Tác phẩm văn học đích thực là gì

[Toquoc]- Nhà văn Dương Hướng nổi tiếng với tác phẩm “Bến không chồng” được tái bản hơn 10 lần, là một con số khá ấn tượng. Thế nhưng dường như thời của “Bến không chồng” đã không còn nữa mà gần đây, cuốn “Dưới chín tầng trời” của nhà văn lại được “tái bản” ở nhiều nhà in lậu…

[Toquoc]- Nhà văn Dương Hướng nổi tiếng với tác phẩm “Bến không chồng” được tái bản hơn 10 lần, là một con số khá ấn tượng. Thế nhưng dường như thời của “Bến không chồng” đã không còn nữa mà gần đây, cuốn “Dưới chín tầng trời” của nhà văn lại được “tái bản” ở nhiều nhà in lậu…

Chia sẻ nỗi buồn của người cầm bút, nhà văn đã dành cho báo điện tử Tổ Quốc cuộc trò chuyện, đây cũng là những lời tâm sự chân thành cho Ngày hội đọc sách Việt Nam 2011 vào ngày 23/4 tới.

PV: Nhà văn thường nói: “Sáng tác là nhu cầu tự thân” để thấy rằng công việc viết lách xuất phát từ chủ quan. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, khi nhà văn ra sách họ chỉ in từ 1000, 2000 cuốn - một con số khá khiêm tốn. Bên cạnh đó vẫn nhiều đầu sách được quan tâm, số lượng đầu sách tăng mà còn tái bản nhiều lần. Vậy theo nhà văn thì “nhu cầu” độc giả có làm thay đổi sáng tác của nhà văn không

Nhà văn Dương Hướng: Đối với cá nhân tôi, việc sáng tác một tác phẩm hay - dở không hề phụ thuộc vào chuyện các nhà xuất bản in số lượng nhiều hay ít. Điều quan trọng nhất đối với tôi là viết thế nào cho hay. Theo quy luật chung, những tác phẩm hay, tất nhiên sẽ được nhiều độc giả đón đợi. Đó là mong ước của những người cầm bút. Nhưng trong đời sống văn học đôi lúc lại không đi đúng theo quy luật thông thường đó bởi thực tế, giá trị của một tác phẩm không phụ thuộc vào số lượng đầu sách được in ra bày bán trên thị trường nhiều hay ít. Có những cuốn sách được giải Nobel như tác phẩm “Linh Sơn” của Cao Hành Kiện khi được dịch ở Việt Nam chưa chắc đã được in nhiều và bán chạy như cuốn tự truyện của một cô ca sỹ nào đó. Các cụ ta xưa có câu rất hay “Người sao chiêm bao vậy”. Mỗi người một “tạng”. Người thích đọc Marquez, kẻ lại thích đọc và mê “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Alexeevich Ostrovsky viết trong thời kỳ Stalin…

Đọc sách cũng giống nghe nhạc, người thích nghe nhạc giao hưởng, thính phòng, người lại thích cải lương hay hát văn. Điều này cho thấy sự ham mê còn phụ thuộc vào môi trường xã hội và trình độ nhận thức của mỗi người. Nhưng có một điều tôi khẳng định là một tác phẩm văn học đích thực sẽ có giá trị trường tồn. Và điều đáng sợ nhất của người cầm bút là miệt mài viết và in ra những cuốn sách dở mà ngộ nhận đó là những tác phẩm để đời của mình.

PV: Trong số các cuốn sách đã xuất bản của nhà văn thì cuốn nào có lượng xuất bản nhiều nhất? Ông có thể tiết lộ cho độc giả biết con số đó và một vài suy nghĩ của ông được không ạ?

Nhà văn Dương Hướng: Nhưtôi đã nói, môi trường xã hội rất quan trọng đối với việc thẩm định tiếp cận, đón nhận và đánh giá đúng sai đối với một sáng tác mới của mỗi nhà văn. Ví dụ ngày mới giải phóng, tác phẩm Sống như anh viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, hay mấy năm gần đây tác phẩm Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, được cổ vũ rầm rộ, được in và phát hành với số lượng lớn.

