Sinh học lớp 7 bài 30

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 29. Ôn tập phần 1 - Động vật không xương sống trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Tổng hợp lý thuyết Sinh 7 Bài 30 ngắn gọn

Các bài học phần Động vật không xương sống đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống của các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống.

I. TÍNH ĐA DẠNG CỦA ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

II. SỰ THÍCH NGHI CỦA ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Bảng 2 thống kê tên một số động vật chọn ở bảng 1 nhằm hiểu rõ sự thích nghi của chúng với môi trường sống.

STT Tên động vật Môi trường sống Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng Kiểu di chuyển Kiểu hô hấp
1 Trùng roi Trong nước Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng Bằng roi bơi Trao đổi khí qua màng tế bào
2 Trùng biến hình Trong nước Dị dưỡng Bằng chân giả Trao đổi khí qua màng tế bào
3 Trùng giày Trong nước Dị dưỡng Bằng lông bơi Trao đổi khí qua màng tế bào
4 Trùng sốt rét Hồng cầu Kí sinh Không di chuyển Trao đổi khí qua màng tế bào
5 Thủy tức Trong nước Dị dưỡng Di chuyển kiểu sâu đo hay lộn đầu Trao đổi khí qua thành cơ thể
6 Sứa Trong nước Dị dưỡng Bằng co bóp dù Trao đổi khí qua thành cơ thể
7 San hô Trong nước Dị dưỡng Không di chuyển Trao đổi khí qua thành cơ thể
8 Sán lá gan Gan, mật trâu bò và người Kí sinh Không di chuyển Trao đổi khí qua thành cơ thể
9 Sán dây Ruột non người, cơ bắp trâu, bò Kí sinh Không di chuyển Trao đổi khí qua thành cơ thể
10 Giun đũa Ruột người Kí sinh Co duỗi Trao đổi khí qua thành cơ thể
11 Giun đất Trong đất Dị dưỡng [ăn đất] Bò trên mặt đất Hô hấp qua da
12 Trai sông Dưới nước Dị dưỡng Thò thụt chân và đóng mở vỏ cơ thể Hô hấp bằng mang
13 Tôm sông Dưới nước Dị dưỡng Bò hoặc bơi giật lùi Hô hấp bằng mang
14 Nhện Trên cạn Dị dưỡng Chăng lưới Hô hấp bằng đôi khe thở
15 Châu chấu Trên cạn Dị dưỡng [ăn thực vật] Bò, nhảy và bay Hô hấp bằng hệ thống ống khí

III. TẦM QUAN TRỌNG THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Bảng 3: Tầm quan trọng thực tiễn của Động vật không xương sống.

STT Tầm quan trọng thực tiễn Tên loài
1 Làm thực phẩm Sứa, mực, tôm, cua, châu chấu…
2 Có giá trị xuất khẩu Mực, tôm hùm, tôm càng xanh…
3 Được nhân nuôi Tằm, tôm, cua…
4 Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh Ong mật [mật ong, sữa ong chúa] …
5 Làm hại cơ thể động vật và người Trùng sốt rét, trùng kiết lị, sứa, sán lá gan, sán dây, giun đũa…
6 Làm hại thực vật Châu chấu, ve sầu…

IV. TÓM TẮT GHI NHỚ

Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 30 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 30 trang 100: Dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ cùng với những đặc điểm đã ôn tập, em hãy thực hiện các hoạt động sau:

- Ghi rõ tên ngành của 5 nhóm động vật vào chỗ để trống trên hình

- Ghi tên loài động vật vào chỗ trống ở dưới mỗi hình.

Bảng 1. Các đại diện của Động vật không xương sống

Ngành ...

Đặc điểm

Ngành ....

Đặc điểm

Các ngành ...

Đặc điểm

Đại diện...

- Có roi

- Có nhiều hạt diệp lục

Đại diện...

- Cơ thể hình trụ

- Nhiều tua miệng

- Thường có vách xương đá vôi

Đại diện...

- Cơ thể dẹp

- Thường hình lá hoặc kéo dài

Đại diện...

- Có chân giả

- Nhiều không bào

- Luôn luôn biến hình

Đại diện...

- Cơ thể hình chuông

- Thùy miệng kéo dài

Đại diện...

- Cơ thể hình ống dài thuôn 2 đầu

- Tiết diện ngang tròn

Đại diện...

