So sánh các nhà máy thủy điện ở việt nam

Điện hạt nhân có thể cạnh tranh về chi phí sản xuất với một số các dạng sản xuất điện năng khác là nhận định chung của nhiều chuyên gia. Chi phí đầu tư nhà máy điện hạt nhân lớn hơn so với nhà máy điện than và lớn hơn nhiều so với nhà máy điện khí nhưng chi phí vận hành lại rẻ hơn.

Một khi xây dựng xong và đưa vào vận hành, nguyên liệu chủ yếu để nhà máy điện hạt nhân hoạt động là các bó thanh nhiên liệu (thông thường là uranium) kể từ lúc nạp liệu sẽ trải qua quãng thời gian vài năm trong lò phản ứng, với giá thành tương đối ổn định. Nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm là hoạt động hầu như liên tục, thậm chí 2 năm mới phải dừng để thay nhiên liệu, trong khi nhà máy thuỷ điện có thể phải dừng hoặc giảm công suất hoạt động vào mùa khô.

Năm 2013, Viện Thông tin năng lượng Mỹ (NEI) đã công bố số liệu về các chi phí đồng mức trung bình đối với các công nghệ sản xuất điện được đưa vào vận hành năm 2018. Theo đó: Điện hạt nhân tiên tiến, khí đốt tự nhiên (tuabin khí tiên tiến) và than thông thường trong khoảng 10-11 UScent/kWh; Điện khí tự nhiên chu trình hỗn hợp 6,6 UScent/kWh; Điện than tiên tiến với công nghệ thu và nén carbon (CCS) 13,6 UScent/kWh; Điện gió trên đất liền 8,7 UScent/kWh; Điện gió xa bờ 22,2 UScent/kWh; Năng lượng mặt trời PV 14,4 UScent/kWh; Năng lượng nhiệt mặt trời 26,2 UScent/kWh. Tuy nhiên, chi phí chấm dứt hoạt động và chi phí xử lý chất thải đã được hoàn toàn tính đến khi đánh giá tính kinh tế của ĐHN trong khi đó các dạng sản xuất điện năng khác không tính các chi phí này vào chi phí sản xuất.

Thêm vào đó, nếu tính thêm chi phí ngoài (là chi phí do hoạt động của nhà máy điện gây ra những tác động đối với xã hội; là những chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sức khỏe và môi trường) thì điện hạt nhân sẽ có một lợi thế đáng kể về tính kinh tế so với sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Một nghiên cứu lớn của châu Âu về chi phí ngoài của các chu trình nhiên liệu khác nhau được công bố năm 2001 có tên là Extern E. đã chỉ ra rằng nếu xét thuần túy về tiền thì chi phí ngoài của điện hạt nhân bằng khoảng 1/10 chi phí ngoài của điện than. Như vậy, nếu những chi phí này thực sự được tính thì giá điện than, điện khí sẽ cao hơn rất nhiều.

Không những thế, việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đơn giản hơn nhà máy thuỷ điện rất nhiều. Nó không đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn, không làm biến đổi chất lượng nước hay làm mất cân bằng sinh thái.

Về lĩnh vực môi trường, chất thải hạt nhân thực sự không đáng sợ bằng chất thải của nhiên liệu hoá thạch hay các dạng phát điện khác vì chúng có số lượng nhỏ và có thể quản lý được. Chẳng hạn như xỉ than của nhà máy nhiệt điện chạy than còn phát tán thẳng vào môi trường với khối lượng lớn tro bụi có hàm lượng kim loại cao, gây hại cho sức khoẻ con người.

Điện hạt nhân: Yêu cầu từ thực tế

Việt Nam là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi theo với nó là việc phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất trong nước và gia công cho nước ngoài. Năng lượng chi phí cho công cuộc này là vô cùng lớn. Việt Nam không phải là quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào. Nguồn năng lượng không tái tạo như dầu thô chỉ có thể khai thác 20 năm nữa, than đá mặc dù còn khá dồi dào (nếu tính cả việc khai thác bể than Đồng bằng Sông Hồng), nhưng theo các nghiên cứu gần đây, trong cân bằng năng lượng của Việt Nam, việc phát triển nhiệt điện chạy than với tổng công suất vào năm 2025 lên tới 35.750MW (phương án cơ sở) đến 48.350 MW (phương án cao) tương đương với tổng sản lượng nhiệt điện từ 198,3-256,5 tỷ kWh là không khả thi về khả năng cung cấp than (do việc nhập khẩu than sẽ không có thị trường).

