So sánh hàng giả hang thật giữa bánh kẹo bibica

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2021, Bibica có kết quả kinh doanh quý thấp nhất với lợi nhuận vỏn vẹn 103 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của Bibica chỉ đạt gần 7,6 tỷ đồng, chỉ tương đương 7,6% kế hoạch năm.

So sánh hàng giả hang thật giữa bánh kẹo bibica

Doanh thu và lợi nhuận của Bibica.

Cuộc đua xuống đáy

Sở dĩ lợi nhuận quý 2 và cả 6 tháng của Bibica giảm mạnh do doanh thu hoạt động tài chính giảm một nửa so với cùng kỳ, hoạt động khác lỗ 148 triệu đồng thay vì lãi tới gần 78 tỷ đồng trong quý 2/2020.

Sau khi trừ các khoản chi phí thì mới ra khoản lợi nhuận này. Ở phía doanh thu thuần của hoạt động lõi, Bibica vẫn bán hàng tích cực với tăng trưởng đạt tới 38% so với cùng kỳ. Tuy nhiên theo kế hoạch doanh thu 2.000 tỷ đồng thì Công ty cũng chỉ đạt được 26%.

Theo đó, ngoại trừ quý 4/2019 có tăng trưởng doanh thu thuần mạnh nhưng giảm chi phí bán hàng lẫn chi phí quản lý, cho ra lợi nhuận cao, hay quý 2/2020 Bibica ghi nhận gần 102 tỷ đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Bibica Miền Bắc để đạt lợi nhuận cao, thì nhiều quý liên tiếp của Công ty từ 2019 đến nay đều điều chỉnh thấp dần. Và kết quả quý 2/2021 đã ghi nhận điểm xuống đáy trong một quãng thời gian dài của Công ty.

7,6 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế của Bibica 6 tháng đầu năm nay, chỉ bằng 7,6% kế hoạch năm.

Vì sao suy giảm?

Bibica đã trải qua một cuộc chiến tranh giành quyền sở hữu giữa nhà đầu tư ngoại Lotte Confectionery Co, Ltd (Lotte) và các cổ đông sáng lập cùng Công ty Chứng khoán SSI, cho đến khi thế lực mới dần thiết lập một cục diện thắng thế. Lotte quyết định rút hết vốn tại Bibica vào năm 2020 và đến hiện tại, PAN Food, một doanh nghiệp liên quan SSI, “thừa hưởng” thế cục với sở hữu hơn 50%.

So sánh hàng giả hang thật giữa bánh kẹo bibica

Cổ đông BBC sắp nhận cổ tức 36% từ lợi nhuận chưa phân phối các năm trước (ảnh: BBC)

PAN chi phối Bibica sẽ là một lợi thế cho chính họ trong nỗ lực mở rộng hệ sinh thái của Công ty Thực phẩm PAN. Tập đoàn PAN cho biết với văn hóa đa dạng, Tập đoàn PAN trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên. Bibica vẫn đang nỗ lực và được hỗ trợ để phát triển các hoạt động cốt lõi với mục tiêu của một doanh nghiệp có số má trong ngành bánh kẹo. Tại cuối quý 2/2021, một loạt các khoản mục đầu tư chứng khoán ở công ty cho thấy Bibica cũng đang mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính để quản trị dòng tiền và khai thác mọi nguồn lực tài chính, từ đó giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư nghiên cứu phát triển.

Hiện Bibica vẫn đã và đang là doanh nghiệp được đánh giá cao trong ngành. Với 4 Công ty ở Bình Dương, Hà Nội, Long An, mỗi năm Bibica cung cấp 20.000 tấn bánh kẹo ra thị trường thông qua 160 nhà phân phối, tới 145.000 điểm bán và đi 15 thị trường xuất khẩu. Bibica đặt mục tiêu chiếm 15% thị phần với doanh thu 4.000 tỷ đồng vào năm 2024, đứng số 1 ngành bánh kẹo Việt Nam vào năm 2025.

Trở lại kết quả hiện tại, đặc biệt với những thách thức có thể tiếp tục sẽ phản vào kết quả kinh doanh 2 quý tới, khi đại dịch lần thứ tư bùng phát sẽ khác các đợt dịch trước, phải “test” năng lực Công ty ở cả việc duy trì 4 nhà máy hoạt động, lẫn đảm bảo doanh thu. Bibica cho biết hiện nay công ty đang rất nỗ lực để duy trì hoạt động sản xuất theo hình thức 3 tại chỗ đồng thời quản lý chặt dòng tiền để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực chất, kết quả kinh doanh cốt lõi của BBC có sụt giảm đi là do tình hình khó khăn của toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào so sánh, thì kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 về Doanh thu và EBITDA vẫn tốt hơn so với cùng kỳ 2020 và ngang bằng/thậm chí tốt hơn với cùng kỳ 2019, 2018, 2017 - là thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Từ đầu năm 2015 đến nay, khi thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng bánh kẹo giảm xuống còn 0%, thị trường bánh kẹo trong nước đã phải đối mặt trước sự xuất hiện ồ ạt của các sản phẩm nhập khẩu từ nhiều nước trong khu vực ASEAN như: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái-lan,... Các sản phẩm nhập khẩu này đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Với người tiêu dùng (NTD), điều này tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn hàng có chất lượng cao với giá rẻ hơn, nhưng với các DN sản xuất bánh kẹo trong nước, đây thật sự là nguy cơ lớn, mất thị phần trên chính sân nhà.