Đối với tác phẩm của tôi, cuốn Bến không chồng tuy được tái bản hơn mười lần, nhưng vài năm nay tất cả các cửa hàng sách trên toàn quốc không đâu còn bán. Nhiều sinh viên đại học, học viên cao học, nhờ tôi tìm giúp để có tư liệu làm luận văn tốt nghiệp nhưng tôi đành chịu. Tôi cũng không rõ nguyên nhân vì sao. Có lẽ những người làm sách chỉ chú ý đến những sáng tác mới.

PV: Còn một vài cuốn sách của nhà văn gần đây thì tình hình xuất bản thế nào? Ông có chút nào buồn hay chạnh lòng khi so sánh với lượng xuất bản của cuốn trước không.

Nhà văn Dương Hướng: Cuốn tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” của tôi xuất bản lần đầu từ năm 2007 đến nay vẫn chưa được tái bản. Công ty Nhã Nam nhiều lần xin giấy phép tái bản nhưng không được, và vài năm trước cuốn này bị in lậu bán tràn ngập thị trường còn tác giả trắng tay không được đồng nhuận bút nào. Thật là buồn. Đã có lần tôi phải viết bài “Chỉ còn biết kêu trời” nói về tình trạng in lậu bừa bãi không quản lý được.

PV: Đặt giả thiết không phải thứ văn chương thứ cấp, hạng hai… hiện nay độc giả thích đọc những tác phẩm ít chữ hay hài hước mà dung lượng nghệ thuật nhiều thì nhà văn có định thử sức mình với những đề tài đó không?

Nhà văn Dương Hướng: Từ ngày cầm bút tới giờ, tôi chưa bao giờ có khái niệm viết theo đề tài. Tôi viết những gì mình thuộc và thích. Khi hoàn thành tự nó thuộc loại nào. Ví dụ: Tiểu thuyết “Bến không chồng” đương nhiên nó thuộc đề tài nông thôn. Bởi các nhân vật đều là nông dân. Còn tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” thì có cả - nông thôn, thành thị, chiến trường, biên giới… bởi các nhân vật có mặt ở mọi nơi. Tôi cho rằng một tác phẩm hay không phụ thuộc vào số chữ. Một truyện ngắn hay vài trang đánh đổ cả mười tập tiểu thuyết dở. Còn tác giả hay độc giả đều có thứ hạng hay dở khác nhau. Tôi chưa bao giờ viết thử nghiệm. Đã cầm bút là viết - có cái hay, cái không hay. Có cái viết nhanh, có cái viết trầy trật mãi không xong, truyện ngắn hay tiểu thuyết cũng thế, tuỳ theo mình có được vốn liếng và sức vóc đến đâu.

PV: Nhà văn có thể lý giải vì sao những tác giả hiện nay như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư mỗi lần ra sách vẫn đạt một con số ấn tượng không?

Nhà văn Dương Hướng: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tôi chưa có điều kiện đọc nên không thể nói được điều gì. Nhưng nghe nói Nguyễn Nhật Ánh viết nhiều thế thì thấy sợ. Và càng sợ hơn, sách của Nhật Ánh lại bán chạy. Còn Nguyễn Ngọc Tư tôi đọc thấy hay và sách của chị bán chạy là điều dễ hiểu bởi Ngọc Tư hội tụ được mọi yếu tố thuận lợi.

PV: Vậy là trong trường hợp của hai nhà văn trên là họ may mắn vì nhu cầu sáng tác trùng với nhu cầu độc giả?

Nhà văn Dương Hướng: Đúng vậy, tôi đã nói rồi, trào lưu thưởng thức văn học của xã hội ví như một dòng sông vơi hay đầy, phụ thuộc vào lưu lượng nước nhiều hay ít. Nhưng sự mát lành của nước tuyệt nhiên không phải là tốc độ dòng chảy.