- Có miệng và khe miệng

- Nhiều lông bơi

Đại diện...

- Cơ thể hình trụ

- Có tua miệng

Đại diện...

- Cơ thể phân đốt

- Có chân bên hoặc tiêu giảm

Ngành ...

Đặc điểm

Ngành ....

Đặc điểm

Đại diện...

- Vỏ đá vôi xoắn ốc

- Có chân lẻ

Đại diện...

- Có cả chân bơi, chân bò

- Thở bằng mang

Đại diện...

- Hai mảnh đá vôi

- Có chân lẻ

Đại diện...

- Có 4 đôi chân

- Thở bằng phổi và ống khí

Đại diện...

- Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất

- Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng.

Đại diện...

- Có 3 đôi chân

- Thở bằng ống khí

- Có cánh

Trả lời:

Ngành Động vật nguyên sinh

Đặc điểm

Ngành Ruột khoang

Ngành Ruột khoang

Các ngành giun

Đặc điểm

Đại diện trùng roi

- Có roi

- Có nhiều hạt diệp lục

Đại diện hải quỳ

- Cơ thể hình trụ

- Nhiều tua miệng

- Thường có vách xương đá vôi

Đại diện sán dây

- Cơ thể dẹp

- Thường hình lá hoặc kéo dài

Đại diện trùng biến hình

- Có chân giả

- Nhiều không bào

- Luôn luôn biến hình

Đại diện sứa

- Cơ thể hình chuông

- Thùy miệng kéo dài

Đại diện giun đũa

- Cơ thể hình ống dài thuôn 2 đầu

- Tiết diện ngang tròn

Đại diện trùng đế giày

- Có miệng và khe miệng

- Nhiều lông bơi

Đại diện thủy tức

- Cơ thể hình trụ

- Có tua miệng

Đại diện giun đất

- Cơ thể phân đốt

- Có chân bên hoặc tiêu giảm

Ngành Thân mềm

Đặc điểm

Ngành Chân khớp

Đặc điểm

Đại diện ốc

- Vỏ đá vôi xoắn ốc

- Có chân lẻ

Đại diện tôm càng

- Có cả chân bơi, chân bò

- Thở bằng mang

Đại diện trai sông

- Hai mảnh đá vôi

- Có chân lẻ

Đại diện nhện

- Có 4 đôi chânv

- Thở bằng phổi và ống khí

Đại diện mực

- Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất

- Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng.

Đại diện bọ hung

- Có 3 đôi chân

- Thở bằng ống khí

- Có cánh

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 30 trang 101: Em hãy nghiên cứu kĩ bảng 2, vận dụng vốn kiến thức vừa học, lần lượt thực hiện các hoạt động sau:

- Ghi vào cột 2 một số động vật trong bảng 1 mà em biết đầy đủ [chọn ở mỗi hàng dọc 1 loài].

- Ghi vào cột 3 môi trường sống của động vật.

- Ghi tiếp vào cột 4 [kiểu dinh dưỡng], cột 5 [kiểu di chuyển], cột 6 [kiểu hô hấp] của động vật đó để chứng tỏ chúng thích nghi với môi trường sống.

Bảng 2. Sự thích nghi với động vật với môi trường sống

STT

Tên động vật

Môi trường sống

Sự thích nghi

Kiểu dinh dưỡng

Kiểu di chuyển

Kiểu hô hấp

1

2

3

4

5

6

1

2

3

Trả lời:

STT

Tên động vật

Môi trường sống

Sự thích nghi

Kiểu dinh dưỡng

Kiểu di chuyển

Kiểu hô hấp

1

2

3

4

5

6

1

Trùng giày

Nước

Dị dưỡng

Bơi bằng lông

Khuếch tán qua bề mặt cơ thể

2

Thủy tức

Nước ngọt

Dị dưỡng

Bám cố định

Khuếch tán qua da

3

Giun đất

Trong đất

Dị dưỡng

Đào đất để chui

Khuếch tán qua da

4

Tôm

Nước ngọt, nước mặn

Dị dưỡng

Bơi, bò, bật

Mang

5

Châu chấu

Trên cạn

Dị dưỡng

Bay, bò, nhảy

Ống khí

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 30 trang 101: Em hãy ghi thêm tên các loài mà em biết vào ô trống thích hợp của bảng 3.

