Câu đặc biệt

Bản để in

Câu đặc biệt

Mục lục

1. Khái niệm về câu đặc biệt [edit]

2. Tác dụng của câu đặc biệt [edit]

3. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn [edit]

Khái niệm về câu đặc biệt [edit]

  • Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
  • Câu đặc biệt thường được cấu tạo bởi những từ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ mà không có kết cấu chủ - vị.

Tác dụng của câu đặc biệt là gì
- Mưa!

- Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

Tác dụng của câu đặc biệt [edit]

  • Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn: thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện. Câu đặc biệt được dùng để xác định thời gian, nơi chốn,... như là bối cảnh cho những sự việc được trình bày tiếp theo. Cách sử dụng câu đặc biệt như vậy có hiệu quả tu từ là đưa người đọc thẳng vào bối cảnh của sự việc, câu chuyện.

Tác dụng của câu đặc biệt là gì
"30 - 07 - 1950. Chân đèo Mã Phục" (Nam Cao)

  • Liệt kê; thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng: Kiểu câu này thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện.
Tác dụng của câu đặc biệt là gì
"Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay" (Nguyễn Công Hoan)
Tác dụng của câu đặc biệt là gì
"Cháy nhà!"
Tác dụng của câu đặc biệt là gì
"Có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi." (Khánh Hoài)
Tác dụng của câu đặc biệt là gì
"Trong rừng hoa cỏ may ấy ngụ những xóm chuồn chuồn." (Tô Hoài)

  • Bộc lộ cảm xúc, trạng thái tâm lí: Người nói bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình đối với hiện thực, đối với một ý nghĩ vừa nảy ra hay phản ứng đối với câu nói của người khác. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường chứa các thán từ hoặc các từ đánh giá mang tính biểu cảm như: quá, lắm ...

Tác dụng của câu đặc biệt là gì
"Sao mà lâu thế!"

  • Gọi đáp: Người nói hướng đến người nghe, kêu gọi sự chú ý của người nghe. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường có:

- Từ hô gọi: đại từ nhân xưng, tên riêng, tên chức vụ,...

- Từ tình thái: ạ, ơi, nhỉ, này, à, hỡi, ới,...

Trong một số trường hợp, trật tự từ hô gọi và từ tình thái có thể thay đổi: ông ơi / ơi ông; hỡi anh em / anh em hỡi,...

Tác dụng của câu đặc biệt là gì
"Bác ơi!"


Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn [edit]


Câu đặc biệt

Câu rút gọn

Giống nhau

Có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ

Khác nhau

Câu rút gọn là câu đơn hai thành phần, được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định được từ hoặc cụm từ của câu rút gọn giữ vai trò ngữ pháp làm thành phần nào, qua đó có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần.

Câu đặc biệt không được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu. Không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó giữ vai trò ngữ pháp làm thành phần nào.

Thẻ từ khoá:
  • câu rút gọn
  • câu đặc biệt
  • mô hình chủ - vị
  • câu đặc biệt là gì
  • tác dụng của câu đặc biệt
  • câu đặc biệt khác câu rút gọn