So sánh nhãn hiệu và logo năm 2024

Đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền đều là các hình thức bảo hộ khá phổ biến hiện nay. Vậy hai hình thức này có điểm gì khác nhau? Ưu nhược điểm của từng hình thức ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết: “So sánh đăng ký nhãn hiệu và bản quyền” của IP Ngọc Anh dưới đây!

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn

So sánh đăng ký nhãn hiệu và bản quyền

So sánh đăng ký nhãn hiệu và bản quyền về điều kiện bảo hộ

Yêu cầu chung ở đăng ký bảo hộ với nhãn hiệu hay bản quyền tác giả là logo phải được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, nhìn thấy được bằng mắt. Đường nét sẽ tạo nên một hình vẽ, chữ viết hoặc sự kết hợp của cả hai nhằm tạo ra một bố cục nhất định; và được thể hiện ở dạng đơn sắc hoặc nhiều màu sắc khác nhau.

Điểm khác nhau đối với logo bảo hộ dưới dạng bản quyền tác giả thì tồn tại dưới dạng “độc bản”, là tác phẩm mỹ thuật mà tác giả sáng tạo một cách độc lập bằng trí tuệ của chính mình mà không sao chép bất kỳ tác phẩm nào. Còn đối với logo ở dạng nhãn hiệu thì không quá cầu kỳ vào yếu tố sáng tạo mà điều kiện tiên quyết nằm ở tính phân biệt. Logo ở dạng nhãn hiệu phải gắn liền với hàng hóa, dịch vụ nhất định, còn bảo hộ ở bản quyền tác giả thì không, nó chỉ nhằm chứng minh quyền sở hữu với logo.

So sánh về phạm vi, nội dung đăng ký bảo hộ

Đối với việc đăng ký nhãn hiệu logo: Bảo hộ toàn diện từ hình thức (màu sắc, hình ảnh, chữ cái và toàn bộ yếu tố tạo thành logo) lẫn nội dung (bao gồm cả ngữ nghĩa). Như vậy, nếu logo đăng ký ở dạng nhãn hiệu mà có dấu hiệu nhãn hiệu này trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn thì cần phải xem xét đến dấu hiệu chữ gồm có cấu trúc, nội dung, cách phát âm, font chữ, và cách sắp xếp tạo nên bố cục … Hàng hóa được xem là tương tự khi tương tự về bản chất, mục đích sử dụng, chức năng, kênh tiêu thụ. Như vậy, phạm vi bảo hộ của việc đăng ký nhãn hiệu logo rộng hơn.

Đối với việc đăng ký bản quyền tác giả thì phạm vi bảo hộ sẽ yếu hơn. Phạm vi bảo hộ này là bảo hộ hình thức tác phẩm (tức là những gì nhìn thấy được bằng mắt), không bảo hộ ý tưởng, nội dung. Chủ yếu hành vi xâm phạm quyền tác giả đánh vào các hành vi sao chép, chữ ký của tác giả, giả mạo tên, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả, …, nếu logo có dấu hiệu giống hệt hoặc giống đến mức tối đa thì người đó mới bị vi phạm bản quyền. Như vậy, đối với các trường hợp đăng ký bản quyền tác giả mà có một doanh nghiệp cùng ngành lấy logo tương tự nhưng chỉ khác về mặt màu sắc, chữ cái hoặc chỉ là font chữ cũng không xem là vi phạm.

So sánh đăng ký nhãn hiệu và bản quyền thời hạn cấp Giấy

Đối với trường hợp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 12 tháng: 01 tháng thẩm định hình thức; sau khi thẩm định xong thì công bố trong thời hạn 02 tháng; 09 tháng để thực hiện thẩm định nội dung. Nhưng trên thực tế sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 18-24 tháng bởi những lý do tài liệu còn sai sót về mặt hình thức, đơn đăng ký chưa đầy đủ cần sửa đổi, bổ sung, …

Đối với trường hợp đăng ký với bản quyền tác giả thì chủ sử dụng sau khi nộp đơn và hồ sơ hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong thời hạn 15 ngày.

So sánh đăng ký nhãn hiệu và bản quyền thời hạn bảo hộ

Bảo hộ nhãn hiệu trong thời hạn 10 năm, có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, tuy nhiên mỗi lần gia hạn là 10 năm.

Bảo hộ quyền tác giả được chia thành bảo hộ có thời hạn và vô thời hạn. Theo đó, bảo hộ vô thời hạn với quyền nhân thân gắn với tác giả và không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Còn bảo hộ có thời hạn nhất định đối với quyền tài sản; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (quyền nhân thân có thể chuyển giao). Đối với logo là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu; nếu logo chưa được công bố trong thời hạn là 25 năm kể từ khi được hình thành thì thời hạn bảo hộ là 100 năm.

1.5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ

Đối với bảo hộ nhãn hiệu hồ sơ gồm: Mẫu logo đăng ký (cần được trình bày rõ nét: màu sắc, kích thước nhãn hiệu tối đa 8×8 cm, tối thiểu 2×2 cm, đường nét thiết kế, hình,…; Tờ khai đăng ký nhãn hiệu; Giấy ủy quyền cho bên thứ 3 (nếu có); ….

Đối với bảo hộ quyền tác giả hồ sơ gồm: Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Hai bản tác phẩm cần đăng ký (hai bản sao logo đã hoàn thiện); Giấy ủy quyền cho bên thứ ba (nếu có); Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền này do được thừa kế, chuyển giao từ người khác); Văn bản đồng ý của chủ thể sáng lập hoặc các chủ thể đồng sáng lập (nếu có); Văn bản đồng ý của các chủ thể đồng sở hữu nhãn hiệu, logo (nếu có).

So sánh nhãn hiệu và logo năm 2024
So sánh đăng ký nhãn hiệu và bản quyền

Ưu nhược điểm của đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền

Đăng ký nhãn hiệu

Về ưu điểm:

  • Cơ chế bảo hộ rất chặt chẽ, phạm vi sản phẩm được bảo hộ rộng rãi, lego được bảo hộ có thể bảo hộ về cả hình ảnh, nội dung, ký hiệu. trường hợp người khác sử dụng logo tương tự sẽ bị coi là vi phạm sở hữu trí tuệ, nên đây là biện pháp bảo hộ rất chắc chắn.
  • Đối với người tiêu dùng thì việc phân biệt nhãn hiệu, nhận diện sản phẩm dễ dàng hơn khi chủ thể kinh doanh thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
  • Người nộp đơn đầu tiên tại Cục sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ cho Logo, nhãn hiệu thì logo đó được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với nhãn hiệu logo của mìn, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Về nhược điểm:

Thời gian để hồ sơ xét duyệt được thông qua tốn khá nhiều thời gian, trong khoảng 18 – 24 tháng mới được cấp văn bằng bảo hộ và nếu muốn được bảo hộ lâu dài thì cần thực hiện gia hạn theo đúng quy định pháp luật.

Đăng ký bản quyền tác giả

Về ưu điểm:

  • Thực hiện đăng ký bản quyền tác giả sẽ được bảo hộ dành cho những tác phẩm mang tính chất sáng tạo của tác giả, tức là tác phẩm phải là kết quả của hoạt động lao động trí óc và mang tính chủ quan của mỗi cá nhân, không trùng lặp với bất kỳ tác phẩm nào khác.
  • Chủ thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả được pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích, được khuyến khích đăng ký bảo hộ để tránh việc xâm phạm bản quyền tác giả.
  • Thời hạn cấp giấy phép được thực hiện nhanh chóng trong vòng 30 ngày làm việc và thời hạn bảo hộ lên tới 100 năm.

Về nhược điểm:

  • Việc đăng ký bản quyền tác giả hiện nay qua logo là vô cùng phức tạp, do việc sao chép logo ngày càng tinh vi hơn gây nhiều khó khăn cho chủ thể sở hữu khi muốn chứng minh thương hiệu.
  • Hình thức đăng ký bản quyền tác giả chỉ được thực hiện đăng ký đối với những hình ảnh ở logo, ký hiệu mà không được bảo hộ bao gồm cả nội dung chữ viết đi kèm.

Dịch vụ sở hữu trí tuệ của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “So sánh đăng ký nhãn hiệu và bản quyền”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.