So sánh luật dân sự và luật tố tụng dân sự

Việc dân sự là gì? Vụ án dân sự là gì? Sự khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự như thế nào? Cùng công ty luật FBLAW chúng tôi tìm hiểu để làm rõ hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn này.

Các khái niệm:

– Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.

– Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự:

Tiêu chí so sánh Việc dân sự Vụ án dân sự
Tranh chấp xảy ra Không có tranh chấp. Có tranh chấp xảy ra
Tính chất Là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ. Là vấn đề giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Hình thức giải quyết của chủ thể Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Khởi kiện tại tòa
Chủ thể Cá nhân, tổ chức
Cách thức giải quyết của Tòa án Xác minh, ra các quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Kết quả giải quyết được tuyên bằng một quyết định.

Giải quyết tranh chấp bằng việc xét xử tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Kết quả giải quyết được tuyên bằng một bản án.

Trình tự, thời gian giải quyết Trình tự giải quyết gọn gàng, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh.

Giải quyết việc dân sự bằng việc mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu.

Trình tự, thủ tục nhiều, phức tạp, chặt chẽ hơn giải quyết việc dân sự, thời gian giải quyết kéo dài.

Giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên tòa.

Thành phần giải quyết Thầm phán [có thể 1 hoặc 3 thẩm phán tùy tường vụ việc dân sự], Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại [nếu yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tanh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại] Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Viện Kiểm sát.
Thành phần đương sự Người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đương sự không có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn và bị đơn có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích
 Phí, lệ phí Lệ phí cố định [Khoảng 200.000 đồng] Án phí được tính theo % giá trị tranh chấp
Ví dụ Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp về nuôi con.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật FBLAW, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.

Tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự

2. Sự khác nhau giữa tố tụng cạnh tranh, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự?

Tố tụng cạnh tranh, tố tụng dân sự hay tố tụng hình sự, về bản chất là là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng trong một hoạt động xét xử về một sai phạm hay tranh chấp nào đó.

Thứ nhất, về tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lí vụ việc cạnh tranh. Tố tụng cạnh tranh thực chất chỉ bao gồm thẩm quyền và thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh. Khác với các loại tố tụng khác, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh khi chúng đáp ứng hai điều kiện cần và đủ sau:

– Một là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định cạnh tranh;

– Hai là bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tố tụng cạnh tranh áp dụng cho cả hai hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có bản chất không giống nhau, đó là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do bản chất của hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác nhau nên trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hai hành vi này không hoàn toàn giống nhau. Tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp. Tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp [không phải Tòa án], thông quan hoạt động của thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư kí phiên điều trần [thậm chí còn bao gồm cả Bộ trưởng Bộ công thương]. Đó là những người có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, pháp lý.

Hoạt động tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dựa vào đơn khiếu nại của bên có liên quan mà có thể được thực hiện bởi quyết định có tính chất hành chính của cơ quan quản lí cạnh tranh, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể tự mình quyết định điều tra sơ bộ mà không cần có đơn khiếu nại của bên liên quan.

Chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh là những tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, bao gồm:

– Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

– Người tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần.

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 mới nhất 2022

– Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: Bên khiếu nại, bên bị điều tra, Luật sư; người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ hai, tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự

Giải quyết tố tụng dân sự khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến dân sự, thương mại, lao động, đất đai.

Chủ thể trong tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong đó:

 – Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Thành phần của các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án.

 – Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên.

Xem thêm: Khái niệm, ý nghĩa của thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự

 – Người tiến hành tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Những người tham gia tố tụng gồm: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản.

Thứ ba, tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của bộ luật hình sự.

Giải quyết, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát inh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự. Đối tượng chính của luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố truy tố, xét sử và thi hành án hình sự.

Chủ thể tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án. Những người tiến hành tố tụng gồm có: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;  Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

3. Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự

Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự được quy định trong chương II của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự:

– Mọi hoạt động tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Xem thêm: Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng dân sự

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

– Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

– Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

– Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

-Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

Xem thêm: Cơ quan tiến hành tố tụng là gì? Cơ quan, người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự?

Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền 

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.

Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

– Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.

– Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

– Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.

Xem thêm: Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Hoà giải trong tố tụng dân sự

Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự

Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

– Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

– Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.

Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự

Xem thêm: Tố tụng dân sự quốc tế là gì? Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế?

– Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

– Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

– Người tiến hành tố tụng dân sự có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì Toà án phải bồi thường cho người bị thiệt hại và người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật.

Toà án xét xử tập thể

– Toà án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số.

Xét xử công khai

– Việc xét xử vụ án dân sự của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định.

Xem thêm: Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự

– Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự 

– Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thực hiện chế độ hai cấp xét xử

– Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

– Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

– Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật tố tụng dân sự quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

– Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Giám đốc việc xét xử

– Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.

Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án

– Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Toà án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

– Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

– Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có người phiên dịch.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự 

– Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

– Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

– Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án

– Toà án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua bưu điện bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Toà án liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

– Trong trường hợp Toà án chuyển giao trực tiếp không được hoặc qua bưu điện không có kết quả thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã] nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Toà án liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự khi có yêu cầu của Toà án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Toà án biết.

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, góp phần vào việc giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án kịp thời, đúng pháp luật.

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng dân sự.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết.

Video liên quan

Chủ Đề