Khảo sát tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP Hà Nội như: BigC, Hapro Mart, VinMart, Lotte Mart…, không khó tìm một hộp bánh hay gói kẹo mang thương hiệu nước ngoài, nhất là các sản phẩm có xuất xứ từ các nước như: Hàn Quốc, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a... Giá của những sản phẩm này có khả năng cạnh tranh cao, giá chênh lệch không nhiều so với sản phẩm trong nước, như kẹo ngọt Jinny có giá 52 nghìn đồng/lốc, bán lẻ 5.000 đồng/ống, bánh Crown 62 nghìn đồng/hộp, bánh Mejji 32 nghìn đồng/hộp,... Nếu như trước đây, bánh kẹo nhập khẩu chỉ xuất hiện trên các kệ hàng ở siêu thị hoặc một số đại lý bánh kẹo lớn thì nay, NTD có thể dễ dàng chọn mua sản phẩm nhập khẩu ngay tại các đại lý bánh kẹo, cửa hàng tạp hóa ở khắp các ngả đường. Bánh kẹo “ngoại” đã len lỏi vào từng gian hàng, góc chợ, nơi vốn trước đây chỉ có hàng nội. Chị Hà Linh, chủ cửa hàng chuyên bán bánh kẹo nhập khẩu trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: “So với các loại bánh kẹo trong nước thì hàng nhập từ các nước trong khu vực ASEAN giá không quá đắt, lại được khách hàng đánh giá là có vị ngon đặc trưng, không quá ngọt, quá béo nên dễ ăn hơn so với một số loại bánh kẹo sản xuất trong nước. Vì thế, tại cửa hàng của tôi mức tiêu thụ mặt hàng này khá cao. Giá bánh kẹo nhập khẩu dao động từ 30 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/sản phẩm, chủng loại hàng hóa cũng rất phong phú, đối tượng khách hàng cũng đa dạng hơn trước”. Còn cô Lê Thị Xuyến, người dân trú tại phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) cho rằng, chất lượng của nhiều loại bánh kẹo ngoại hơn hẳn hàng trong nước, bao bì, mẫu mã cũng bắt mắt hơn, nếu so sánh về giá thì hàng nhập ngoại chỉ cao hơn hàng nội khoảng từ 10% đến 15%, là mức giá có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bánh kẹo trong nước có hương vị truyền thống riêng, nếu DN trong nước tiếp tục cải tiến chất lượng, đưa đến tay NTD thêm nhiều loại sản phẩm có chất lượng, hương vị đặc trưng thì chắc chắn NTD vẫn ủng hộ bánh kẹo mang thương hiệu Việt.

Với tình hình hiện nay, các DN bánh kẹo trong nước khó có thể cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài khi những điểm yếu, hạn chế vốn có của DN chưa được khắc phục triệt để như mạng lưới phân phối còn yếu, danh mục sản phẩm chưa đa dạng, mẫu mã chưa đổi mới... Hơn nữa, các DN trong nước đều không có được các thế mạnh nổi trội về tài chính và kinh nghiệm hoạt động như các DN nước ngoài. Lo lắng trước sự lấn át của bánh kẹo ngoại, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Trần Hồng Thanh chia sẻ, việc thực hiện các cam kết hội nhập về cắt giảm thuế nhập khẩu đã tạo điều kiện cho bánh kẹo nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước, đẩy thị trường bánh kẹo Việt Nam vào một cuộc cạnh tranh hết sức khốc liệt. Bên cạnh những hạn chế vốn có, các DN sản xuất bánh kẹo trong nước còn chịu thiệt hại kép do phải cạnh tranh không sòng phẳng. Cụ thể, DN trong nước phải mua nguyên liệu đường với giá cao do ngành mía đường trong nước đang được bảo hộ, mà vẫn phải bán sản phẩm với giá cạnh tranh so với các DN bánh kẹo trong khu vực được sử dụng đường nguyên liệu với giá thấp hơn. Chính sách bảo hộ này có thể hỗ trợ ngành mía đường trong nước vài ba năm tới nhưng lại làm giảm sức cạnh tranh của các DN sản xuất khác có sử dụng nguyên liệu đầu vào là đường kính. “Vì vậy, nếu giá đường kính của Việt Nam ngang bằng với giá quốc tế thì khả năng cạnh tranh được với bánh kẹo nhập khẩu và tăng trưởng hàng xuất khẩu của các DN sản xuất bánh kẹo Việt Nam là có thể”, Tổng Giám đốc Trần Hồng Thanh khẳng định.