PV: Bản thân ông có muốn tác phẩm của mình được in với số lượng nhiều như thế? Và đã khi nào viết xong tác phẩm và chuẩn bị in ấn ông có đặt câu hỏi: Phải làm gì để thu hút độc giả? Thực tế thì ông đã từng tác động gì đến tác phẩm vì nguyên nhân độc giả chưa? Ví dụ như bìa sách, thay đổi tên tác phẩm v.v…

Nhà văn Dương Hướng: Tôi chắc chắn tất thảy các nhà văn đều có ước muốn đó, nhưng không phải ai cũng làm được. Riêng tôi không là ngoại lệ và chẳng làm được gì bởi bìa sách thì hoạ sỹ vẽ, có phải đổi tên cũng là do yêu cầu của nhà làm sách. Tôi chỉ cố gắng viết cho hay theo gu, theo cái tạng của mình. Và tôi nhận ra viết được còn phụ thuộc vào ý trời. Giời cho sao được vậy. Có muốn cũng chẳng được. Vừa rồi công ty Nhã Nam yêu cầu tôi đổi tên tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” để xin giấy phép tái bản. Tôi định đổi thành “Bóng trời” - nghĩa của hai cái tên cũng là “ông giời” cả. Tôi gọi điện xin ý kiến nhà văn Trung Trung Đỉnh, ông bảo: “Cái tên “Dưới chín tầng trời” hay thế sao lại đổi?” thế là đành thôi.

PV: Có một bộ phận độc giả đọc sách bởi thói quen là cứ nhìn tên tác giả - càng quen, càng nổi tiếng thì sẽ là lựa chọn đầu tiên. Ví dụ ai đó, từng đọc “Bến không chồng” của ông thì khi ra hiệu sách họ sẽ chọn bất cứ cuốn gì ký tên Dương Hướng. Nhà văn đánh giá hay nhìn nhận về thói quen này như thế nào?

Nhà văn Dương Hướng: Đó là thương hiệu. Uy tín của nhà văn cũng giống thương hiệu hàng hoá để chọn lựa theo sở thích của mỗi người. Nhưng phải cảnh giác, trong mỗi nhà văn có cả những tác phẩm hay nhất và dở nhất.

PV: Theo ông thì độc giả có nên duy trì thói quen này không? Vì sao?

Nhà văn Dương Hướng: Thời đại thông tin bùng nổ, đối tượng nghe nhìn xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Đọc sách, chọn sách càng cần phải sàng lọc kỹ càng tác phẩm, tác giả bởi thời gian là vàng. Nhất là trong thời buổi loạn chuẩn, độc giả cần phải cảnh giác và nhà văn càng phải có trách nhiệm với chất lượng tác phẩm của mình trước bạn đọc.

* Cảm ơn nhà văn, chúc cho cuốn sách của ông được tái bản mà không phải đổi tên!

Hiền Nguyễn [thực hiện]

Ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [51.14 KB, 7 trang ]

Ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn học

Ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn học

1. Khái niệm chung
Nói đến ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn học là nói đến sự đánh giá, thẩm định
các phương diện thuộc về nội dung tư tưởng tình cảm, nội dung nhận thức, nghệ
thuật, sự chân thành của tình cảm....được thể hiện trong tác phẩm. Vấn đề đặt ra là
những ý nghĩa và giá trị đó do đâu mà có ? Bởi vì có một thực tế là trước cùng một
tác phẩm, người đọc nói chung và giới phê bình, nghiên cứu nói riêng có thể có
những cảm nhận và đánh giá không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau? Tại sao
có tác phẩm chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi so với cuộc đời của tác giả
nhưng cũng có những tác phẩm tồn tại mãi mãi với thời gian? Trả lời những câu
hỏi này một cách đầy đủ và đúng đắn đòi hỏi người nghiên cứu không chỉ hiểu
được đặc trưng của lí luận sáng tác mà còn phải chú ý đến lí luận tiếp nhận, lí luận
về cảm thụ văn học. Trong phần này, chúng tôi chỉ nêu lên một số nguyên nhân cơ
bản dẫn đến việc lí giải, nhận định khác nhau về ý nghĩa và giá trị của tác phẩm
văn học qua các giai đoạn phát triển của lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học.
2. Những nguyên nhân tạo nên sự lí giải khác nhau về tác phẩm
2.1. Nguyên nhân từ phía người đọc


