So sánh chip qualcomm và exynos

Cạnh tranh trong thị trường CPU rát khốc liệt, và khi nói đến điện thoại thông minh Android, có ba đối thủ chính. Qualcomm với bộ vi xử lý Snapdragon, Samsung với chip Exynos và MediaTek với chip MediaTek. Mỗi nhà sản xuất chip đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Gần đây, có một công ty lớn mới đã tham gia vào thị trường này: Google. Pixel 6 và Pixel 6 Pro là những thiết bị đầu tiên sử dụng Tensor, SoC nội bộ đầu tiên của Google, sẽ được cung cấp điện thoại Pixel kể từ thời điểm này trở đi. Vậy con chip của 4 nhà sản xuất này có gì khác nhau? Và liệu việc điện thoại của bạn đang chạy chipset nào có thực sự quan trọng?

Snapdragon: Người hâm mộ yêu thích

Snapdragon 888 5G

Qualcomm được cả người đánh giá và người dùng coi là vua trong lĩnh vực chip Android, nhờ vào CPU Snapdragon. Có nhiều dòng chip Snapdragon, mỗi loại có hiệu suất và mức giá khác nhau.

Có Snapdragon 800-series, được thiết kế cho hiệu suất hàng đầu và dành cho smartphone flagship, theo sau là 700-series và 600-series, dành cho điện thoại thông minh tầm trung. Dòng 400 được trang bị trong các điện thoại giá rẻ, dưới $200.

Những bộ vi xử lý này được sử dụng bởi khá nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn, từ Samsung, Google, Oppo, Xiaomi và OnePlus. Và ta có thể thấy rõ ràng tại sao lại như vậy. Snapdragons luôn có hiệu suất cao nhất so với các chip Android khác, cho dù là chip hàng đầu hay chip tầm trung.

Qualcomm tùy chỉnh các lõi ARM tiêu chuẩn để cải thiện hiệu suất của chúng và cũng tạo ra các thiết kế GPU của riêng mình dưới sự bảo trợ của Adreno, thay vì sử dụng các thiết kế ARM Mali tiêu chuẩn.

Và chúng cũng là một lợi ích để phát triển, với tài liệu phong phú làm cho nhiệm vụ chuyển ROM tùy chỉnh sang điện thoại được hỗ trợ bởi Qualcomm dễ dàng hơn nhiều so với điện thoại Exynos hoặc MediaTek [mặc dù lợi thế này không lớn như trước đây là nhờ Project Treble và GSIs].

Tất nhiên, cũng có những mặt trái. Chip Qualcomm thường đắt hơn so với các đối thủ, đặc biệt là ở phân khúc hàng cao cấp - năm 2020 chứng kiến ​​sự tăng giá đáng kể với Snapdragon 865, khiến các OEM như Google và LG phải sử dụng chip tầm trung thay thế trên flagship của mình.

Qualcomm không tự sản xuất điện thoại thông minh, nhưng họ cung cấp chip của mình cho rất nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh. Và tầm quan trọng của nó trong hệ sinh thái Android không thể bị đánh giá thấp.

Exynos: Hiệu suất đáng ngạc nhiên

Samsung Exynos 2100

Mặc dù ít được thấy trong thực tế hơn bộ vi xử lý Snapdragon, nhưng chipset Exynos thường không kém cạnh trong các cuộc so sánh đối đầu với chipset của Qualcomm.

CPU Exynos được sản xuất bởi Samsung và được sử dụng trong điện thoại của chính hãng này trên toàn cầu [mặc dù Samsung sử dụng Snapdragon ở một số thị trường như Mỹ chủ yếu vì modem]. Đôi khi chúng cũng được nhìn thấy trên điện thoại của các nhà sản xuất khác như Meizu.

Khi nói đến hiệu suất, chipset Exynos thường ngang bằng hoặc thậm chí vượt xa hiệu suất của Snapdragon tương đương, đặc biệt là với những sản phẩm cao cấp. Vào năm 2021, Snapdragon 888 và Exynos 2100 là những con chip có hiệu suất cao nhất, mỗi con chip sẽ vượt trội hơn trong các tình huống khác nhau.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở thế hệ trước, với Snapdragon 865 và Exynos 990. Hai con chip này cạnh tranh xít sao với nhau và thường thì không có tùy chọn chiến thắng rõ ràng.

Samsung sử dụng nhiều thiết kế CPU/GPU chung hơn so với Qualcomm, nhưng Samsung đôi khi không ngại thay đổi. Tại một số điểm, chúng ta thậm chí có thể thấy Samsung sử dụng GPU Radeon trong chip của mình.