Tranh thủ khai thác thị trường tiềm năng

Theo nghiên cứu của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), về lĩnh vực thực phẩm, Việt Nam đang là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn, có sức hút với các DN nước ngoài và là thị trường nhiều tiềm năng tại châu Á, chỉ sau Ấn Độ. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của ngành công nghiệp bánh kẹo, dự báo từ nay đến năm 2018, mức tăng trưởng toàn ngành bánh kẹo tại Việt Nam sẽ đạt hơn 7%. Trong khi, mức tăng trưởng này được dự báo cho các nước trong khu vực và trên thế giới chỉ khoảng từ 1,5% đến 3%. Với thị trường đầy tiềm năng như vậy, không chỉ sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam mà các DN nước ngoài cũng đã gia nhập thị trường Việt Nam với các thương hiệu như Breadtalk của Xin-ga-po, Paris Baguette và Tous Les Jours của Hàn Quốc…

Nếu so với các nhà sản xuất trong nước, các DN nước ngoài vượt trội về tiềm lực tài chính, công nghệ, sự đổi mới và sự đa dạng của sản phẩm, có sức hút với NTD. Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú, dù thị trường với hơn 90 triệu dân là chỗ dựa khá vững chắc cho các DN trong nước, song nếu chậm đổi mới, không thay đổi hướng đi, không tập trung đầu tư những sản phẩm chủ lực, các DN bánh kẹo trong nước khó có thể tồn tại và phát triển. Bởi hiện nay, tại các siêu thị, bánh kẹo nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều. Lý do chính là giá giữa hàng nội và hàng ngoại chênh lệch nhau không lớn nhưng chất lượng của hàng nhập khẩu thì được NTD khá tin cậy. Vì vậy, để tạo ra lợi thế cạnh tranh, các DN Việt Nam cần chú trọng tập trung xây dựng và khai thác mạng lưới phân phối trên toàn quốc để NTD từ thành thị đến nông thôn có thể tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng, sâu rộng. Để làm được điều đó, DN cần có kế hoạch đầu tư tiếp thị quy mô lớn, thông qua các phương tiện truyền thông cũng như mở rộng mạng lưới phân phối, mà cụ thể ở đây phải đưa nhiều hơn nữa các mặt hàng bánh kẹo vào siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc…

Đồng tình với quan điểm nêu trên, đại diện Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cho biết, để phát triển ngành sản xuất bánh kẹo ở nước ta hiện nay, các DN bánh kẹo trong nước cần "đánh trúng" tâm lý của NTD, tự tin đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường ở tất cả các phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Hiện, mẫu mã sang trọng, mới lạ không còn là sự “độc quyền” của hàng ngoại. Nhiều DN bánh kẹo trong nước đã mạnh dạn dầu tư, đổi mới mẫu mã sản phẩm như Hữu Nghị có các loại bánh hộp cao cấp: Tipo, Omoni, Spring, Oriental,… đang được nhiều NTD quan tâm và lựa chọn bởi sự đa dạng về hương vị, kiểu dáng, mẫu mã không thua hàng ngoại. Ngoài ra, công ty cũng chấp nhận giảm lợi nhuận, không tăng giá bán để giữ vững thị trường. Những mặt hàng cao cấp, công ty sẵn sàng đầu tư nâng cao chất lượng thiết kế mẫu mã, bao bì, đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất nhằm bảo đảm chất lượng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Ngoài việc tự lực đổi mới để phát triển, các DN có thể mua bán, sáp nhập với DN khác hoặc hợp tác với đối tác chiến lược để tạo nền tảng vững chắc hơn cho sự phát triển của DN. Điển hình như trường hợp của Công ty cổ phần bánh kẹo Bibica, với mong muốn tìm được đối tác chiến lược nhằm đẩy mạnh hệ thống phân phối, tối ưu chi phí và tăng tốc đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm cho nên đã bán 40% cổ phần của mình cho Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc). Việc mua bán sáp nhập hay tìm kiếm đối tác chiến lược có thể sẽ đem lại cơ hội cho DN gia tăng giá trị, từ đó danh mục sản phẩm của DN sẽ vững mạnh và đa dạng hơn, nền tảng tài chính vững chắc hơn để đầu tư hoạt động xây dựng thương hiệu với quy mô lớn hơn, củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối một cách hiệu quả, nhắm tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Với doanh thu năm 2014 tăng trưởng 10,65% so với năm 2013, đạt 27 nghìn tỷ đồng và được dự báo đạt khoảng 40 nghìn tỷ đồng vào năm 2018, sản lượng ước đạt hơn 200 nghìn tấn, thị trường bánh kẹo Việt Nam luôn là “miếng bánh béo bở” đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.