thường, sau khi bị thủy đậu 1 lần, cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch để chống lại bệnh. Tuy nhiên, trường hợp cơ thể có sức đề kháng yếu bệnh thủy đậu vẫn có thể tái phát trở lại.

Bệnh thủy đậu sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh thủy đậu sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 tuần. Với những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ đang Mang thai hoặc người cao tuổi thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể rút ngắn hơn rất nhiều.
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Lúc này, người bệnh có thể thấy cơ thể xuất hiện những nốt ban đỏ hồng, Nổi mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng chán ăn, bỏ bữa, đau nhức đầu, Sốt nhẹ.

  • Giai đoạn toàn phát: Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt Mụn nước mẩn đỏ, kích thước bằng khoảng hạt đậu, một số nốt có dịch đặc như mủ và lan rộng khắp cơ thể.
  • Giai đoạn bình phục: Tùy vào điều kiện chăm sóc và kiêng khem mà bệnh thủy đậu sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần. Khi đó, các nốt mụn nước sẽ tự đóng vảy và bong ra. Do đó, bạn cần có cách chăm sóc đúng cách nhằm hạn chế để lại sẹo.

Như vậy, tùy vào thể trạng mà bệnh sẽ mất từ 7 đến 21 ngày để xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Sau đó, sẽ mất thêm khoảng 7 - 10 ngày từ giai đoạn toàn phát đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch yếu, thủy đậu cũng có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần mới khỏi hẳn.

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị thủy đậu cần kiêng tắm và tránh gió. Tuy nhiên, bị thủy đậu có tắm được không hay phải kiêng nước hoàn toàn? Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch và ấm.

Thủy đậu nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, trong quá trình tắm người bệnh cần thực hiện nhẹ nhàng, không dùng tay hoặc khăn chà sát mạnh khiến các mụn nước vỡ ra và lan rộng hơn. Khi bị thủy đậu bạn cần cắt móng tay sạch sẽ, không gãi hay cào mạnh vào vết thương gây vỡ mụn, lở loét.

Ngoài ra, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát để tránh bí bách.

Trên thực tế, việc bật quạt hay tiếp xúc với gió không ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bật quạt nhẹ nhàng để tạo không khí thoáng mát, làm ráo mồ hôi. Không nên bật quạt quá mạnh hay ra đường khi gió quá lớn sẽ khiến cơ thể bị lạnh, sức khỏe kém và bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Chế độ sinh hoạt và chăm sóc cá nhân sẽ quyết định lớn đến thời gian bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi. Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi và hạn chế biến chứng, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Không ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế các thực phẩm làm từ bơ sữa như: kem, sữa, bơ, phô mai...vì sẽ khiến cho da của bạn tiết nhiều dầu hơn, tạo điều kiện cho virus phát triển và lây lan.
  • Không nên ăn những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Nguyên nhân là do khi bị thủy đậu, các nốt mụn nước có thể xuất hiện cả trong khoang miệng. Nếu ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C sẽ khiến vết thương đau và lở loét hơn.
  • Không ăn những thực phẩm cay, nóng, mặn vì dễ gây kích ứng lên các vết loét.
  • Tránh đi đến những chỗ đông người để hạn chế lây lan sang người khác.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân như: quần áo, khăn tắm, khăn mặt với người đang bị thủy đậu.
  • Người bệnh cần giặt đồ kỹ, không giặt chung với quần áo của những thành viên khác trong gia đình.
  • Quần áo giặt xong cần phơi ở nơi có nắng, thoáng mát và là ủi kỹ.

Để phòng tránh bệnh thủy đậu lây lan, người bệnh cần chủ động cách ly với mọi người để chữa trị bệnh mau khỏi. Đồng thời, những người chưa bị thủy đậu đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ chuẩn bị có kế hoạch Mang thai cần tiêm phòng thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng vacxin phòng ngừa thủy đậu cũng như các bệnh Truyền nhiễm khác như sởi, quai bị cho mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của từng khách hàng với tiêu chuẩn chất lượng và an toàn với người bệnh.

Bài viết tổng hợp nguồn từ: Bộ Y tế

Em vừa đi thăm bạn em ốm về. Nó bị sốt và kèm theo một số đốm mụn nước. Tưởng là sốt thông thường nên em đến mang cháo và chăm sóc bạn 1 buổi sáng. Sau đó bạn em có đến bệnh viện khám thì bác sĩ kết luận là bị bỏng dạ [thủy đậu]. Em nghe nói nếu mắc bệnh này sẽ bị nổi rất nhiều mụn và sẹo lõm, rỗ sau khi chữa khỏi. Em đang rất lo lắng vì mình có tiếp xúc gần với bạn. Bây giờ không biết có phải do tâm lý không mà người em nóng và ngứa ngáy như kim châm.

Bác sĩ cho em hỏi bệnh bỏng dạ có lây không? Trường hợp em có tiếp xúc gần như vậy thì nguy cơ lây thủy đậu không ạ? Mong nhận được giải đáp sớm. Em cảm ơn ạ!

Ngọc Yến – Sóc Sơn – Hà Nội

Bỏng dạ có lây hay không?

Cảm ơn Ngọc Yến đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nacurgo. Chúng tôi hiểu được những lo lắng từ bạn. Xin được giải đáp thắc mắc qua thông tin chia sẻ dưới đây:

Bỏng dạ là bệnh gì?

Trước tiên Nacurgo muốn bạn hiểu hơn về bệnh. Bởi có thực sự hiểu bạn có thể biết được những lo lắng của mình là có cơ sở hay không. Từ đó, giảm bớt được áp lực, lo lắng có thể là không cần thiết.

Bỏng dạ hay thủy đậu, trái rạ là bệnh lý gây ra bởi virus có tên Herpes Zoster. Dấu hiệu nhận biết bệnh là những đốm mụn đỏ, mụn nước lan rộng khắp cơ thể. Kèm theo là những biểu hiện sốt nhẹ đến sốt cao, cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có sức lực, lười ăn, ăn không ngon. Ngoài ra ở một số bệnh nhân bị thủy đậu mức độ nặng còn kèm theo biểu hiện sốt, sổ mũi, đau họng.

Bỏng dạ có thể tiến triển thành những nốt mụn nước và có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào

Dù là một bệnh bạn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng nó vẫn được xét vào nhóm bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ tồn tại nguy cơ sẹo lõm, sẹo thâm mà nếu chẳng may đốm mụn nước vỡ, nhiễm trùng xảy ra còn đe dọa cả tính mạng người bệnh.

➤  Tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết: Bênh thủy đậu [bỏng dạ]

Bỏng dạ có lây không?

Những lo lắng của Ngọc Yến là hoàn toàn có cơ sở vì bỏng dạ là một căn bệnh có thể lây lan rất nhanh từ người này qua người khác. Không xét đến những người đã tiêm phòng Vacxin, những người đã từng mắc bệnh đã có đề kháng thì có đến 90% người chưa từng mắc thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh khi có tiếp xúc gần với giọt bắn khi hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với dịch từ vết phỏng nước.

Nguy cơ lây nhiễm cao như vậy là bởi Virus Zoster có thể sống được được ở lớp vẩy mụn thủy đậu vài ngày trước khi bong ra ngoài không khí. Trong môi trường không khí virus cũng không bị tiêu diệt ngay mà virus chỉ giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Những đốm mụn có xu hướng lây lan nhanh chóng ra toàn bộ cơ thể.

Bỏng dạ hoàn toàn có thể lây qua tiếp xúc và dịch rỉ ra từ mụn vỡ

Bạn chỉ có thể xác định bỏng dạ khi bệnh đã qua giai đoạn ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 10 ngày phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Khi mắc bệnh trong khoảng 2 đến 4 ngày đầu bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, thậm chí có trường hợp sốt co giật. Lây nhiễm càng cao khi mức độ bỏng dạ càng nặng, càng nhiều nốt mụn thủy đậu.

Trường hợp Ngọc Yến tiếp xúc với bạn đã xuất hiện sốt và vết mụn nước thủy đậu nên trong trường hợp này bạn đang nằm trong diện có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, có thể hiện tại do bạn quá lo lắng, áp lực nên thân nhiệt có thể bị tăng, đổ mồ hôi nên mới gây cảm giác ngứa ngáy như kim châm. Bởi nếu có lây nhiễm cũng phải đợi 1 thời gian ủ bệnh ít nhất là 7 ngày bạn nhé.

Trong thời gian chưa xác định mình bị lây bỏng dạ hay không bạn cần hạn chế tiếp xúc chỗ đông người trong khoảng 7 đến 10 ngày để không làm lây bệnh cho những người xung quanh.

Bỏng dạ lây qua đường nào?

Bỏng dạ có thể lây qua tiếp xúc dịch, giọt bắn và tiếp xúc gián tiếp với đồ vật của người mang bệnh

Theo nghiên cứu và thực tế chứng minh thì bỏng dạ có thể lây qua các con đường sau:

  • Lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
  • Lây truyền qua các hạt nhỏ dịch tiết đường hô hấp trong không khí.
  • Lây truyền qua chất dịch trong vết mụn bỏng dạ.
  • Lây truyền gián tiếp thông qua các vật dụng người bệnh vừa cầm vào có chứa dịch của nốt phỏng dạ. Có nghĩa một người chăm sóc người bệnh bỏng dạ mà không sử dụng bao tay và khẩu trang thì khả năng lây nhiễm là rất cao.

Bỏng dạ dễ lây nhất khi nào?

Ở người bị thủy đậu, bệnh có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh. Tỉ lệ nhiễm bệnh là tương đối cao. Bệnh có xuất hiện triệu chứng ho, sổ mũi và sốt nhẹ. Tiếp xúc với người bệnh trong thời điểm này bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm bỏng dạ nhất. Do quá trình ho, hắt hơi dễ xuất hiện giọt bắn.

Ngoài ra, trong quá trình nốt mụn nước chưa khô cũng là thời điểm dễ lây bệnh nhất. Chỉ cần tiếp xúc với dịch từ mụn nước hoặc đồ vật có chứa dịch bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Do vậy trong quá trình chăm sóc người bệnh, hãy nhớ trang bị đầy đủ khẩu trang găng tay y tế bạn nhé.

Đối tượng dễ bị bỏng dạ?

Bỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhưng lại có tính miễn nhiễm cao. Điều này đồng nghĩa là kể cả trẻ em hay người lớn sẽ có miễn dịch cả đời nếu đã bị bệnh và chữa khỏi hoàn toàn. Cũng có ghi nhận trường hợp tái bỏng dạ nhưng con số rất ít và rất hiếm. Những người chưa từng bị bỏng dạ thì nguy cơ lây nhiễm là rất lớn [theo thống kê là trên 90%].

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bỏng dạ cao hơn cả

Một số đối tượng có thể dễ mắc bỏng dạ cao hơn thông thương là:

  • Những người chưa tiêm vắc xin thủy đậu và có nguy cơ tiếp xúc gần với người bị bỏng dạ.
  • Những người chưa từng bị bỏng dạ.
  • Đối tượng nhiều hơn là trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Mức độ lây lan ở trẻ cũng cao hơn do trẻ chưa có ý thức cách ly cho những người xung quanh.
  • Những người có đề kháng kém nên dễ dàng bị xâm nhập bởi virus gây bệnh.
  • Các bác sĩ, y tá tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu mà chưa hề được tiêm phòng.
  • Các cán bộ, giáo viên mầm non tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Những người thiếu kiến thức về bỏng dạ, có thể tiếp xúc với người bệnh mà không biết để có biện pháp phòng tránh.

Mất bao lâu thì vết bỏng dạ hồi phục hoàn toàn?

Bỏng dạ có thể ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày. Kể từ sau khi phát bệnh, sau 1 đến 2 ngày những đốm tròn sẽ xuất hiện. Các đốm tròn sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước. Các đốm mụn nước mọc phân bố toàn thân. Sẽ mất khoảng 5 đến 7 ngày vết mụn bỏng dạ sẽ khô đi và hồi phục hoàn toàn [Đối với người lớn có đề kháng khỏe mạnh]. Trẻ em và những người có thể trạng yếu hơn thì có thể mất đến 10 đến 14 ngày, khi đó những đốm mụn mới khô và hồi phục hoàn toàn.

Lưu ý, kể cả khi vết mụn khô đầu mà chưa khỏi hoàn toàn, nếu tiếp xúc với người bệnh bạn vẫn có nguy cơ lây bệnh như khi mụn vẫn còn nước. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm không còn mạnh mẽ như khi tiếp xúc với dịch và giọt bắn.

Chăm sóc nốt bỏng dạ như nào để nhanh lành?

Nếu bỏng dạ không có biến chứng có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà cần được thực hiện đúng cách. Đây là quy trình bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Làm sạch đốm mụn bằng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo giúp làm sạch dịch, vết nhầy, tế bào chết và bụi bẩn nơi đây.
  • Bước 2: Bôi thuốc theo tư vấn và chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Bước 3: Băng những đốm mụn bằng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo để hạn chế dịch tiết có thể lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Lớp màng tạo ra đóng vai trò như một lớp da nhân tạo, ngăn không cho vi khuẩn, khói bụi xâm nhập gây nhiễm trùng. Đồng thời, tinh chất SIÊU PHÂN TỬ NGHỆ và TRÀ XANH có trong màng sinh học giúp sát khuẩn nhẹ, không tương tác với thuốc nên tạo môi trường giúp vết bỏng dạ lành lại nhanh chóng.
  • Bước 4: Theo dõi đốm mụn thủy đậu, Nếu có dấu hiệu bất thường, nhiễm trùng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Sản phẩm Nacurgo tạo màng sinh học và dung dịch xịt rửa da hư tổn

Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc "BẤM VÀO ĐÂY"

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà "TẠI ĐÂY"

Làm thế nào để phòng ngừa bỏng dạ [thủy đậu]?

Để hạn chế bỏng dạ, Nacurgo gửi bạn một số giải pháp sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Ở những người bệnh đang bị sốt, khi chưa biết nguyên nhân gây sốt có phải do thủy đậu hay không, cần có những biện pháp phòng hộ để hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm
  • Tiêm vắc xin thủy đậu giúp tạo ra kháng thể chống virus lâu dài. Có đến 90% người bệnh khi tiêm chủng có khả năng miễn dịch với thủy đậu. 10% còn lại vẫn có thể bị sau khi tiêm chủng nhưng mức độ bỏng dạ rất nhẹ, không đáng kể.
  • Sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân riêng.
  • Thường xuyên vệ sinh các khu vực có tiếp xúc công cộng như tay nắm cửa, bàn ghế, giường của người bệnh để hạn chế lây gián tiếp.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để nâng cao sức khỏe bản thân, hạn chế nguy cơ lây bỏng dạ từ giọt bắn môi trường bên ngoài.

Trên đây là những giải đáp, thắc mắc của Nacurgo về khả năng lây nhiễm của bệnh. Hy vọng nó sẽ giúp cho bạn bớt lo lắng và có thêm kiến thức để đối mặt với bỏng dạ với nguy cơ lây bệnh của mình.

Video liên quan

Chủ Đề