Tác phẩm văn học được sáng tác là để thưởng thức, tiếp nhận. Một tác phẩm chỉ
tồn tại với tư cách là một tác phẩm đích thực khi nó đến với người đọc. Người đọc
ở đây là một khái niệm hết sức rộng lớn, bao quát, đa dạng, phức tạp...bao gồm các
tầng lớp người khác nhau về giai cấp, dân tộc, trình độ văn hóa, lứa tuổi, giới tính,
kinh nghiệm, năng khiếu, cảm xúc thẩm mĩ... với những động cơ và mục đích đọc
tác phẩm khác nhau. Chính sự khác biệt này là một nguyên nhân quan trọng trong
việc định giá tác phẩm văn học.
- Tính chủ quan của người đọc
Có một quan niệm tương đối phổ biến ở phương Ðông cũng như ở phương Tây


khẳng định vai trò chủ quan của người đọc trong việc tiếp nhận, thưởng thức và
đánh giá tác phẩm. Những người theo quan niệm này cho rằng đọc tác phẩm không
phải là tái hiện lại một cách trung thành những điều tác giả đã gửi gắm và thể hiện
trong tác phẩm mà chủ yếu là tìm kiếm tâm hồn mình qua tác phẩm, người đọc là
người kể lại tâm hồn mình qua những kiệt tác [A.France]. Kim Thánh Thán cho
rằng: Tôi ngày ngày sở dĩ phê bình Mái Tây thật là vì người sau họ nghĩ tới tôi, tôi
muốn có gì làm quà cho họ, cho nên bất đắc dĩ mà làm việc đó. Tôi thực không rõ
ý đồ của người viết Mái Tây có quả đúng như vậy hay không? Nếu quả cũng như
thế, thì ta có thể nói rằng nay mới bắt đầu thấy rõ Mái Tây...Bằng không như vậy
thì ta có thể nói là trước đây vẫn thấy Mái Tây nhưng nay lại thấy có riêng vở Mái
Tây của Thánh Thán cũng được. Việc tiếp nhận tác phẩm văn học ở đây như là một
hành động gửi gắm tâm sự của người đọc. Ðịnh cho tác phẩm một ý nghĩa và giá
trị có phù hợp với những vấn đề ẩn chứa trong tác phẩm hoặc với ý định của tác
giả hay không không phải là điều quan trọng mà quan trọng là ở vai trò của chủ thể
cảm thụ. Ingarden nhấn mạnh Có bao nhiêu độc giả và có bao nhiêu sự đọc mới
cho cùng một tác phẩm thì có bấy nhiêu những thành tựu mà chúng ta gọi là sự cụ


thể hóa của tác phẩm. Rolland Barthes còn cực đoan hơn Khi đọc tác phẩm tôi đặt
sự đọc vào cái tình huống của tôi...Tình huống hay thay đổi làm ra tác phẩm chứ
không tìm lại được tác phẩm; tác phẩm không thể phản đối, chống lại cái ý nghĩa
mà tôi gán cho nó.
- Tính khách quan của người đọc
Lí giải sự cảm thụ, đánh giá tác phẩm khác nhau dựa trên cơ sở chủ quan của
người đọc là đúng đắn. Nếu như trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, dấu ấn cá nhân
được thể hiện đậm nét thì trong lĩnh vưcû nghiên cứu, cảm thụ nghệ thuật cũng có
tình trạng tương tự. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn sai lầm khi cho rằng người đọc là yếu
tố hoàn toàn chủ quan trong việc xác định giá trị của tác phẩm văn chương. Bởi vì
nếu vậy thì sẽ không lí giải nổi nhiều hiện tượng văn học khác nhau: Tại sao có
một số tác phẩm được đánh giá cao ở giai đoạn này nhưng đến giai đoạn khác thì