Bảng 3. Tầm quan trọng thực tiễn của Động vật không xương sống

STT

Tầm quan trọng thực tiễn

Tên loài

1

2

3

4

5

6

Làm thực phẩm

Có giá trị xuất khẩu

Được nhân nuôi

Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh

Làm hại cơ thể động vật và người

Làm hại thực vật

Trả lời:

STT

Tầm quan trọng thực tiễn

Tên loài

1

2

3

4

5

6

Làm thực phẩm

Có giá trị xuất khẩu

Được nhân nuôi

Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh

Làm hại cơ thể động vật và người

Làm hại thực vật

Tôm, cu, sò, trai, ốc, mực, bạch tuộc

Tôm, cua, ghẹ, mực

Tôm, sò, nghêu, cua

Ong, bọ cạp

Sán lá gan, giun đũa, rận, chấy

Châu chấu, ốc sên, sâu

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 30 hay nhất

Câu 1: Sự phức tạp hoá về cấu tạo, tổ chức cơ thể của động vật không xương sống

Trả lời:

1. Từ đơn giản đến phức tạp:

[từ đơn bàoĐVNS,  đến đa bào bậc thấp chưa phân hoá thành các hệ cơ quan như  ruột khoang, các ngành giun, rồi đến hoàn thiện dần như chân khớp]

2.Từ chưa phân hoá các hệ cơ quan đến phân hoá các hệ cơ quan trong cơ thể

- Các bộ phận hoàn thiện dần đảm nhiệm  dược các chức năng sinh lí của cơ thể, thích nghi với môi trương sống.

- ĐVNS, ruột khoang, các ngàng giun[trừ giun đất đã phân hoá thành 1 số hệ cơ quan] chưa phân hoá thành các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Giun đốt, thân mềm, chân khớp đã phân hoá thành các hệ cơ quan:hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh....

3. Sự phức tạp dần cơ quan di chuyển và hình thức di chuyển:

- ĐVNS, ruột khoang:chưa có cơ quan di chuyển,hình thức di chuyển đơn giản:lông bơi,chân giả roi...di chuyển chậm,kiểu sâu đo: thuỷ tức

- Giun di chuyển đơn giản: co duỗi cơ thể

- Một số đại diện cơ quan di chuyển đơn giản: mấu lồi cơ, tơ bơi, như giun nhiều tơ, rươi..

- Thân mềm:chân là phần lồi cơ: chân đầu,chân bụng, chân rìu,chân đầu đã phân hoá thành nhiều tua: mực, bạch tuộc

- Đến chân khớp:đã phân hoá thành chi bên như rết, các chi phân đốt như tôm

5đôi chần bò, 5 đôi chân bơi, chấu chấu có 2 chân bò, 1 đôi chân nhảy, còn thêm cánh...

Câu 2: Nêu sự tiến hoá của một số cơ quan động vật không xương sống

1. Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn:

a. Từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp

- ĐVNS, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn chưa có hệ tuần hoàn.

- Giun đốt đã có hệ tuần hoàn kín, có tim bên, máu màu đỏ, di chuyện theo mạch lưng và mạch bụng.

- Thân mềm: Có hệ tuần hoàn hở, có tim bên, mạng mao quản thay bằng hệ khe hỏng.

- Chân khớp: Hệ tuần hoàn hở, có tim, máu không màu.

b. Hướng tiến hoá hệ tuần hoàn:

- Tự chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn.,từ đơn giản đến phức tạp.

- Từ chưa có tim đến có tim bên.

2. Tiến hoá của hệ tiêu hoá:

a. Từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp:

- ĐVNS chưa có cơ quan tiêu hoá, chỉ có không bào tiêu hoá, thức ăn tiêu hoá theo kiểu nội bào.

- Ruột khoang:

+ Bắt đầu có lỗ miệng, ruột đơn giản chỉ có 1 khoang, thức ăn vào và thải ra qua lỗ miệng.

+ Sự tiêu hoá thức ăn vừa tiêu hoá nội bào vừa tiêu hoá ngoại bào.

- Các nganh giun:

+ ống tiêu hoá đã phân hoá, có miệng,  ruột trước, ruột giữa, một số có hậu môn.

+ Một số đại diện có thêm hầu, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, manh tràng, các tuyến tiêu hoá.

- Thân mềm:

+ Miệng phát triển phần nghiền cơ học: Lưỡi bào, hầu, gai sừng.

+ Tuyến tiêu hoá phát triển, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến nước bọt.

