Phương tiện giao thông nguy hiểm nhất vì sao

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại; An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông; Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhan, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người tham gia giao thông và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.
Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.
Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra; Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.
Ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội, những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng./.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập191
  • Hôm nay12,474
  • Tháng hiện tại1,588,723
  • Tổng lượt truy cập98,771,661

Đã xảy ra trường hợp như thế này.

  • 1. Hai xe đạp đang chạy trên đường dành cho người đi bộ thì đâm vào nhau, một xe bị mất thăng bằng và bị ngã lăn xuống. Từ phía sau một chiếc xe ôtô chạy tới cán lên người lái xe đạp và dẫn đến tử vong.
  • 2. Một người đi xe đạp mặc kệ đèn đỏ cứ thế vượt qua ngã tư, người lái xe tải vì cố tránh người đi xe đạp nên đã đâm vào tòa nhà và hậu quả là người lái xe tải đã bị tử vong.
  • 3. Một cụ bà 71 tuổi đi xe đạp và một thiếu niên 14 tuổi đi xe đạp đâm vào nhau làm cụ bà 71 tuổi bị tử vong. Mặc dù buổi tối nhưng cả hai bên đều không bật đèn xe đạp lên.

Ngoài ra, cũng có trường hợp phát sinh bồi thường thiệt hại như dưới đây. [theo website của Sở cảnh sát Tokyo]

  • - Một học sinh cấp 3 lỡ đâm phải một người đi bộ khi đang đi xe đạp tới trường, hậu quả là phải bồi thường cho người bị nạn vì bị chấn thương nặng ở xương sống . 【Tiền bồi thường】6.008 vạn yên.
  • - Một nữ sinh cấp 3 đạp xe buổi tối nhưng không bật đèn, vừa sử dụng điện thoại vừa chạy nên đâm vào một nữ y tá. Vụ tai nạn để lại những chấn thương nghiêm trọng cho người phụ nữ. 【Tiền bồi thường】5.000 vạn yên.
  • - Trên đường chỗ đoạn đường ray không có đèn điện, một học sinh cấp 3 đang đi xe đạp về nhà thì vì mải nhìn tàu hỏa nên đã đâm phải người đi bộ. Hậu quả là người đi bộ bị chết. 【Tiền bồi thường】3.912 vạn yên.

  • "Phòng chống tai nạn giao thông do xe đạp gây ra" - Sở cảnh sát Tokyo

Quy tắc giao thông khi đi xe đạp

Trong Luật giao thông đường bộ, xe đạp thuộc nhóm "phương tiện giao thông hạng nhẹ" và được quản lý như xe ô tô. Cách chạy xe trên đường cũng được quy định trong luật và có cả điều lệ xử phạt nếu vi phạm. Khi đi xe đạp bạn hãy thật tập trung giống như đang lái ô tô và chạy thật cẩn thận.

  • 1. Do xe đạp là phương tiện giao thông hạng nhẹ nên theo nguyên tắc, bạn phải đi vào đường xe chạy và phải đi vào phần đường bên trái. Tuy nhiên trong những trường hợp dưới đây thì bạn có thể đi xe vào đường đi bộ.

    • Trường hợp có biển báo cho phép được đi vào đường đi bộ
    • Trường hợp người lái xe là trẻ em dưới 13 tuổi, người già trên 70 tuổi, người tàn tật.
    • Trường hợp không thể đi xe trên đường xe chạy được, như trên đường có vật cản trở v.v... [ví dụ xe ô tô đang đỗ ]

    Ngoài ra, trường hợp đi vào đường đi bộ thì người đi xe đạp phải đi từ từ ở phần rìa sát đường xe chạy và phải nhường đường cho người đi bộ.

  • 2. Nghiêm cấm lái xe sau khi uống rượu. Trường hợp lái xe sau khi uống rượu thì phạt tù dưới 5 năm hoặc phạt tiền dưới 100 vạn yên.
  • 3. Cấm chở 2 người. [Tuy nhiên cho phép chở 1 trẻ nhỏ dưới 6 tuổi]
  • 4. Cấm đi xe dàn hàng ngang. [Cấm đi dàn hàng]
  • 5. Phải bật đèn khi đi xe vào buổi tối.

Ngoài ra, bạn hãy chú ý những điều dưới đây.

  • - Không vừa sử dụng điện thoại di động vừa lái xe.
  • - Không đeo tai nghe của máy nghe nhạc bỏ túi hoặc đeo headphone trong khi lái xe.
  • - Khi trời mưa thì không vừa giương ô vừa lái xe. Trường hợp cần lái xe thì phải mặc áo mưa.
  • - Khi quẹo góc hoặc từ trong đường hẹp chạy ra ngoài đường lớn thì phải giảm tốc độ hoặc tạm dừng lại.

Khi vi phạm luật giao thông và bị cảnh sát bắt thì không thể biện bạch rằng "Tôi không biết ". Nếu bạn gây ra tai nạn, gây chấn thương cho người khác thì bạn còn phải gánh trách nhiệm nặng nề hơn. Vì vậy hãy hết sức chú ý khi lái xe.

  • "Phòng chống tai nạn giao thông do xe đạp gây ra" - Sở cảnh sát Tokyo

Nếu gây ra tai nạn

Chẳng may gặp tai nạn, dù bạn là người gây tai nạn hay là người bị hại, trước hết hãy thực hiện những việc sau.

  • 1. Sơ cứu vết thương.

    Xem tình trạng thương tích của mình hay của đối phương, trường hợp bị thương nặng thì gọi ngay xe cấp cứu [Số điện thoại: 119]

  • 2. Trình báo với cảnh sát.

    Hãy gọi ngay cho cảnh sát [số điện thoại: 110]. Nếu bạn không trình báo tai nạn cho cảnh sát thì bạn sẽ không được cấp giấy chứng minh xảy ra tại nạn giao thông để dùng khi yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm.

  • 3. Xác nhận tên, địa chỉ nhà, nơi liên lạc của đối phương trong vụ tai nạn.
  • 4. Trường hợp có tham gia bảo hiểm thì bạn cần liên hệ với công ty bảo hiểm.

Trường hợp bị thương thì dù không nặng nhưng bạn hãy đến bệnh viện khám. Ngoài ra bạn hãy bàn bạc với người Nhật mà mình quen biết [thầy giáo hoặc nhân viên của trường, người của công ty v.v...] để cùng giải quyết.

Các mục khác như Đăng ký phòng chống tội phạm …

Nếu mua xe đạp bạn hãy đăng ký phòng chống tội phạm, nếu bạn được cho xe đạp thì hãy thay đổi đăng ký.

Khi mua xe đạp bạn cần "đăng ký phòng chống tội phạm" để chứng minh rằng chiếc xe đó là của mình. Bạn có thể đăng ký phòng chống tội phạm ở cửa hàng bán xe đạp mà bạn đã mua. Ngoài ra, trường hợp bạn được một người bạn cho xe thì hãy xác nhận chiếc xe đó được đăng ký phòng chống tội phạm chưa. Nếu chiếc xe đã được đăng ký rồi thì bạn hãy nhờ người đăng ký viết cho "giấy chứng nhận chuyển nhượng xe" [= giấy chứng nhận với nội dung tôi đã tặng chiếc xe đạp này cho người này], cầm theo cả giấy đăng ký người nước ngoài đến cửa hàng xe đạp gần đó để làm thủ tục thay đổi đăng ký phòng chống tội phạm.

Không được nhặt xe đạp tuy là xe đạp đang bị vứt bừa bãi.

Bạn hay nhìn thấy mọi người bỏ xe đạp vẫn còn sử dụng tốt ở trước nhà ga hay góc đường trong vài ngày liền. Tuy nhiên bạn không được tùy tiện nhặt những xe đạp này để sử dụng. Như đã giải thích ở phần trước, vì xe đạp được quản lý theo chế độ đăng ký nên khi cảnh sát điều tra biết được đây là xe bạn nhặt được thì bạn sẽ bị truy vấn tội chiếm đoạt tài sản.

Hãy để xe đúng chỗ quy định.

Nếu bạn đỗ xe đạp ở ngoài địa điểm đã được quy định thì có khả năng xe của bạn sẽ bị tịch thu theo chế độ xử lý "xe đạp bỏ không". Để được trả lại xe đạp đã bị tịch thu, bạn phải đến địa điểm đã được chỉ định và đóng tiền lệ phí. Vì vậy bạn hãy đỗ xe ở địa điểm đã quy định.

Hướng dẫn tìm học bổng

Video liên quan

Chủ Đề