hoàn toàn ngược lại? Tại sao trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, người ta lại
thường chú ý và khai thác một cách khác nhau một vài yếu tố nào đó trong tác
phẩm ? Tại sao sau khi xem xong một tác phẩm nghệ thuật, người đọc nói chung
đều có thể có một ấn tượng chung nào đó về tác phẩm, về một số nhân vật ?
[Trương Phi, Quan Công, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh, Sở Khanh...]. Chính vì vậy,
khi nói đến giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, không thể tách rời với những
hoàn cảnh văn hóa-lịch sử- xã hội nhất định.
Ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn chương phụ thuộc vào vai trò chủ quan của
người đọc, đặc biệt là những người đọc chuyên nghiệp [những nhà phê bình,
nghiên cứu]. Nhưng người đọc ở đây là những con người cụ thể và sống trong một
môi trường, một hoàn cảnh xã hội, một thời kì lịch sử nhất định. Vì vậy, người đọc
ở mỗi thời đại khác nhau sẽ có cái nhìn không hoàn toàn giống nhau về giá trị của


tác phẩm. Nếu coi sáng tạo nghệ thuật là một hoạt động mang tính khuynh hướng
xã hội mạnh mẽ thì tiếp nhận nghệ thuật cũng không thể thoát li khỏi những điều
kiện lịch sử trong những thời kì nhất định. Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn
học, mỗi cá nhân đến với tác phẩm không chỉ đem đến cho nó cái tôi mà còn cả cái
ta nữa.Người đọc sẽ cắt nghĩa, định giá cho tác phẩm trên cơ sở lập trường giai
cấp, lợi ích dân tộc, xã hội, nhu cầu tinh thần và thẩm mĩ không giống nhau qua
từng thời kì lịch sử nhất định. Khrapchenkô đã dẫn lời của Biêlinxki để nói về
Puskin như sau: Puskin thuộc về những hiện tượng mãi mãi tồn tại và vận động
không dừng lại ở điểm bắt gặp cái chết mà tiếp tục được phát triển trong ý thức xã
hội. Mỗi thời đại sẽ nói lên sự phán xét của mình về những hiện tượng ấy, và cho
dù nó có hiểu đúng đến đâu chăng nữa thì bao giò nó cũng để dành lại cho thời đại
tiếp sau nó nói lên một điều gì đó mới mẻ và đúng đắn hơn, và chẳng bao giờ một
thời đại nào lại có thể nói hết tất cả . Trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam,
có thể coi Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trường hợp tiêu biểu cho sự khai
thác những phương diện khác nhau của tác phẩm qua các thời đại khác nhau như
trường hợp mà Biêlinxki đã nêu lên với Puskin.


Một trong những khái niệm quan trọng để giải thích tính chất quyết định ý nghĩa và
giá trị của tác phẩm qua từng thời kì lịch sử nhất định là tầm văn hóa hoặc tầm đón
nhận của công chúng. Ðây là khái niệm do nhà triết học và xã hội học người Ðức
là Các Manheim nêu ra, được Hans Robert Jauss vận dụng vào việc nghiên cứu
văn học. Jauss phân biệt có sự tiếp nhận bên trong và sự tiếp nhận bên ngoài. Nếu
sự tiếp nhận bên trong chủ yếu mang tính cá nhân, chủ quan thì tiếp nhận bên
ngoài lại mang tính khách quan. ...sự tiếp nhận bên ngoài là sự gặp gỡ bị qui định
bởi những điều kiện khách quan; sự tiếp nhận ở đây mang những hình thức lịch sử
nhất định. Ðó là sự gặp gỡ của một truyền thống văn hóa này với tác phẩm của một
truyền thống văn hóa khác, vì vậy nó diễn ra trên bình diện xã hội và văn hóa- lịch


