Soạn bài so sánh tiếp theo ngữ văn lớp 6

Câu 1 + 2 + 3 [trang 41 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Vế A [sự vật được so sánh] Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B [vật để so sánh] Kiểu so sánh Một số từ khác
Những ngôi sao thức [ngoài kia] chẳng bằng mẹ Không ngang bằng [hơn kém] hơn, hơn là, kém, còn hơn,...
Mẹ ngọn gió của con Ngang bằng như, như là, hệt như, ...

Tác dụng của so sánh

Câu 1 [trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện ... vẩn vơ.

- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không...

- Có chiếc lá nhẹ nhàng ... như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá không bằng một vài giây bay lượn.

- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

Câu 2 [trang 42 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Giúp việc miêu tả cụ thể, sinh động hơn.

- Khiến người đọc cảm nhận được rõ rệt cảm xúc của người viết

Luyện tập

Câu 1 2 [trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Câu Vế A [sự vật được so sánh] Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B [sự vật để so sánh] Tác dụng
Ngang bằng Không ngang bằng
a. Tâm hồn tôi  là một buổi trưa hè Thể hiện sự gắn bó với quê hương
b. Con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Khẳng định công lao to lớn người mẹ và lòng biết ơn của người con
Con đi đánh giặc mười năm chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
c.  Anh đội viên mơ màng như  nằm trong giấc mộng Sự vĩ đại của Bác Hồ, tình cảm chiến sĩ với Bác
 Bóng Bác  cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng

Câu 2 [trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Những phép so sánh trong Vượt thác:

- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như ...

- Núi cao như đột ngột ...

- ... nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng ... giống như một hiệp sĩ...

- ...khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà ...

- những cây to... như những cụ già...

Câu 3 [trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Tham khảo:

Thuyền bắt đầu đi qua đoạn thác dữ, dòng thác ào ào như muốn nhấn chìm con thuyền. Dượng Hương Thư như một người lực sĩ, với từng động tác thả sào, rút sào mạnh mẽ, lèo lái con thuyền chiến đấu với dòng thác dữ. Cùng sự phối hợp nhịp nhàng với chú Hai và thằng Cù Lao, mọi người đã đưa giúp con thuyền vượt qua dòng thác.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 6

- Những ngôi sao – mẹ đã thức -> so sánh hơn kém

- Mẹ - ngọn gió -> so sánh ngang bằng

-Tìm thêm những những từ ngữ chỉ so sánh:

Như, tựa, hơn, hơn là, kém, kém hơn, khác, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu, chưa được, chẳng là,…

II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH

-Các phép so sánh:

+ có chiếc lá rụng như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi xuống cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc,không do dự vẩn vơ.

+ có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không

+ có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, rồi nhớ gần tới mặt đất, còn muons mình cất bay trở lại cành.

- Tác dụng:

+ Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Giúp người đọc hình dung ra những cách rụng lá khác nhau

+ Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1 [trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

a, Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

- Từ so sánh “là” – so sánh ngang bằng: mang giá trị gợi hình

b, Con đi … chưa bằng…; con đi đánh giặc … chưa bằng khó nhọc…

- Từ so sánh “chưa bằng” là so sánh không ngang bằng: mang giá trị biểu cảm

c, Như nằm trong giấc mộng; ấm hơn ngọn lửa hồng

- Từ so sánh “như”: so sánh ngang bằng: mang giá trị gợi hình

- Từ so sánh “hơn” so sánh không ngang bằng: mang giá trị biểu cảm cao

Câu 2 [trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác:

- Thuyền rẽ sóng… như đáng nhớ núi rừng…

- Núi cáo như đột ngột hiện ra…

- Những động tác… nhanh như cắt…

- Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc… giống như… hùng vĩ.

- …những cây to … như những cụ già.

Trong những hình ảnh so sánh trên, em đặc biệt thích hình ảnh tác giả miêu tả Hương Thư, thân hình mạnh mẽ với những hành động dứt khoát, dám đương đầu với thác dữ. Cho người đọc thấy được sức mạnh to lớn của con người sẵn sàng đối đầu, chế ngự thiên nhiên. Hương Thư khi đối đầu với thác dữ khác xa hoàn toàn với một Hương Thư ở nhà ăn nói nhỏ nhẹ, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của người lao động Việt Nam luôn khiêm tốn, nhu mì trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, can đảm quyết liệt trong công việc, thử thách của cuộc sống.

Câu 3 [trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2]

Qua tác phẩm “Vượt thác”, hình ảnh Hương Thư vượt thác dữ luôn để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Chiếc thuyền của Hương Thư cứ vùng vằng như tụt xuống, quay đầu về nhưng những động tác của anh chàng lại nhanh hơn cắt, từng động tác nhịp nhàng dứt khoát, cây sào như một thứ vũ khí phi thường cùng con người ấy vượt qua thác dữ, đánh bại lại rào cản của thiên nhiên. Hương Thư hiện lên oai phong, hùng dũng như những người anh hùng dân tộc. Nếu trong thơ ca hay truyện cổ tích thì những người anh hùng có thể là người đã cứu nước, người anh hùng trong tấm gương làm việc tốt, còn Hương Thư lại được ví như người anh hùng trong lao động, chẳng công việc khó khăn nào cản được anh.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 21 [chi tiết]

Soạn Văn bài So sánh lớp 6

Soạn Văn 6: So sánh dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 học kỳ 2 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 bài So sánh dưới đây của chúng tôi.

Soạn Văn 6: Sông nước Cà Mau

Soạn Văn 6: Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Soạn Văn 6: Phó từ

Soạn bài lớp 6 bài So sánh

So sánh là gì?

Câu 1 + 2 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh [các sự vật so sánh được gạch chân]:

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Rừng đước... như hai dãy trường thành vô tận...

Chúng có thể so sánh với nhau bởi giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó. Mục đích là tạo sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh được so sánh.

Câu 3 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Sự so sánh trong câu văn của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém [to hơn], không giống như sự so sánh ngang bằng [như] trong các ví dụ trên.

Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 [trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Vế A

Sự vật được so sánh

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B

Sự vật dùng để so sánh

trẻ em

nhỏ, non trẻ

như

búp trên cành

rừng đước

cao ngất

như

hai dãy trường thành

con mèo vằn

to

hơn cả

con hổ

Câu 2 [trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Một số từ so sánh khác: Là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu,...

Câu 3 [trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]: Nét đặc biệt:

a. Dấu hai chấm [:] đóng vai trò là từ so sánh.

b. Đảo vị trí hai vế: Vế A đứng sau vế B.

Luyện tập

Câu 1 [trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

a. So sánh đồng loại

+ người - người: Thầy thuốc như mẹ hiền.

+ vật - vật: Tổ quốc tôi như một con tàu [Xuân Diệu].

b. So sánh khác loại

+ vật - người: Thân em như tấm lụa đào [Ca dao].

+ cụ thể - trừu tượng: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng [Trần Đăng Khoa].

Câu 2 [trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Khỏe như voi/trâu.

- Đen như than/gỗ mun.

- Trắng như tuyết/bông.

- Cao như núi.

Câu 3 [trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Những câu văn sử dụng phép so sánh trong 2 văn bản đã học:

- Những ngọn cỏ gẫy ... dao vừa lia qua.

- Cái chàng Dế Choắt ... gã nghiện thuốc phiện.

- Càng đổ dẫn về hướng mũi ... như mạng nhện.

- Dòng sông Năm Căn mênh mông ... như thác.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Bài tiếp theo: Soạn Văn 6: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Dưới đây là bài soạn So sánh bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 6: So sánh

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Video liên quan

Chủ Đề