Sơ đồ cơ quan Thanh tra nhà nước

Giới thiệu chung; cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

- Tên tiếng Việt: THANH TRA TỈNH TIỀN GIANG

- Tên tiếng Anh: PROVINCIAL STATE INSPECTORATE

- Địa chỉ: Số 6, đường Lê Lợi, Phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

- Điện thoại: 0273 3873172   -   Fax: 0273 3875180

- Email:

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

1. Ban lãnh đạo: Có 01 Chánh Thanh tra, 03 Phó Chánh Thanh tra.

2. Các phòng thuộc: gồm 05 phòng:

- Văn phòng: có 01 Chánh Văn phòng; 01 Phó Chánh Văn phòng.

- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 [gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1]: có 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng.

- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 [gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2]: có 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng.

- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 [gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3]: có 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng.

- Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm tra, xử lý sau thanh tra: có 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng.

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:

     1. Chức năng:

     Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
      2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

      Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:       a] Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;       b] Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh [sau đây gọi chung là sở], Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;       c] Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;       d] Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh.       - Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:      a] Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập;       b] Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;       c] Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;      d] Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.       - Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.       - Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

      3. Phân công nhiệm vụ:

      3.1. Chánh Thanh tra tỉnh Nguyễn Văn Mười: Chỉ đạo, điều hành Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng; phụ trách Phòng Nghiệp vụ 1 và Phòng Nghiệp vụ 2.       3.2. Phó Chánh Thanh tra Hồ Văn Phúc: Phụ trách Phòng Nghiệp vụ 3.       3.3. Phó Chánh Thanh tra Lê Văn Hưởng: Phụ trách Văn phòng; Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm tra, xử lý sau thanh tra.       3.4. Chánh Văn phòng:       Tham mưu giúp Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, tổ chức cán bộ; thi đua, khen thưởng, cải cách hành chính, rà soát thủ tục hành chính, tuyên truyền, pháp chế; tiếp dân, xử lý đơn, hành chính - quản trị và các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Thanh tra tỉnh giao. Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi được phân công đối với các tổ chức thanh tra.       3.5. Trưởng phòng Nghiệp vụ 1:       Tham mưu cho Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ngành và địa phương như sau:

      - Các sở, ngành tỉnh gồm: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông và Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ.

      - Cấp huyện gồm: Huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây và thành phố Mỹ Tho.       3.6. Trưởng phòng Nghiệp vụ 2:       Tham mưu cho Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ngành và địa phương như sau:

      - Các sở, ngành tỉnh gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ.

      - Cấp huyện gồm: Thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông.       3.7. Trưởng phòng Nghiệp vụ 3:       Tham mưu cho Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ngành và địa phương như sau:

      - Các sở, ngành tỉnh gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

      - Cấp huyện gồm: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước và thị xã Cai Lậy.       3.8. Trưởng phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm tra, xử lý sau thanh tra:       - Tham mưu cho Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh về công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra đối với các kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh, các quyết định giải quyết khiếu nại và xử lý tố cáo do Thanh tra tỉnh tham mưu.

      - Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra đối với các sở, ngành, cấp huyện trong tỉnh và các cơ quan đơn vị có liên quan./.

Video liên quan

Chủ Đề