sử. Chính sự tiếp nhận bên ngoài này mới tác động quyết định đến sự hình thành và
chuyển hóa tầm đón nhận của độc giả. Tất nhiên, nếu không có sự tiếp nhận bên
trong thì sự tiếp nhận bên ngoài không thể nào phát huy tác dụng một cách sâu xa
được.
Trong văn học Việt Nam, vấn đề xác định giá trị của những tác phẩm thuộc dòng
văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945 cũng là một bằng chứng tiêu biểu cho vai
trò của thực tế văn hóa- xã hội- lịch sử trong việc cảm nhận văn học. Ngay từ khi
những bài thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới ra đời, một tầng lớp công chúng
mới, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây với những quan niệm mới về văn
học đã nhiệt tình ủng hộ và đánh giá cao thì đồng thời cũng chịu sự phản ứng quyết
liệt của những nhà Nho cũng như những người đọc đã quen với những chuẩn mực
của thơ ca cổ điển. Nếu có thể coi những năm từ 1936 dến 1945 thơ ca lãng mạn
được đánh giá là những tác phẩm có giá trị, thì sau năm 1945 cho đến những năm
đầu của thập kỉ 80, tình hình lại hoàn toàn thay đổi. Do hoàn cảnh chiến tranh với
những điều kiện sống khó khăn, ác liêt, do nhận thức mục đích quan trọng nhất của
lịch sử không phải là vấn đề số phận cá nhân, mơ mộng của con người mà là vấn
đề đôc lập dân tộc, vấn đề giải phóng giai cấp...văn học lãng mạn nói chung và thơ
mới nói riêng đã bị xem là một bộ phận văn học tiêu cực, có hại cho cách mạng...Ở


giai đoạn này, không phải chỉ những nhà phê bình phủ nhận văn học lãng mạn mà
ngay chính những nhà thơ lãng mạn đã tham gia vào cuộc kháng chiến như Xuân
Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Ðoàn Phú Tứ...cũng
đã lên tiếng phủ nhận tác phẩm của mình. Từ 1986 trở lại đây, do sự thay đổi của
hoàn cảnh xã hội, những tác phẩm của dòng văn học lãng mạn lại được đánh giá
cao với một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc. Người đọc nói chung và giới nghiên cứu
phê bình nói riêng laiû phát hiện ở Thơ mới cũng như ở những tác phẩm của tổ
chức Tự lực văn đoàn những khía cạnh mới mẻ mà hình như trước đó người ta


chưa hề phát hiện và khẳng định bộ phận văn học này đã góp phần to lớn vào quá
trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại.
2.2. Nguyên nhân từ phía bản thân tác phẩm
Khẳng định giá trị của tác phẩm văn chương từ tính chất chủ quan, cá nhân cũng
như tính chất khách quan do những điều kiện lịch sử- văn hóa xã hội qui định chủ
yếu cũng mới chỉ xác định giá trị của tác phẩm từ phía người đọc. Nhưng nếu giá
trị của tác phẩm văn chương chỉ chịu sự qui dịnh của người đọc thì sẽ không giải
thích được tại sao tác phẩm này lại đứng vững và tồn tại mãi với thời gian còn tác
phẩm khác thì ngược lại ? Thực ra, giá trị của tác phẩm không chỉ do người đọc,
thời đại mang đến mà còn do nguyên nhân khách quan từ chính bản thân tác phẩm.
Và có thể nói đây là nguyên nhân quan trọng có ý nghĩa quyết định vì nó giúp cho
ta giải thích được lí do người đọc cảm nhận, đánh giá tác phẩm khác nhau. Nói như
Khrapchenkô, nội dung của tác phẩm dù được xem là biến đổi như thế nào trong
các thời kì lịch sử khác nhau vẫn không phải là được mang từ ngoài vào mà là vốn
chứa đựng trong bản thân chúng. Như vậy, giá trị nội dung tư tưởng và hình thức
nghệ thuật nằm ngay trong chính bản thân nó nhưng không phải được thể hiện rõ
ràng, đơn nghĩa. Giá trị của tác phẩm được xác định và ý nghĩa của nó được khai
thác không giống nhau một phần hết sức quan trọng là do các đặc điểm nội tại của
nó, là do tính mơ hồ, đa nghĩa ở nhiều phương diện, đặc biệt là ở tính chất và chiều
sâu của những khái quát nghệ thuật mà tác giả thể hiện trong tác phẩm.


