Remote desktop không bị log off

HomeHướng dẫn Multi Remote Desktop Windows step by step

Chào các bạn , chắc hẳn trong chúng ta,đặc biệt là các bạn đang làm IT admin thì việc sử dụng Remote Desktop đã không còn gì xa lạ.

Tuy nhiên Microsoft giới hạn số lượng concurrent session truy cập vào hệ điều hành của họ.Cụ thể với các dòng Windows cho người dùng thì cùng 1 thời điểm chỉ có 1 session được phép làm việc ,nếu có 2 session cùng đăng nhập thì session cũ sẽ bị đá ra màn hình Winlogon Secure Desktop [màn hình đăng nhập].Với các dòng Windows Server thì số lượng này là 2.

Bình thường số lượng truy cập như vậy là đủ tuy nhiên trong môi trường doanh nghiệp đặc biệt là các công ty phần mềm chúng ta sẽ cần sử dụng tới Multi Remote Desktop vì có nhiều trường hợp,sẽ có nhiều user cần accept vào cùng 1 máy để làm việc 🙂

I. Download Link

Các bạn tải File MULTI RDP.rar tại đây

Giải nén File RAR các bạn sẽ có 2 folder:

  1. Win 7 : Dùng để active multi remote desktop cho Windows XP/7. Windows server 2008 [32 bit – 64 bit]
  2. Win 8: Dùng để active multi remote desktop cho Windows 8/10 . Windows Server 2012

Cách dùng có khác nhau nên mình sẽ đi vào từng phần 🙂 [ về cơ bản thì cả 2 đều là thay đổi file termsrv.dll[terminal service] mặc định của Microsoft

II. Multi Remote Desktop cho Windows 7 / Windows Server 2008 /Windows XP

Các bạn mở folder Win 7 -> MultiRemoteDesktop_Win7

Trong đây các bạn sẽ gặp 2 file là UniversalTermsrvPatch tùy theo bản Windows của bạn để chạy chương trình phù hợp. [x64 cho bản 64bit và x86 cho bản 32bit]

Note:

Run as administrator mới hoạt động nhé vì quá trình đòi hỏi replace [hoặc copy] file vào C:\Windows\System32 😛

Nên backup Termsrv.dll gốc của Windows 😛

Bấm chọn OK

Restart PC để apply thay đổi

Sau khi restart bạn có thể đăng nhập bằng nhiều tài khoản thông qua remote desktop cùng lúc 🙂 – Cách này áp dụng được để active multi remote desktop cho Windows XP/7 và Windows Server 2008 nhé 🙂

III. Multi Remote Desktop cho Windows 8 / Windows Server 2012 /Windows 10

Cách thức cũng là thay đổi file termsrv.dll của Windows tuy nhiên từ Windows 8 trở đi ,để thay đổi chỉnh xóa sữa file termsrv.dll cần phải thay đổi quyền 1 chút 🙂

Cách thực hiện như sau 😛

  1. Truy cập folder C:\Windows\System32 
  2. Tại cửa sổ tìm kiếm gõ termsrv.dll

3.Chuột phải vào termsrv.dll chọn Properties

4.Chọn tab Security -> Advanced

5. Click Change để change Owner cho file termsrv.dll

6.Nhập account của admin và bấm OK

Tới đây thì quyền Owner đã chuyển về tài khoản của admin bấm OK

7.Bảng thông báo hiện lên – bạn close và mở lại folder system32

8.Sau khi mở lại properties của termsrv.dll ,các bạn vào lại tab Security chọn Edit ->  Add.. và add account Owner mới chỉnh ở bên trên vào và tick vào Full Control .Apply bảng thông báo hiện ra chọn Yes rồi OK

9. Tới đây ta đã có quyền edit termsrv.dll .Việc đầu tiên là rename file này thành termsrv_old.dll

Note: 

Bạn phải chắc chắn là đang đăng nhập bằng tài khoản mà nãy giờ chúng ta add làm Owner  nhé 🙂

10. Trong file MULTI RDP.rar các bạn download ở đầu bài , mở thử mục Win 8 – tùy theo bản cài đặt là 64 bit [x64] hay 32bit[x86] mà chọn file .dll cho phù hợp nhé 🙂

Bạn copy file vào đường dẫn C:\Windows\System32 và nhớ đổi tên thành termsrv.dll nhé 😛

Sau khi hoàn tất bạn Restart PC và từ giờ chúng ta có thể remote nhiều người cùng lúc vào máy tính đó rồi 😉

Cách này áp dụng được cho WINDOWS 8/10 và Windows Server 2012 nhé 🙂

IV. 1 tài khoản login vào nhiều phiên trong cùng 1 máy tính

Nghe thì có vẻ lạ phải không , tuy nhiên đã bao giờ bạn gặp trường hợp cần fix lỗi cho 1 user và khi bạn cần 1 môi trường tương tự với môi trường mà user đang gặp lỗi [ cùng user/cùng máy tính] – Trường hợp này thường gặp trong những lúc cần fix các lỗi liên quan tới group policy apply xuống users 🙂

Các bạn truy cập vào registry [Run->Regedit] và theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Control\TerminalServer

Tại giá trị fSingleSessionPerUser edit từ 1 thành 0 [Nếu không có thì tự tạo 1 DWORD value  có tên fSingleSessionPerUser]

Restart máy để chắc chắn registry được apply

Trên đây mình đã trình bày xong cách active multi remote desktop và cách để 1 tài khoản có thể log in nhiều phiên trong cùng 1 máy tính 🙂

Chúc các bạn thao tác thành công ❤ ❤ ❤

Video liên quan

Chủ Đề