- Chân khớp:

+ Phần miệng thích nghi với chế độ ăn khác nhau [nghiền, chích, hút ...]

+ Phần ruột có lót kitin, ruột giữa có tuyến tiêu hoá, ruột sau dài.

b. Hướng tiến hoá từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp

3. Tiến hoá của hệ thần kinh:

*  ở động vật nguyên sinh:

- Chưa có hệ thần kinh.

*  ở thuỷ tức:

- Hệ thần kinh chỉ là mạng lưới với những nơron phân bố khắp cơ thể dẫn đến phán ứng thiếu chính xác vì cảm giác có thể phát sinh từ nơi nào đó trên khắp cơ thể. Nên không lệ thuộc vào cường độ kích thích.

* ở giun dẹp:

- Hệ thần kinh tiến hoá hơn nhiều, nơron thần kinh tập trung thành hạch, nhận được một lúc tin tức từ nhiều nơi, mỗi hạch hoạt động một vùng xác định...

* Giun tròn:

- Gồm vòng hầu, từ đó xuất phát ra một số dây thần kinh chạy dọc cơ thể.

* ở giun đốt:

- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm nhiều hạch thần kinh, mỗi hạch thần kinh điều khiển từng phần của cơ thể, trả lời được kích thích cơ học, hoá học, phân biệt được sáng tối, đồng thời các tế bào cảm giác tập trung ở phần đầu nhiều hơn.

* Thân mềm:

- Gồm nhiều đôi hạch khu, các phần của cơ thể như: Đầu, thân, chân, áo, mang giữa chúng có các dây thần kinh liên hệ với nhau.

* Chân khớp:

- Gồm đôi hạch não, đôi hạch dưới hầu [ chúng thường nối với nhau tạo nên vòng hầu] tiếp theo là chuỗi thần kinh bụng.

Tóm lại: Hệ thần kinh của ĐVNS từ đơn giản đến phức tạp, từ mới chỉ có TB gai tự vệ đến phân hoá thành các hạch, đáp ứng phần nào các hoạt động phức tạp của cơ thể.

Trắc nghiệm Sinh 7 Bài 30 tuyển chọn

Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở

a. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể

b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống

c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể

d. Cả a, b và c

Động vật đa dạng và phong phú về cấu trúc cơ thể, về số loài và phong phú về số lượng cá thể, và còn về phương thức và môi trường sống.

→ Đáp án d

Câu 2: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:

a. Dưới nước và trên cạn

b. Dưới nước và trên không

c. Trên cạn và trên không

d. Dưới nước, trên cạn và trên không

Động vật có 3 môi trường sống cơ bản là dưới nước, trên cạn và trên không.

→ Đáp án d

Câu 3: Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào?

a. Cấu tạo từ tế bào

b. Lớn lên và sinh sản

c. Có khả năng di chuyển

d. Cả a và b đúng

Động vật và thực vật có những điểm giống nhau:

+ Đều có cấu tạo tế bào

+ Đều có khả năng lớn lên và sinh sản

→ Đáp án d

Câu 4: Động vật được chia làm mấy ngành

a. 6

b. 7

c. 8

d. 9

Động vật được chia làm 8 ngành là: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun dẹp, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành thân mềm, ngành chân khớp, và ngành động vật có xương sống.

→ Đáp án c

Câu 5: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ

a. Sắc tố ở màng cơ thể

b. Màu sắc của hạt diệp lục

c. Màu sắc của điểm mắt

d. Sự trong suốt của màng cơ thể

Do màu sắc của các hạt diệp lục nên trùng roi có màu xanh lá cây.

→ Đáp án b

Câu 6: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh

a. Tự dưỡng

b. Dị dưỡng

c. Tự dưỡng và dị dưỡng

d. Kí sinh

Trùng roi có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng

+ Tự dưỡng: Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. +

+ Dị dưỡng: Nếu ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi vẫn sống được nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.

→ Đáp án c

Câu 7: Trùng biến hình di chuyển được nhờ

a. Các lông bơi

b. Roi dài

c. Chân giả

d. Không bào co bóp

Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả

→ Đáp án c

Câu 8: Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là

a. Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi

b. Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn

c. Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài

d. Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát

Thức ăn [gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…] được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.