Một trong những đặc trưng quan trọng của tác phẩm văn học là tính mơ hồ, đa
nghĩa và cũng từ đặc trưng này, người đọc khó nắm bắt được đầy đủ và đánh giá
thống nhất với nhau về một tác phẩm. Vấn đề này đã được các nhà lí luận, nghiên
cứu văn học đề cập đến từ lâu.Tạ Trân, nhà thi thoại đời Minh cho rằng: Thơ có


chỗ khả giải, bất khả giải, bất tất giải, giống như hoa dưới nước, trăng trong gương,
không cần câu nệ tới dấu tích. Vương Sĩ Trinh cũng cho rằng thơ khó ở chỗ nếu
không giải thích được thì thơ vô vị, mà giải thích được thì thơ hết vị.
Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, văn học phản ánh đời sống trong tính toàn
vẹn, sinh động thông qua hình tượng nghệ thuật với một cấu trúc phức tạp, đa dạng
nhằm thể hiện những cảm nhận và khái quát của nhà văn về cuộc đời. Chính vì vậy
người đọc không dễ gì nắm bắt được một cách đầy đủ ý nghĩa vốn có của nó. Sẽ
không có gì quá đáng nếu có người coi tính mơ hồ, đa nghĩa không chỉ là nét đặc
trưng của văn học mà còn gắn liền với số phận lịch sử của nó.
Tính mơ hồ, đa nghĩa trước hết được biểu hiện ở ngôn ngữ. Ðây vốn là thuộc tính
của ngôn ngữ toàn dân nhưng khi sáng tác nhà văn luôn có ý thức hướng về một
ngôn ngữ mang tính hàm súc, đa nghĩa, gợi nên ở người đọc những cách giải thích,
những mối tương quan khác nhau,làm cho một chữ mà nghĩ ba năm chưa xong,
giảng nghìn năm chưa hết [Nguyễn Cư Trinh]. Ðây cũng chính là một trong những
nguyên nhân tạo nên sức sống, chiều sâu và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm văn
học.



1. Khái niệm tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, là kết quả hoạt động lao động nghệ thuật của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể. Đây là đơn vị độc lập cơ bản của đời sống văn học.

Tác phẩm có thể tồn tại bằng hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật [được ghi giữ bằng văn tự]; có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học [tự sự, trữ tình, kịch], một thể tài văn học nhất định. Độ dài của tác phẩm văn học có thể từ một câu [tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ,…] đến hàng ngàn vạn câu [sử thi, tiểu thuyết nhiều tập,…].

Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau [đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật, cốt truyện…]. Ở những sáng tác có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác ra nó; là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm… của đời sống hiện thực; là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận [cảm thụ] văn học.