Chúng cũng thường rẻ hơn các lựa chọn thay thế Snapdragon - điều này có thể thấy khi nhìn vào sự chênh lệch giá giữa những phiên bản Snapdragon và Exynos của các điện thoại Samsung giống hệt nhau.

MediaTek: Ổn ở tầm trung [và chi phí thấp]

MediaTek 1200

MediaTek không phải lúc nào cũng nhận được tình yêu xứng đáng từ người dùng, bởi MediaTek là nhà sản xuất chip Đài Loan và cũng giống như Qualcomm, hãng bán chip cho các OEM khác.

Chip MediaTek đã được sử dụng bởi rất nhiều OEM, bao gồm cả một số tên tuổi lớn. Ngay cả Samsung cũng đã sử dụng chip MediaTek và danh sách này có sự tham gia của các công ty như Xiaomi, OnePlus, Oppo, v.v...

Trong khi Qualcomm thường được coi là ông vua của thị trường CPU Android, thì MediaTek lại giữ ngôi vương về doanh số. Về thị phần, chip MediaTek được sử dụng trong 43% điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Ngược lại, Qualcomm chỉ có 24%, [con số này vẫn đáng nể nhưng so với 43% thì vẫn khá khiêm tốn].

Tuy nhiên, MediaTek có tiếng xấu trong mắt một số người hâm mộ Android vì nó thường được chọn để cung cấp cho các điện thoại cấp thấp hơn, rẻ nhưng rất chậm.

Nhưng nhìn vào các sản phẩm tầm trung và cao cấp từ MediaTek, bao gồm dòng sản phẩm Dimensity hàng đầu của công ty này, cũng như một số chip Helio, bạn sẽ thấy chúng thực sự là những CPU rất đáng nể.

Chúng có thể sẽ hoạt động tốt như một chiếc điện thoại chạy bằng chip Snapdragon nhưng với chi phí nhỏ hơn đáng kể.

Tensor: Cái tên mới trong thị trường chip Android

Google Tensor

Google là một công ty mới trong lĩnh vực sản xuất chip. Google Tensor đã được phát hành trong năm nay, xuất hiện trên Pixel 6 và Pixel 6 Pro. Với tư cách là những con chip đầu tiên của Google, chúng còn một chặng đường dài trước khi phát huy hết tiềm năng silicon của Google.

Google Tensor có một vài ưu điểm: Tập trung vào AI, Machine Learning và bảo mật, nhờ vào chip Titan M2. Mọi thành phần của chip đều được trang bị AI của Google, thậm chí còn bao gồm cả bộ đồng xử lý AI trên điện thoại của hãng. Bản thân con chip này có thể sánh ngang với các CPU mạnh nhất trên thị trường, như Snapdragon 888 và Exynos 2100.

Google vẫn còn một chặng đường dài. CPU của hãng này thậm chí vẫn phải nhận một số trợ giúp từ Samsung. Điều đó không có gì to tát vì Apple cũng bắt đầu như vậy. Sẽ còn nhiều điều thú vị trong tương lai.

Bạn nên chọn chip nào?

Không có câu trả lời đúng hay sai ở đây. Vấn đề là, việc bạn sở hữu thương hiệu CPU nào không thực sự quan trọng. Tất cả chúng đều tuyệt vời theo cách riêng, và có lẽ không có tùy chọn vượt trội thực sự đúng nghĩa. Tuy nhiên, nếu bắt đầu đi vào các khía cạnh cụ thể, thì bây giờ câu trả lời sẽ hơi khác một chút.

Nếu bạn đang tìm kiếm hiệu suất tuyệt đối tốt nhất, thì Qualcomm hoặc Exynos là lựa chọn phù hợp, nhưng nếu bạn muốn một thiết bị mở có thể dễ dàng sửa đổi, Snapdragon có lẽ là lựa chọn tốt hơn.

Nếu bạn đang xem xét phân khúc tầm trung, Snapdragon cũng là một lựa chọn tốt, nhưng bạn cũng có thể xem xét các tùy chọn từ MediaTek. Cuối cùng, nếu là một người hâm mộ Google, bạn sẽ không phải thất vọng với Tensor trên Pixel 6.

Thông thường, dòng Galaxy S tích hợp chip Snapdragon của Qualcomm tại một số nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở các thị trường khác như Việt Nam, sản phẩm dùng chip Exynos do Samsung sản xuất.

Tuy nhiên năm nay, hãng Hàn Quốc phân vùng lại việc sử dụng chip. Trong đó, bộ ba Galaxy S22 bán tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, và châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á sẽ dùng chip Snapdragon 8 Gen 1. Châu Âu là khu vực duy nhất bán S22 với chip Exynos 2200. Các nơi khác như Trung Á, Tây Á và châu Phi sử dụng cả Snapdragon và Exynos.

