Quản lý chuyên môn trong trường mầm non là gì

Căn cứ Điều 13 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định về tổ chuyên môn ở trường mầm non như sau:

- Tổ chuyên môn gồm giáo viên theo khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; nhân viên nấu ăn. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên, có tổ trư­ởng; nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.

- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường mầm non

+ Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình giáo dục mầm non;

+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.

+ Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

2. Hội đồng trường của trường công lập

Theo Điều 9 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định về hội đồng trường, trong đó:

a] Hội đồng trường của trường công lập là gì?

Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b] Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường công lập

Thành phần Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 13 người.

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

c] Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường công lập

Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của nhà trường; quyết nghị quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về tổ chức, nhân sự; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

Trân trọng!

Quản lý giáo dục mầm non có tầm quan trọng nhất định đối với sự phát triển của thế hệ tương lai. Hệ thống quản lý giáo dục mầm nói chung, quản lý trường mầm non nói riêng cần đạt được các mục tiêu nhất định định, đảm bảo thực hiện tốt quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

Quản lý giáo dục mầm non nói chung, quản lý trường mầm non nói riêng luôn đặt ra thách thức với các nhà quản lý. Để là tốt 2 công tác cùng lúc, nhà quản lý giáo dục cần xác định rõ mục tiêu trong quản lý giáo dục mầm non nói chung và quản lý trường mầm non nói riêng. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, phổ biến tới đối tượng tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công kế hoạch. Mục tiêu quản lý giáo dục vừa mang tính “chung” vừa mang tính riêng”, thể hiện hoài bão riêng của tổ chức giáo dục hoặc nhà quản lý, nhưng phải phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.

Có thể bạn cũng quan tâm :

Quản lý giáo dục đảm bảo sự phát triển liên tục

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.

Hiểu theo nghĩa tổng quát: quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo – giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Quản lý giáo dục mầm non ở các cấp khác nhau nhằm mục đích tạo ra những điều kiện tối ưu cho các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện mục tiêu giáo dục – đào tạo.

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc giáo dục mầm non nên quản lý trường mầm non là khâu cơ bản của hệ thống quản lý ngành học. Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý [hiệu trưởng] đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lý trường mầm non là quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả.

Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như sau:

– Mục tiêu nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

– Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ.

– Phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ.

– Giáo viên [lực lượng giáo dục].

– Trẻ em từ 0-6 tuổi [Đối tượng giáo dục].

– Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ.

Các nhân tố của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữa vai trò định hướng cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố.

Quản lý trường mầm non là quản lý quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em

Chức năng quản lý được hiểu là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định.

Chức năng quản lý giáo dục nói chúng và quản lý giáo dục mầm non nói riêng được phân thành 2 loại: chức năng chung và chức năng cụ thể.

Chức năng chung [còn gọi là chức năng tổng quát]: gồm 2 chức năng:

– Chức năng duy trì ổn định mọi hoạt động giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền kinh tế xã hội.

– Chức năng đổi mới phát triển [còn gọi là chức năng sáng tạo]. Đó là những tác động nhằm biến đổi đối tượng, đưa đối tượng đến một trình độ phát triển mới về chất.

Các chức năng cụ thể

Từ 2 chức năng tổng quát trên, quản lý giáo dục mầm non nói chung và quản lý trường mầm non nói riêng phải thực hiện 4 chức năng cụ thể sau đây:

1. Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là tổ chức và lãnh đạo công việc theo một kế hoạch. Thực hiện chức năng kế hoạch hóa là đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch với mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện tương ứng cho việc thực hiện mục tiêu.

Trong chu trình quản lý, kế hoạch hóa là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất, kết quả của nó tạo nên nội dung cơ bản của chu trình quản lý. Đó cũng là mô hình dự báo kết quả và chương trình hành động của nhà trường, của đơn vị trong suốt kỳ kế hoạch.

Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hóa, cán bộ quản lý giáo dục phải: nhận thức được cơ hội và nắm bắt đầy đủ thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch; xác định mục tiêu và phân loại mục tiêu; xác định các điều kiện nội lực và ngoại lực; tìm phương án và giải pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu, lập kế hoạch.

Quá trình lập kế hoạch diễn ra theo các bước:

– Bước 1: Soạn thảo kế hoạch

– Bước 2: Duyệt nội bộ [dân chủ hóa kế hoạch]

– Bước 3: Trình duyệt cấp trên

– Bước 4: Chính thức hóa kế hoạch [phổ biến kế hoạch chính thức đến những người thực hiện].

2. Chức năng tổ chức

Tổ chức là sắp đặt con người, công việc một cách khoa học, hợp lý để mỗi người đều thấy hài lòng và hào hứng làm việc. Đó là sự phối hợp các tác động thành phần tạo nên tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần.

Trong một chu trình quản lý thì tổ chức là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để từng bước đưa nhà trường đạt tới mục tiêu mong muốn.

Chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục bao gồm các nội dung hoạt động như sau:

– Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy.

– Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận và cá nhân.

– Lựa chọn, phân công cán bộ.

– Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy.

– Xác lập cơ chế phối hợp trong tổ chức.

– Khai thác tiềm năng, tiềm lực của tập thể và cá nhân.

3. Chức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành công việc nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị giáo dục diễn ra có kỷ cương và trật tự.

– Nắm quyền chỉ huy điều hành công việc.

– Hướng dẫn cách làm.

– Theo dõi, giám sát tiến trình công việc.