Theo các chuyên gia nếu chúng ta không sản xuất điện theo hướng sử dụng năng lượng sạch mà cứ dùng năng lượng truyền thống (than đá, thủy điện, dầu mỏ) thì mối nguy không chỉ từ việc cạn kiệt nguồn năng lượng này mà còn là lượng ô nhiễm thải ra môi trường vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sinh thái, hậu họa khó lường và con cháu chúng ta là người phải hứng chịu.Như vậy, việc phát triển các dự án điện hạt nhân lại càng là yêu cầu khách quan và rất cấp thiết.

Thông tin về tình hình sản xuất và cung ứng điện tháng 7 và 7 tháng năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong tháng 7/2022, nắng nóng gay gắt kéo dài ở miền Bắc đã làm tiêu thụ điện của miền Bắc tăng rất mạnh, khiến lưới điện vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm và nguồn phát điện cũng gặp khó khăn do một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố.

Tuy nhiên, EVN vẫn đảm bảo cung cấp điện an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Theo đó, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 7/2022 đạt 24,55 tỷ kWh. Lũy kế 7 tháng đạt 158,02 tỷ kWh, tăng 4,2% so với cùng kỳ.

Về tỷ lệ huy động các nguồn điện trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống, nhiệt điện than đạt 63,94 tỷ kWh, chiếm 40,5%; thủy điện đạt 52,58 tỷ kWh, chiếm 33,3%; tua bin khí đạt 17,39 tỷ kWh, chiếm 11%; năng lượng tái tạo đạt 22,06 tỷ kWh, chiếm 14% (trong đó điện mặt trời đạt 16,54 tỷ kWh, điện gió đạt 5,24 tỷ kWh); điện nhập khẩu đạt 1,62 tỷ kWh, chiếm 1%.

So sánh các nhà máy thủy điện ở việt nam
Sản lượng từ thủy điện và nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong hệ thống điện quốc gia.

Trong 7 tháng năm 2022, EVN và các đơn vị đã khởi công 75 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 57 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500kV (bao gồm: 04 công trình 500kV, 08 công trình 220kV và 45 công trình 110kV).

Về nguồn điện, việc thi công các hạng mục dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng cơ bản đáp ứng và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm (dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 & 3...) vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được xử lý dứt điểm, nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ...

Liên quan đến tình hình cung ứng điện tháng 8/2022, EVN dự kiến sản lượng tiêu thụ điện bình quân toàn hệ thống ở mức 799,4 triệu kWh/ngày (tăng 14,8% so với cùng kỳ), công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 44.545 MW.

Mục tiêu vận hành hệ thống điện tháng 8/2022 là tiếp tục đảm bảo sản xuất, cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt người dân.

Theo đó, EVN sẽ vận hành tối ưu hệ thống điện trên nguyên tắc đảm bảo vận hành an toàn, đồng thời từng bước giảm bớt khó khăn về tài chính của EVN. Đồng thời huy động tối đa các nhà máy thủy điện đang phải xả nước (hoặc có nguy cơ xả nước) theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương và địa phương, cập nhật dự báo thủy văn để có kế hoạch điều tiết phù hợp; nhiệt điện than, tuabin khí huy động theo nhu cầu hệ thống và bài toán tối ưu thủy - nhiệt điện; dự phòng nhiệt điện dầu.

Về công tác đầu tư xây dựng, tiếp tục tập trung thi công các dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 2 & 3. Về lưới điện: Tập trung chuẩn bị khởi công các dự án quan trọng (trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên; trạm biến áp 220kV KKT Nghi Sơn, trạm biến áp 220kV Pắc Ma và đường dây 220kV Pắc Ma - Mường Tè) và các dự án đã có kế hoạch đóng điện trong năm 2022 (đường dây đấu nối trạm biến áp 220kV Bắc Quang; nâng công suất trạm biến áp 500kV Ô Môn; các trạm biến áp 220kV Yên Mỹ, Duy Xuyên, Cam Ranh), ...

Ngoài ra, EVN tiếp tục chỉ đạo các Tổng Công ty/Công ty Điện lực tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo điện mùa khô, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, tăng cường ứng trực 24/24h để kịp thời ứng phó thiên tai bão lũ, cũng như các tình huống quá tải cục bộ, xử lý kịp thời sự cố, tiếp tục nỗ lực để đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng.

Để giảm bớt những khó khăn trong vận hành hệ thống điện, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố về điện do nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến - nhất là ở miền Bắc, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối (buổi trưa từ 11h30 đến 14h30, buổi tối từ 20h00 đến 23h00); đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn…