So sánh kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị tái thẩm

Phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm trong dân sự

  • MỤC LỤC BÀI VIẾT
  • Khái niệm
  • Căn cứ kháng nghị
  • Thời hạn kháng nghị
  • Người có quyền kháng nghị
  • Phạm vi xem xét
  • Thời hạn mở phiên tòa

Giám đốc thẩm, tái thẩm là những khái niệm khá quen thuộc trong tố tụng. Vậy bạn đã hiểu rõ về hai thủ tục này, chúng có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Giám đốc thẩm

Tái thẩm

Phân biệt Tái thẩm và Giám đốc thẩm trong lĩnh vực hình sự


Tái thẩm và Giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử, mà là thủ tục tố tụng đặc biệt để xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Tòa án, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự.

Vậy, thủ tục Tái thẩm và Giám đốc thẩm khác nhau như thế nào? Mời các bạn xem bảng so sánh dưới đây:

TIÊU CHÍ

TÁI THẨM

GIÁM ĐỐC THẨM

Khái niệm

Là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Căn cứ kháng nghị

- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật.

- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

- Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Thủ tục thực hiện

Bước 1:Khi phát hiện những tình tiết mới của vụ án thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác thông báo kèm theo tài liệu liên quan cho VKS hoặc Tòa án.

Bước 2:Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện thông báo ngay bằng văn bản kèm theo tài liệu cho Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm.

Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

Bước 3:VKS phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho VKS.

Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, VKS, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng..

Bước 1:Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong thủ tục tố tụng, người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiềp với người có quyền kháng nghị hoặc Tòa án, VKS nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật [nếu có].

Lưu ý văn bản thông báo phải có đủ các nội dung:

- Ngày, tháng, năm.

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo.

- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật.

- Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện.

- Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.

Văn bản này phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người thông báo, nếu cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện phải ký tên và đóng dấu.

Bước 2:Khi nhận được thông báo, Tòa án, VKS phải vào sổ. Trường hợp trình báo thì các cơ quan này phải lập biên bản.

Nếu có chứng cứ, tài liệu và đồ vật thì phải được lập biên bản thu giữ.

Bước 3:Cơ quan nhận thông báo phải gửi ngay văn bản, chứng cứ, tài liệu, đồ vật hoặc biên bản đến cơ quan có quyền kháng nghị, đồng thời thông báo cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.

Bước 4:Tòa án, VKS xem xét kháng nghị yêu cầu Tòa án đang lưu giữ, quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.

Thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án đang quản lý phải chuyển hồ sơ cho Tòa án, VKS đã yêu cầu.

Nếu Tòa án và VKS cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý chuyển hồ sơ cho cơ quan nào yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau.

Bước 5:Trường hợp xem xét căn cứ đó là đúng thì người có quyền kháng nghị sẽ ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định.

Thời hạn kháng nghị

- Tái thẩmtheo hướng không có lợicho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [Điều 27 Bộ luật hình sự 2015] và thời hạn kháng nghịkhông được quá 01 nămkể từ ngày VKS nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

- Tái thẩmtheo hướng có lợicho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

- Nếu kháng nghịtheo hướng không có lợicho người bị kết án chỉ được tiến hành trong hạn01 nămkể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.- Nếu kháng nghị theohướng có lợicho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án chết mà cần minh oan cho họ.

Loại bản án, quyết định cần xem xét lại

Bản án, quyết định có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đó.

Bản án, quyết định có sai sót nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng.

Tính chất

Xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do phát hiệntình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết địnhmà Tòa án không biết được lúc ra bản án, quyết định.

Xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện có sai sót nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng.

Nội dung quyết định kháng nghị

- Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa.

- Họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm.

- Họ tên KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa.

- Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm.

- Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm.

- Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

- Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị.

- Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị.

- Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

- Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.

Tương tự tái thẩm.

Cơ quan có thẩm quyền xét xử và ra quyết định

Không có quy định

- Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm bằng HĐXX gồm 03 Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.

- Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa cấp tỉnh, cấp huyện nhưng có tính chất phức tạp hoặc đã được Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao xem xét nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua.

- Ủy ban Thẩm phán Tòa quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa quân sự cấp quân khu và khu vực.

- HĐTP TANDTC giám đốc thẩm bằng HĐXX gồm 05 Thẩm phán.

- Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của HĐTP TANDTC nhưng có tính chất phức tạp hoặc đã giải quyết nhưng không thống nhất khi biểu quyết.

Lưu ý:Trước đây, thẩm quyền thực hiện chỉ là HĐTP TANDTC, song, đến khi Luật tổ chức TAND năm 2014 ra đời và có hiệu lực, thẩm quyền thực hiện bao gồm thêm TAND cấp cao.

Những người tham gia phiên tòa

- Bắt buộc: KSV VKS cùng cấp.

- Có thể có thêm người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Hiệu lực của quyết định

Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Thời hạn chuyển hồ sơ

Nếu hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để điều tra lại thì thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển cho VKS cùng cấp để điều tra lại.

- Nếu hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hay phúc thẩm thì thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại.

Thời hạn mở phiên tòa

04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.

Thẩm quyền kháng nghị

- Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của HĐTPTANDTC.

- Viện trưởng VKS quân sự trung ương có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA quân sự cấp quân khu và khu vực.

- Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao và của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết [trừ Quyết định của HĐTPTANDTC.

- Chánh án TA quân sự trung ương, Viện trưởng VKS quân sự trung ương có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA quân sự cấp quân khu và khu vực.

- Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thẩm quyền thực hiện thủ tục đặc biệt

Hội đồng tái thẩm khi xét lại bản án có một trong các quyền sau:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

Hội đồng giám đốc thẩm khi xét lại bản án có một trong các quyền sau:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

5. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

6. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm

Kim Huệ
4703
Từ khóa: thủ tục Tái thẩm | lĩnh vực hình sự | giám đốc thẩm |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

2. Giống nhau

  • Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là các cấp xét xử của Tòa án mà đều là thủ tục xem xét lại bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.
  • Thời hạn kháng nghị là 01 năm kể từ ngày bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật[ đối với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm]; hoặc kể từ ngày VKS nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.[kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự].

Nếu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; thủ tục tái thẩmtheo hướng có lợicho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

  • Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm; tái thẩm là 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm và thủ tục phiên tòa tái thẩm tương tự nhau, đều thực hiện theo quy định tại Điều 386 Bộ luật tố tụng hình sự.
  • Quyết định giám đốc thẩm, Quyết định tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
  • Hậu quả pháp lý khi một bản án hoặc quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì bản án; quyết định đó không có giá trị pháp lý. Bản án, quyết định cũ của Tòa án trước đó sẽ bị hủy; những người tham gia tố tụng trong vụ án sẽ tuân theo quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm

Nhiều người vẫn luôn cho rằng, giám đốc thẩm và tái thẩm là các cấp xét xử nhưng điều này là không đúng. Tái thẩm và giám đốc thẩm chỉ là 2 thủ tục đặc biệt trong tố tụng chứ không phải là cấp xét xử. Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng. Cấp xét xử và thủ tục xét xử là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau.Những thủ tục này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt. Để làm rõ hai khái niệm này, công ty Luật Ánh Sáng Việt chúng tôi viết một bài ngắn để quý độc giả quan tâm có thể phân biệt rõ giám đốc thẩm và tái thẩm.

Tin cùng chuyên mục

  • Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết
  • Tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?
  • Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào?
  • Cách xác định tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
  • Cách tính thời hạn truy nã mới nhất hiện nay

Phân biệt thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng dân sự

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Giám đốc thẩm và tái thẩm là một trong những thủ tục đặc biệt, có nhiều điểm tương đồng lẫn khác biệt nhất định. Việc phân biệt thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng dân sự được thể hiện dưới đây.

1. Kháng nghị giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật

Tóm tắt câu hỏi:

Tại Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đều kết luận đất thuộc quyền sử dụng của nhà tôi. Tuy nhiên năm 2006, bố tôi mua đất còn nợ 7 triệu nhưng khi trả ông kia lại đòi nhiều hơn, bố tôi nghĩ tình cảm nên tính nhường cho ông 90m2 đất để trừ nợ nhưng ông đòi thêm cái đường đi vào để sử dụng riêng. Do đó không đi đến nhất trí. Đó là cuộc hòa giải tại khu phố không thành công và từ trước đến nay ông kia không có giấy tờ gì về đất cũng như giấy tờ ghi nợ. Nay Tòa lại đưa vào biên bản hòa giải không thành mà lại kêt luận thành đề nhà tôi phải trả 90m2 đất. Giờ tôi yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm. Mong luật sư giải thích giúp tôi.

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 mới nhất 2022

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 327 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về việc phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì:

1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.

Trong trường hợp này, vụ án đã được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, tức là bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án này.

Như vậy, để giải quyết quyền lợi và đòi lại công bằng cho gia đình thì bạn cần phải thông báo bằng văn bản cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao để họ thực hiện quyền kháng nghị bản án phúc thẩm của Tòa án tỉnh.

2. Sự giống và khác nhau trong thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm

Giám đốc thẩm và tái thẩm đều là thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải là một cấp xét xử. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm và hội đồng tái thẩm như sau:

Xem thêm: Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự

Hội đồng tái thẩm có các quyền sau đây:

+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

+ Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại;

+ Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

– Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây:

+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

+ Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

Xem thêm: Giám đốc thẩm là gì? Thủ tục giám đốc thẩm theo tố tụng dân sự?

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

+ Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, ta có thể thấy thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm và hội đồng tái thẩm giống nhau và khác nhau như sau:

– Giống nhau: Cả 2 hội đồng này khi xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật có quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bán án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án và cả 2 thủ tục thì hội đồng không có quyền sửa lại bản án đã có hiệu lực pháp luật.

– Khác nhau:

+ Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại. Còn hội đồng tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Vì sao lại có sự khác nhau đó, bởi lẽ với xét lại theo thủ tục tái thẩm thì căn cứ để kháng nghị đó là phát hiện tình tiết mới, đã là tình tiết mới thì phải được có ngày từ đầu nên nếu sai thì phải sai từ sơ thẩm còn với thủ tục giám đốc thẩm thì pháp luật quy định sai ở đâu xét lại ở đó.

+ Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật còn hội đồng tái thẩm thì không có thẩm quyền này.

Video liên quan

Chủ Đề