– Kích thích, động viên.

– Điều chỉnh, sửa chữa, can thiệp khi cần thiết.

4. Chức năng kiểm tra

Kiểm tra là điều tra, xem xét, phân tích đánh giá sự diễn biến và kết quả, phát hiện sai lầm để uốn nắn điều chỉnh, khích lệ và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ.

Trong hoạt động quản lý giáo dục, kiểm tra là một chức năng quan trọng và không thể thiếu được. Kiểm tra giữ vai trò liên hệ ngược, giúp cán bộ quản lý điều khiển tối ưu hệ thống quản lý của mình. Quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý.

Nội dung của chức năng kiểm tra bao gồm các công việc sau đây:

– Đánh giá trạng thái kết thúc của hệ quản lý.

– Phát hiện những lệch lạc, sai sót và tìm nguyên nhân của nó.

 – Tổng kết tạo thông tin cho chu trình quản lý tiếp theo.

Mỗi chức năng quản lý có vai trò khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, thậm chí đan xen vào nhau. Thực hiện tốt chức năng này là tạo cơ sở, điều kiện cho việc thực hiện chức năng tiếp theo.

Quá trình quản lý giáo dục là quá trình thực hiện tổ hợp các chức năng quản lý: Kế hoạch hóa – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra.

Trường mầm non cần thực hiện đầy đủ chức năng quản lý giáo dục

Mục tiêu quản lý là trạng thái mong muốn được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý. Trạng thái đó có thể chưa có mà ta mong muốn đạt được, hoặc đang có mà ta muốn duy trì. Trạng thái đó chỉ đạt được thông qua các tác động quản lý và sự vận động của đối tượng quản lý.

Mục tiêu quản lý là một thành tố quan trọng của quá trình quản lý, có vai trò định hướng cho hoạt động quản lý, đồng thời mục tiêu quản lý là công cụ để đánh giá hiệu quả quản lý.

Củng cố, ổn định và phát triển bậc học mầm non với nhiều loại hình đa dạng, linh hoạt, phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn.

Đảm bảo các cơ sở giáo dục mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của ngành.

Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của ngành ngày càng đảm bảo chất lượng và tâm huyết với nghề.

Củng cố mạng lưới trường lớp và xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho cơ sở giáo dục mầm non.

Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng xã hội nhằm thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc – giáo dục trẻ em.

Đối mới công tác quản lý ngành học

Mục tiêu quản lý trường mầm non thực chất là những chỉ tiêu về mọi hoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động. Đó cũng là những nhiệm vụ phải thực hiện, đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một chu kỳ quản lý.

Quá trình quản lý trường mầm non phải xác định và phấn đấu thực hiện những mục tiêu cơ bản sau đây:

– Mục tiêu số lượng: đảm bảo chỉ tiêu thu hút số lượng trẻ trong độ tuổi đến trường.

– Mục tiêu chất lượng: đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo.

– Xây dựng và phát triển tập thể sư phạm: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp và đời sống vật chất, tinh thần.

– Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phuc vụ cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.

– Huy động, sử dụng các nguồn kinh phí có hiệu quả.

– Làm công tác xã hội hóa giáo dục mầm non và huy động cộng đồng xây dựng, phát triển nhà trường.

– Cải tiến công tác nội bộ, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý mọi hoạt động trong nhà trường.

Mỗi mục tiêu thể hiện một nhiệm vụ đặc trưng của hoạt động quản lý nhưng giữa chúng có liên quan mật thiết và phối hợp hỗ trợ với nhau tạo thành một hệ thống mạng lưới mục tiêu toàn diện. Trách nhiệm của người cán bộ quản lý là phải làm cho mục tiêu trở thành hiện thực.

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quản lý, các cấp quản lý giáo dục mầm non đều phải được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý giáo dục; thể hiện tính tập trung dân chủ; đảm bảo tính khoa học; hiệu quả – thiết thực và cụ thể; hoạt động dựa trên sự kết hợp Nhà nước và xã hội.

Quản lý trường mầm non cả về số lượng và chất lượng

Quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường mầm non nói riêng đều có chức năng, nhiệm vụ và cách thức hành động khác nhau. Làm sao để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo tiền đề phát triển bền vững cho trường mầm non – luôn là thách thức nặng nề đối với nhà quản lý. Phương pháp quản lý giáo dục phổ biến tại các trường mầm non bao gồm: phương pháp hành chính tổ chức, phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý xã hội.

Người quản lý có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp quản lý giáo dục mầm non cùng lúc, sao cho thu được kết quả cao nhất. Dấu hiệu của việc vận dụng tốt phương pháp quản lý là năng suất, chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ cao, không khí trong tập thể lành mạnh.

Quá trình quản lý giáo dục mầm non phải vận dụng những tri thức, những quy luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và thực tiễn cuộc sống. Do đó, việc áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau là tất yếu. Trong quản lý giáo dục mầm non, việc lựa chọn đúng đắn và biết kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý phù hợp với nguyên tắc quản lý để đạt được kết quả cao đó chính là tài năng nghệ thuật quản lý.

Kiến thức giáo dục mầm non được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non nói chung, quản lý trường mầm non nói riêng, giáo viên mầm non, sinh viên theo học chuyên ngành có thể truy cập website //nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin hữu ích.

Tham khảo: Một số vấn đề quản lý giáo dục mầm non

của Phạm Thị Châu – Trần Thị Sinh

Video liên quan

Chủ Đề