→ Đáp án d

Câu 9: Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là

a. Kí sinh

b. Tự dưỡng

c. Dị dưỡng

d. Tự dưỡng và dị dưỡng

Trùng kiết lị sống kí sinh ở thành ruột nuốt hồng cầu gây nguy hiểm cho con người.

→ Đáp án a

Câu 10: Vật trung gian truyền trùng sốt rét cho con người là

a. Ruồi

b. Muỗi Anôphen

c. Chuột

d. Gián

Muỗi Anôphen là vật trung gian truyền trùng sốt rét vào cơ thể con người.

→ Đáp án b

Câu 11: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là

a. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

b. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

c. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

d. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.

→ Đáp án a

Câu 12: Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi?

a. Tế bào gai

b. Tế bào mô bì – cơ

c. Tế bào sinh sản

d. Tế bào thần kinh

Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi.

→ Đáp án a

Câu 13: Thủy tức sinh sản bằng cách

a. Mọc chồi

b. Sinh sản hữu tính

c. Tái sinh

d. Tất cả a, b, c đều đúng

Thủy tức có 3 hình thức sinh sản là mọc chồi, sinh sản hữu tính và tái sinh.

→ Đáp án d

Câu 14: Sứa tự vệ nhờ

a. Di chuyển bằng cách co bóp dù

b. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt

c. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi

d. Không có khả năng tự vệ.

Sứa cơ thể có hình dù, có nhiều xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi.

→ Đáp án c

Câu 15: Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển

a. San hô

b. Hải quỳ

c. Thủy tức

d. Sứa

Mối quan hệ cộng sinh giữa hải quỳ và tôm

Hải quỳ dựa vào tôm để di chuyển trong nước nên kiếm được nhiều thức ăn hơn. Còn với tôm thì hải quỳ giúp nó xua đuổi kẻ thù, do có xúc tu chứa nọc độc.

→ Đáp án b

Câu 16: Cơ thể ruột khoang

a. Đối xứng tỏa tròn

b. Đối xứng hai bên

c. Không đối xứng

d. Luôn biến đổi hình dạng

Cơ thể ruột khoang đối xứng tỏa tròn, phù hợp sống trong điều kiện môi trường nước

→ Đáp án a

Câu 17: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là

a. Mắt và giác quan phát triển

b. Hệ tiêu hóa tiêu giảm

c. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển

d. Hệ sinh dục lưỡng tính

Sán lá gan có cấu tạo thích nghi với sống kí sinh như mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển.

→ Đáp án c

Câu 18: Ngành giun dẹp gồm

a. Sán lông, sán lá

b. Sán lá, sán dây

c. Sán lông, sán dây

d. Sán lông, sán lá, sán dây

Ngành giun dẹp gồm sán lông [sống tự do], sán lá và sán dây [sống kí sinh]

→ Đáp án d

Câu 19: Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào

a. Ruột non

b. Máu

c. Gan

d. Tất cả các đáp án trên

Giun dẹp thường kí sinh ở ruột, gan hay máu người, động vật vì đây là nơi giàu chất dinh dưỡng.

→ Đáp án d

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

a. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều

b. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

c. Có hậu môn

d. Có giác bám

- Đặc điểm chung của các ngành giun dẹp:

+ Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.

+ Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

+ Cơ quan sinh dục phát triển, sinh sản nhanh, đẻ nhiều.

→ Đáp án c

Câu 21: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người

a. Lớp vỏ cutin

b. Di chuyển nhanh

c. Có hậu môn

d. Cơ thể hình ốn

Lớp vỏ cutin bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

→ Đáp án a

Câu 22: Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh

a. Ruột thẳng

b. Có hậu môn

c. Có lớp vỏ cutin

d. Có lớp cơ dọc

Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

→ Đáp án d

Câu 23: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường

a. Đường tiêu hóa

b. Qua da

c. Đường hô hấp

d. Qua máu

Giun kim qua đường tiêu hóa vào cơ thể người. Trứng giun qua tay và thức ăn truyền vào miệng.

→ Đáp án a

Câu 24: Đặc điểm chung của ngành giun tròn là

a. Cơ thể hình trụ, có vỏ cuticun bao bọc

b. Khoang cơ thể chưa chính thức

c. Cơ quan tiêu hóa dạng ống

d. Tất cả đáp án trên đúng

Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, … thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như:

- Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu

- Có khoang cơ thể chưa chính thức

- Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

- Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.

→ Đáp án d

Câu 25: Đặc điểm của giun đất thích nghi với đời sống đời sống chui rúc trong đất ẩm

a. Hệ tuần hoàn kín

b. Cơ thể lưỡng tính

c. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt

d. Hô hấp qua da

Giun đất cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt thích nghi với đào xới, sống chui rúc trong đất ẩm.

→ Đáp án c

Câu 26: Giun đất có vai trò

a. Làm đất mất dinh dưỡng

b. Làm chua đất

c. Làm đất tơi xốp, màu mỡ

d. Làm đất có nhiều hang hốc

Giun đất giúp đào xới làm tơi xốp, màu mỡ đất, là loài rất có ích cho nông nghiệp.

→ Đáp án c

Câu 27: Giun đốt

a. Có hệ tuần hoàn, có máu

b. Chưa có hệ tuần hoàn, có máu

c. Chưa có hệ tuần hoàn, không có máu

d. Có hệ tuần hoàn, không có máu

Giun đốt có hệ tuần hoàn đơn giản và có máu.

→ Đáp án a

Câu 28: Giun đốt hô hấp qua

a. Da

b. Mang

c. Phổi

d. Cả a và b đúng

Tùy theo môi trường sống, giun đốt hô hấp qua mang hoặc qua da.

→ Đáp án d

Câu 29: Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai

a. Đầu vỏ

b. Đỉnh vỏ

c. Cơ khép vỏ [bản lề vỏ]

d. Đuôi vỏ

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với 2 cơ khép vỏ [bám chắc vào mặt trong của vỏ] điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ

→ Đáp án c

Câu 30: Trai lấy mồi ăn bằng cách

a. Dùng chân giả bắt lấy con mồi

b. Lọc nước

c. Kí sinh trong cơ thể vật chủ

d. Tấn công làm tê liệt con mồi

Trai lấy mồi ăn [thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh] và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào

→ Đáp án b

Câu 31: Loài thân mềm nào gây hại cho cây trồng

a. Sò

b. Ốc bươu vàng

c. Bạch tuộc

d. Mực

Ốc bươu vàng ăn nhiều, sức sinh sản lớn gây hại cho cây trồng nông nghiệp

→ Đáp án b

Câu 32: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là

a. Thân mềm, cơ thể không phân đốt

b. Có vỏ đá vôi, có khoang áo

c. Hệ tiêu hóa phân hóa

d. Tất cả các đáp án trên

Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:

- Thân mềm, cơ thể không phân đốt

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo

- Hệ tiêu hóa phân hóa

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

→ Đáp án d

Câu 33: Cơ thể tôm có mấy phần

a. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng

b. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng

c. Có 2 phần là thân và các chi

d. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền [dưới giáp đầu – ngực] và phần bụng.

→ Đáp án a

Câu 34: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm

a. Râu

b. Vỏ cơ thể

c. Đuôi

d. Các đôi chân

Vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương [còn gọi là bộ xương ngoài]

→ Đáp án b

Câu 35: Giáp xác có thể gây hại

a. Truyền bệnh giun sán

b. Kí sinh ở da và mang cá

c. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền

d. Tất cả các đáp án trên đúng

Một số nhỏ giáp xác có hại như: truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.

→ Đáp án d

Câu 36: Nhện có bao nhiêu phần

a. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng

b. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng

c. Có 2 phần là thân và các chi

d. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Cơ thể nhện gồm 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.

→ Đáp án a

Câu 37: Châu chấu di chuyển bằng cách

a. Bò bằng cả 3 đôi chân

b. Nhảy bằng đôi chân sau [càng]

c. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh

d. Tất cả các đáp án trên là đúng

Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau [thường gọi là càng] hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

→ Đáp án d

Câu 38: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do

a. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực

b. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng

c. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực

d. Sự phát triển của hệ tuần hoàn

Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

→ Đáp án b

Câu 39: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ

a. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

b. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

c. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

d. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là

+ Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

+ Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

→ Đáp án c

Câu 40: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

a. Các chân phân đốt khớp động

b. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể

c. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

d. Có mắt kép

Chân khớp có đặc điểm: có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở, các chân phân đốt khớp động, qua lột xác để tăng trưởng cơ thể.

→ Đáp án d

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 30. Ôn tập phần 1 - Động vật không xương sống trong SGK Sinh học 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 7: Bài 30. Ôn tập phần 1 - Động vật không xương sống

Video liên quan

Chủ Đề