Xét từ chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể [tuy nó tồn tại thông qua những dạng vật chất, vật liệu: tiếng nói, chữ viết, trang sách in…]; tác phẩm văn học chủ yếu là một thực thể tinh thần, một tổng thể những hàm nghĩa phức hợp. Vì vậy, tác phẩm tồn tại ở dạng khả biến. Ngôn bản, qua truyền miệng, văn bản qua sao chép hoặc tái bản đều phát sinh dị bản [nhiều trường hợp là những dị bản ngang quyền nhau]. Sự cảm thụ bởi độc giả, sự lí giải bởi giới nghiên cứu, phê bình, bởi dư luận xã hội từng thời đại – đều làm phát sinh những phán đoán, đánh giá ít nhiều khác nhau về nội dung thẩm mĩ của tác phẩm. Như vậy, có thể coi tác phẩm văn học như là sự thống nhất giữa những hàm nghĩa thẩm mĩ tư tưởng đã được mã hóa trong văn bản và sự cảm thụ, lí giải bởi những thời đại và thế hệ công chúng khác nhau. Đây là sự thống nhất giữa cái tuyệt đối [mã hóa] và cái tương đối [sự giải mã bằng các cách đọc, lí giải, cảm thụ]. Tất nhiên, chỉ có thể nói tới sự thống nhất này ở trường hợp những tác phẩm lớn, được tiếp nhận tích cực, rộng rãi. Tính xác định của tác phẩm văn học như một thực thể tinh thần chính là nằm trong tương quan giữa cái tuyệt đối và cái tương đối nói trên.

1. Tác phẩm văn học là gì?

Một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Thế nào là tác phẩm văn học? Đây được định nghĩa như một công trình nghệ thuật ngôn từ, là kết quả của tiến trình lao động trí óc của cá nhân hoặc của cả một tập thể mà được người ta gọi với danh từ nhà văn. Một tác phẩm văn học là sáng tác cụ thể, văn bản bằng ngôn ngữ hoàn chỉnh không những mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ - là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng và chủ đề tác phẩm.

Về nội dung, trong tác phẩm văn học mô phỏng lại cuộc sống, vẽ lên một bức tranh sống động về hoạt động của con người, con vật, đồ vật,… Thông qua bức tranh đó, người viết có thể gửi gắm, truyền đạt tới độc giả những tâm tư, tình cảm, tư tưởng và thể hiện được cả thái độ cá nhân trước những bất bình trong cuộc sống hiện thực. Nhân vật trong tác phẩm văn học không nhất thiết phải là người, nhà văn với trí sáng tạo của mình hoàn toàn có thể mượn hình ảnh con vật, đồ vật,… để phản ánh gián tiếp thực tại cuộc sống có thăng, có trầm, có vui vẻ, có hạnh phúc nhưng cũng có không ít bất hạnh, tủi nhục.

Cuộc sống hiện thực được phản ảnh trong tác phẩm văn học là cuộc sống đã thông qua tầm hồn nhân vật được phác họa lại bởi màu sắc văn học đặc sắc của người viết. Để rồi qua đó một thế giới đầy sống động được hé lộ, người đọc có thể cảm nhận, đôi khi còn bị cuốn vào vòng cảm xúc ấy. Chủ đề xuất hiện trong tác phẩm văn học đâu nhất thiết cứ phải là thực tế, không ai có thể ngăn cấm sự sáng tạo với những viễn tưởng thời Hy Lạp viết nên những câu chuyện khác thường về chúa trời, về bà tiên, ông bụt và cả những sự kiện lịch sử về lũ lụt thông qua câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh,…

Một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh thần được thai nghén trong khoảng thời gian, trong đó đặt cả tâm huyết của nhà văn. Ở đó ta bắt gặp những cung bậc, tình cảm, trạng thái, cảm xúc mà thường vẫn gặp những đôi khi lại khó diễn tả được bằng lời,..

Về hình thức, tác phẩm văn học tồn tại có thể dưới nhiều phương diện ngôn ngữ: Là ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể. Có thể được tạo thành bằng văn vần – những bài thơ hay văn xuôi với các thể loại nhất định như tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, tùy bút và ký hoặc một thể tài văn học nhất định như hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết,…

Video liên quan

Chủ Đề