Sử dụng hệ thông okr để đánh giá năm 2024

OKR là viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results, có thể gọi là “Quản trị mục tiêu và kết quả then chốt”. Nó được xem là phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu suất kinh doanh, gắn liền mục tiêu cụ thể của họ với kết quả chung. Trong đó, doanh nghiệp định lượng và tạo ra kết quả then chốt nhằm hoàn thành, hiện thực hóa mục tiêu trong thời gian hạn định (theo tháng, theo quý, theo năm). Tư vấn OKR hiện đang là một trong những xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Sử dụng hệ thông okr để đánh giá năm 2024

OKR là gì?

Chỉ số OKR có thể sử dụng trong toàn công ty, đội nhóm hoặc cá nhân. Đặc biệt, chúng có thể chia sẻ cho tất cả các phòng ban thấy rõ mục tiêu và kết quả trọng yếu, qua đó tìm ra cái nào cần ưu tiên và tập trung vào công việc quan trọng, cần thiết nhất.

OKR đã xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20. Có giả thuyết cho rằng, tiền thân của OKR chính là MBO. Tuy nhiên, suy cho cùng, OKR, BSC, KPI , OBM hay OGSM xét về bản chất đề là một dạng tư duy. Chúng buộc chúng ta phải trả lời được câu hỏi:

- Mục tiêu mà chúng ta hướng tới là gì

- Đâu là kết quả trọng yếu

- Đâu là chỉ số để đo lường

Theo cuốn sách OKR - Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội của tác giả Kazuhiro Okuda, OKR là công cụ trả lời cho 2 câu hỏi: “chúng ta muốn đạt được điều gì” và “làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó”.

Như thế, nếu hỏi OKR có đặc điểm chính nào thì phương pháp này bao gồm cấu trúc và nguyên lý như sau:

• Cấu trúc: được xây dựng xoay quanh câu hỏi mục tiêu (Objective) và kết quả then chốt (Key Result) là gì? Để trả lời 2 câu hỏi “Tôi muốn gì?” - “Tôi làm gì để có kết quả đó?” chính là cách đưa đội nhóm, cá nhân đi đến mục tiêu bằng chí hướng chung.

• Nguyên lý hoạt động: phương pháp này hoạt động dựa trên tham vọng - Objective và sự đo lường cụ thể (Key Result). Nó còn có tính minh bạch bởi mọi người đều có thể theo dõi. Ngoài ra, hiệu suất của cá nhân cũng sẽ được đánh giá.

OKR được ứng dụng cao và quá trình này được nhiều tập đoàn lớn về công nghệ như Spotify, Twitter,... áp dụng. Phương pháp này còn mở rộng ra các lĩnh vực khác và được ứng dụng bởi: Walmart, The Guardian,... để liên kết mục tiêu cá nhân đến các kết quả cụ thể.

Lợi ích của OKR trong quản trị doanh nghiệp

Bạn có biết nếu doanh nghiệp muốn hoạt động trôi chảy và ngày càng phát triển cần có giải pháp quản trị doanh nghiệp tối ưu hay không? Một trong những phương pháp hiệu quả nhất chính là OKR - Quản trị mục tiêu và kết quả then chốt. Tuy nhiên, để có một quy trình quản trị OKR hoàn hảo thì rất cần đến việc Tư vấn OKR, nhưng trước hết bạn cần hiểu OKR là gì và lợi ích đến từ nó ra sao mới áp dụng hiệu quả được.

Nếu sử dụng OKR trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp này sẽ mang đến 6 lợi ích doanh nghiệp:

1. Thiết lập mục tiêu chất lượng: mô hình này sẽ đưa ra mục tiêu theo cấp độ, giúp công ty và nhân viên tập trung vào điểm hồng tâm.

2.

Khai thác tiềm năng nhân sự: các nhân viên đều nắm được công việc, kế hoạch của cá nhân, phòng ban, tạo văn hóa minh bạch cho công ty. Khi đã nắm rõ hoạt động của công ty, nhân viên được trao quyền quản lý, giám sát để theo dõi kết quả công việc.

3.

Lập lộ trình làm việc cụ thể: bởi OKR là công cụ trả lời cho 2 câu hỏi: “chúng ta muốn đạt được điều gì” và “làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó”, thế nên khi ứng dụng OKR trong quản trị doanh nghiệp, mặc nhiên chúng ta phải xác định được đích đến cũng như lộ trình để đến đích.

4.

Đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu: người lãnh đạo dùng OKR đánh giá cá nhân, tập thể và hoạt động công ty rõ ràng nhất, đánh giá kết quả, tìm ra con số ấn tượng.

5.

Tối ưu hóa hiệu suất: các chỉ số OKR sẽ phản ánh được cá nhân, phòng ban, toàn thể đang hoàn thành bao nhiêu % mục tiêu, nhanh chóng giải quyết tình huống phát sinh, đảm bảo tiến độ.

6.

Liên kết nội bộ chặt chẽ: phương pháp này kết nối hiệu suất làm việc của nhiều bên, nhiều phòng ban, cá nhân với mục tiêu chung của công ty, đảm bảo đội ngũ có cùng định hướng.

Giải pháp quản trị OKRs đến từ đâu?

Để có được quy trình quản trị tối ưu này, doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ rất khó để hoàn thiện. Muốn có kết quả tốt nhất, phương pháp quản trị phải xây dựng hết sức cẩn trọng. Dịch vụ tư vấn OKR tại TOPPION thường được triển khai theo 4 bước :

1.

Đánh giá sức khỏe doanh nghiệp theo mô hình 7S (Shared value - Văn hóa doanh nghiệp; Strategy - Chiến lược kinh doanh; Structure - Cơ cấu tổ chức; System - Công nghệ quy trình; Style - Phong cách quản trị; Staff - Con người; Skills - Năng lực tổ chức)

  1. Thay đổi Tư duy (Mindset): cài đặt lại tư duy tương thích để đảm bảo việc triển khai ORK đều đạt hiệu quả tối ưu.

3. Xây dựng hệ thống OKR/KPIs theo tư duy mới dựa trên chiến lược đã được định hình.

4. Duy trì, kèm cặp (coaching) để hình thành thói quen vận dụng OKR

Cuối cùng, cần phải khẳng định một điều rằng việc ứng dụng OKR nói riêng và các công cụ quản trị doanh nghiệp nói chung thành hay bại không phụ thuộc vào phương pháp, mà phụ thuộc vào văn hóa của doanh nghiệp, tư duy và năng lực của đội ngũ cấp trung. Đó là lý do TOPPION luôn không bỏ qua bước đào tạo tư duy (Mindset) và kèm cặp (Coaching) để hình thành thói quen, văn hóa vận dụng.

Với quy trình tư vấn OKRs, lợi ích mang đến cho bạn cực kỳ tuyệt vời, đảm bảo cho việc vận hành doanh nghiệp của bạn trơn tru nhất có thể. Hãy sử dụng phương pháp này với lộ trình bài bản, được xây dựng chi tiết và chuẩn hóa để mang đến thành công bền vững trong quản trị doanh nghiệp.