Galaxy S22. Ảnh: Andy Boxall

Sự phổ biến của Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200

Trước đây, chip Snapdragon hàng đầu thường áp đảo Exynos trong cùng phân khúc. Tuy nhiên, theo Digitaltrends, từ khi Samsung ra Exynos 2100 năm 2021, khoảng cách hiệu năng đã giảm đáng kể. Đến Exynos 2200 - dòng chip mới ra mắt tháng trước, cuộc cạnh tranh về sức mạnh với đối thủ Snapdragon 8 Gen 1 trở nên khó đoán hơn vì chúng có phần cứng gần như tương đương. Hãng Hàn Quốc cũng đưa ra các thông tin lạc quan về chip thế hệ mới khi sử dụng GPU tùy chỉnh dưới sự hợp tác với AMD cho sức mạnh đồ họa tốt hơn đáng kể.

Snapdragon 8 Gen 1 đang được sử dụng trên nhiều smartphone cao cấp như Xiaomi 12, OnePlus 10 Pro và đều cho điểm hiệu năng cao hàng đầu hiện nay. Trong khi đó, Exynos 2200 mới có mặt trên Galaxy S22 ở một số thị trường.

Cùng kiến trúc CPU

Exynos 2200 và Snapdragon 8 Gen 1 có nhiều điểm tương đồng. Ảnh: Digitaltrends

Cả Exynos 2200 và Snapdragon 8 Gen 1 đều sử dụng kiến trúc ARMv9 dựa trên tiến trình 4 nm được ARM sử dụng trên các chipset hàng đầu của mình. Chúng có thiết kế 8 lõi, ba cụm [1, 3 và 4], sử dụng Cortex-X2 làm lõi hiệu suất chính, ba lõi Cortex-710 cho các tác vụ có yêu cầu năng lượng trung bình và bốn lõi Cortex-510 để tăng hiệu quả sử dụng pin.

Khác biệt đầu tiên là ở tốc độ khi được đẩy lên 3 GHz trên Snapdragon 8 Gen 1 so với 2,8 GHz trên Exynos 2200. Tuy nhiên, lợi thế này cũng đi kèm nguy cơ chipset bị quá nóng, có thể dẫn đến hiệu năng bị giảm trong quá trình sử dụng với cường độ cao. Theo Digitaltrends, Samsung có thể đã thực hiện một bước đi khôn ngoan khi giới hạn "một cách có ý đồ" về tốc độ xung nhịp trên Exynos để tránh các vấn đề liên quan đến nhiệt.

Exynos 2200 và Snapdragon 8 Gen 1 được chế tạo giống nhau, xây dựng bằng quy trình EUV của Samsung trên tiến trình 4 nm.

Samsung đặt cược vào GPU của AMD

Qualcomm không nói nhiều về thay đổi GPU trên Snapdragon 8 Gen 1.

Một số tin đồn gần đây cho thấy Qualcomm sẽ thay đổi cách đặt tên chipset Snapdragon hàng đầu. Nhưng hãng còn làm các chuyên gia ngạc nhiên khi loại bỏ luôn mã nhận dạng số với dòng GPU Adreno. Theo đó, khả năng đồ họa của Snapdragon 8 Gen 1 cải thiện 30% so với thế hệ cuối sử dụng trong Snapdragon 888.

Trong khi đó, Samsung có động thái quyết liệt hơn khi hợp tác với AMD cho GPU mới. Exynos 2200 có GPU Xclipse được giới chuyên gia đánh giá cao, sử dụng công nghệ RDNA 2 của AMD. Samsung tuyên bố công nghệ RDNA 2 của AMD trong GPU mới sẽ cho phép các nhà phát triển game mobile hỗ trợ thêm công nghệ Dò tia [Ray tracing] trên các trò chơi Android.

Galaxy S sử dụng Snapdragon tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các mẫu điện thoại Galaxy S trước đây đều sử dụng chip Exynos. Người dùng nếu muốn mua điện thoại tích hợp chip Snapdragon chỉ có lựa chọn hàng "xách tay". Từ năm 2020 trở về trước, chip Exynos hoạt động mát nhưng bị nhiều người chê về khả năng tương thích game, phần mềm đặc thù so với Snapdragon.

Đại diện Samsung Việt Nam không nêu lý do cụ thể khi thay đổi loại chip xử lý trên Galaxy S22, nhưng nhấn mạnh quyết định trên xuất phát từ việc lắng nghe người tiêu dùng và muốn mang đến trải nghiệm tốt cho các thị trường tiềm năng như Việt Nam.

Xem thêm

Tuấn Hưng

Video liên quan

Chủ Đề