Phương pháp nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng

Mục lục bài viết

  • 1.Các biện pháp cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng
  • 2. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng
  • 2.1 Tại Thái Lan:
  • 2.2 Tại Hồng Kông:
  • 2.3 Tại Hàn Quốc:
  • 2.4 Bài học cho các Ngân hàng thương mại ởViệt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

1.Các biện pháp cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng

Xuất phát từ nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp hữu hiệu và phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng trong những giai đoạn phát triển cụ thể. Tuy nhiên, để biến các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng thành hiện thực cần phải tuân thủ các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng. Hiện nay, một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu đã và đang được các NHTM áp dụng phổ biến đó là:

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả, vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh của mỗi NHTM. Bởi vì, chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản trị ngân hàng một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của một NHTM.

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi:1900.6162

- Áp dụng các mô hình đo lường, đánh giá rủi ro truyền thống và hiện đại trong phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng lượng hóa chính xác mức độ rủi ro tín dụng, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng, đảm bảo mỗi cán bộ tín dụng đều là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực phân tích, đánh giá và thẩm định các dự án, phương án vay vốn và khách hàng vay vốn.

- Hoàn thiện mô hình bộ máy quản trị điều hành, với sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ phận từ hội sở đến các chi nhánh hết sức rõ ràng, cụ thể; Xác lập được mối quan hệ về quyền hạn cũng như về nghiệp vụ giữa các cấp và các bộ phận trong toàn hệ thống. ðảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, vừa phát huy được thế mạnh của mỗi chi nhánh, mỗi địa bàn, vừa tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo các cấp trong hoạt động tín dụng.

- Xây dựng các chế tài để đảm bảo rằng các qui định về an toàn trong hoạt động ngân hàng luôn được mỗi cán bộ quản lý cũng như cán bộ nghiệp vụ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh. Cụ thể là duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Giới hạn tín dụng đối với mỗi khách hàng; Tỷ lệ về khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần. Xây dựng các chế tài để đảm bảo rằng các qui định về an toàn trong hoạt động ngân hàng luôn được mỗi cán bộ quản lý cũng như cán bộ nghiệp vụ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh. Cụ thể là duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Giới hạn tín dụng đối với mỗi khách hàng; Tỷ lệ về khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

- Hoàn thiện quy trình cho vay và quản lý tín dụng: Quy trình cho vay và quản lý tín dụng được xây dựng và triển khai thực hiện phải đảm bảo cho quá trình cho vay của NHTM được diễn ra trong toàn hệ thống được thống nhất và khoa học; Phải góp phần hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Qui trình cho vay và quản lý tín dụng phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các bộ phận và cá nhân liên quan đến tất cả các giai đoạn, các khâu trong quá trình cho vay.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng: Giám sát tín dụng là quá trình kiểm tra, theo dõi, phân tích các thông tin có liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ và mức trả nợ của khách hàng vay vốn. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát giúp NHTM phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời từ đó giảm thấp những khoản nợ tồn đọng và hạ thấp tổn thất thiệt hại trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng.

- Tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM không những từng bước đưa hoạt động của các NHTM Việt Nam xích gần tới các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế mà còn nâng cao chất lượng cho hoạt động ngân hàng nói chung và giảm thấp rủi ro tín dụng nói riêng.

2. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng

2.1 Tại Thái Lan:

Hệ thống ngân hàng Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998 đã điều chỉnh và thay đổi căn bản hoạt động ngân hàng, đặt biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý đó là xây dựng và thực thi hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng hiệu quả, cụ thể:

- Ngân hàng trung ương qui định và giám sát nghiêm ngặt những chỉ tiêu an toàn vốn của từng NHTM theo qui định của Ngân hàng trung ương Thái Lan phù hợp với thông lệ ngân hàng quốc tế như chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng khi thành lập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn huy động tối thiểu 8%; giới hạn cho vay và bảo lãnh một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có của ngân hàng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% trên tổng vốn huy động.

- đã thành lập công ty quản lý tài sản [Thai Asset Management Co.] vào giữa năm 2001 để quản lý các khoản vay có vấn đề.

- Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay: Tại ngân hàng Bangkok tách bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lập kiểm soát lẫn nhau [bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định]; Phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, khách hàng tiêu dùng; áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, chuyển từ chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp sang thẩm định chặt chẽ tìnhhình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay.

- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro về tín dụng, thị trường và quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàng quốc tế.

2.2 Tại Hồng Kông:

Thành lập cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính với tên gọi là Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông [HongKong Monetary Authority]. Cơ quan này qui định các biện pháp thận trọng trên cơ sở áp dụng các quy định của Ủy Ban Basel. Trong đó, có các quy định về cấp phép hoạt động, các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cho vay đối với một khách hàng…

Các NHTM phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý khả năng chi trả nội bộ, hệ thống đánh giá xếp loại tín dụng và qui định về trích lập dự phòng rủi ro. Những quy định này phải được Ngân hàng Trung Ương chấp thuận cho áp dụng. Bên cạnh đó, phải lập 100% dự phòng cho các khoản nợ xấu, 75% cho các khoản nợ có vấn đề và 15% cho các khoản nợ cần chú ý.

2.3 Tại Hàn Quốc:

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, Chính Phủ Hàn Quốc đã tổ chức thanh lý các ngân hàng không có khả năng hoạt động, tiến hành sáp nhập nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách căn bản hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nâng mức quy định áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 5% lên 8%, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM. Yêu cầu các NHTM phải phân loại khoản vay theo 5 nhóm nợ [nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn].

Trên cơ sở đó, phải trích lập dự phòng tương ứng nhóm nợ [0%, 10%, 20%, 50%, 100%]. Thành lập hệ thống Ủy Ban thanh tra, giám sát đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ gồm 9 thành viên. Ủy ban hoạt động giám sát tại chỗ và giám sát từ xa; định kỳ đánh giá xếp loại các ngân hàng theo hệ thống Camels.

2.4 Bài học cho các Ngân hàng thương mại ởViệt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Phải tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng và thẩm quyền phán quyết tín dụng.Xây dựng và ứng dụng hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro với bộ máy quản trị điều hành thông suốt, thông tin phòng ngừa rủi ro chất lượng.Hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tóm lại, một số vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng được trình bày ở trên là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng một chính sách quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu đối với một NHTM và việc áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro phải được cụ thể hoá phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, phù hợp với sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. ðồng thời, công tác quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo đạt được các mục tiêu NHTM đưa ra và phù hợp với các thông lệ theo chuẩn mực quốc tế.Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của rủi ro tín dụng thì việc triển khai nghiên cứu và thực hành công tác quản trị rủi ro tín dụng là rất cần thiết.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề