So sánh ppl biện chứng và ppl siêu hình

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

So sánh sự giống và khác nhau của phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình? Lấy VD

Các câu hỏi tương tự

Câu 2: Phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong triết học?

Trả lời: Triết học phản ánh thế giới và giải thích thế giới bằng hai phương pháp khác nhau. Đó là phương pháp biến chứng và phương pháp siêu hình.

- Phương pháp biến chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động biến đổi không ngừng.

- Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật một cách cô lập tách rời.

*phuong phap bien chung: -Vừa thấy sự tồn tại, phát triển và tiêu vong.

- Xem xét sự vật ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động.

- Vừa thấy cây vừa thấy rừng, vừa thấy bộ phận vừa

thấy toàn thể.

- Vừa thấy sự riêng biệt vừa thấy có mối liên hệ qua lại.

*phuong phap sieu hinh: - Chỉ thấy tồn tại mà không thấy phát triển và tiêu

vong.

- Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động.

- Chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy bộ phận

mà không thấy toàn thể.

- Chỉ thấy sự riêng biệt không có mối quan hệ qua lại.

Như vậy qua sự so sánh trên ta thấy phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là hai phương pháp triết học đối lập nhau trong cách nhìn nhận và cách nghiên cứu thế giới. Chỉ có phương pháp biện chứng mới là phương pháp thực sự khoa học.

[Last Updated On: 20/11/2021 By Lytuong.net]

Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.

Phương pháp biện chứng phản ánh “biện chứng khách quan” trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng”.

So sánh phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình:

Phương pháp biện chứng và siêu hình là gì?

Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống các nguyên tắc được sử dụng nhất quán trong hoạt động nói chung của con người. Phương pháp bao gồm có phương pháp nhận thức và phương pháp thực tiễn. Phương pháp của triết học là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Trong lịch sử phát triển của triết học, đã tồn tại hai phương pháp nhận thức đối lập nhau: đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó.

Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

a] Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b] Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử triết học chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, thì vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình là thế giới quan khoa học và đúng đắn nhất. Cần phải phân biệt một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung, tách khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng, với một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học.

Bài soạn tuần 3Sự khác nhau giữa phương pháp siêu hình & phương pháp biện chứngTriết học có nhiều phương pháp; trong đó có 2 phương pháp cơbản là:1. Phương pháp siêu hình2. Phương pháp biện chứng.Biện chứng và siêu hình là hai phạm trù trong triết học, nó là haiphương pháp tư duy trái ngược nhau1. Phương pháp siêu hìnhLà phương pháp:- Nhận thức đối tượng trong trạng thái cô lập, tách rờikhỏi những sự vật, hiện tượng khác.2. Phương pháp biện chứngLà phương phápXem xét về sự vật hiện tượng trong trạng thái động. Mọi sự vậthiện tượng luôn có mối liên hệ tác động qua lại nhau và trongtrạng thái chung là phát triển.VÍ DỤMột viên phấn- Theo phương pháp luận biện chứng: thi dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viênphấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽbị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa.- Theo pp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tai nhưthế không thay đổi.Tại sao nói phát triển phải diễn theo đường xoáy ốc- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức được tính đúng đắn và tất yếu của sự vật bởi phát triển là khuynh hướngchung, do đó cái mới bao giờ cũng chiến thắng. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà con đường xoắn ốc:quanh co, phức tạp với nhiều chu kỳ và giai đoạn trung gian.- Sự vật ra đời sau luôn là cái mới, cái tiến bộ hơn cái trước thế nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, có nhiều lúc, cái mới lại làcái thụt lùi so với cái cũ, thế nhưng sự thụt lùi đó là những bước thụt lùi trong quá trình phát triển chung của nó.- Nhận thức được quy luật này chúng ta sẽ biết cách tác động phù hợp sao cho sự vật phát triển nhanh hay chậm, tránh được nhữngnhận thức sai lầm, chủ quan duy ý chí và bảo thủ trong công việc và trong các hiện tượng xã hội. Đồng thời cần phải chống thái độphủ định sạch trơn hoàn toàn không có gì, coi thường giá trị truyền thống mà cần phải biết phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cáimới phát triểnTại sao có mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chấtTừ sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất: chất và lượng là 2 của một sự vật, chúng thống nhất với nhau. Sựthống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn . Còn là nó, chưa trở thành cái khác.Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi cănbản chất của sự vật đấy,Vd : Dưới áp suật bình thường của không khí, sự tăng giảm nhiệt độ trong khoảng giới hạn , từ 0 – 1000 độ C, nướcnguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng,Trong mối liên hệ giữa lượng và chất, thì chất là mặt tương đối ổn định còn lượng là mặt biến đổi hơnSự vật động và pt của sự vật, bao giờ bắt đầu thay đổi về lượng. Xong phẩy không phải bắt kỳ sự thay đổi về lượngcũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bắt kì sự thay dổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạngthái tồn tại, của sự vật .Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định độ thì mới dẫn đến sự thay đổi về vật chất. Thời điểm mà đódẫn ra bước nhảy, gọi là điểm nuốt . Điểm nút là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổivề lượng đủ làm thay đổi về chất của sự vậtVD: nhiệt độ của nước , giảm xuống 0 độ, nước thể lỏng chuyển về thể rắn,Ý nghĩa phương pháp luận-Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thờinhững bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.-Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.-Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy.-Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạomọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời.-Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi.Những câu ca dao về lượng và chấtChấtLượng‘’Một cây làm chẳng nên non"Trong tốt ngoài xấu"Ba cây chụm lại nên hòn núi cao’’"Khẩu Phật , tâm xà""Yêu nhau ba bốn núi cũng trèoBốn sông cũng lội, năm đèo cũng qua’’"Bề ngoài thơn thớt nói cườiMà trong nham hiểm giết người không dao«"Một thương tóc bỏ đuôi gà"Con lợn có béo thì cỗ lòng mới ngon"Hai thương ăn nói mặn mà có duyên""Ở chi 2 dạ 3 bòng"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ""Trăm năm bia đá cũng mònNghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ«"Thương em anh chẳng dám quaSợ chuông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"Dạ cam thì ngọt cạ bòng thì chua«"Nhân chi sơ tính bản thiện«"Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc«"Thấy sang bắt quàng làm họ"

Video liên quan

Chủ Đề