Tài chính Ngân hàng Kinh tế Quốc dân

Chiều ngày 10/2/2012 , Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Lễ thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính. Đây là đơn vị thành lập theo mô hình Học viện trực thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức của Khoa Ngân hàng - Tài chính. Nhân dịp này, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện và tài trợ kinh phí cho Quỹ phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học của Viện Ngân hàng Tài chính số tiền là 200 triệu đồng.

TS Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Ngân hàng Bưu điện Liên Việt phát biểu tại buổi lễ 

        Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng – Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã gửi lời chúc mừng năm mới tới thầy và trò nhà trường.  Chúc Viện Ngân hàng – Tài chính không ngừng lớn mạnh, vươn xa trong khu vực và quốc tế. Đồng thời Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng cũng đánh giá Viện Ngân hàng – Tài chính ra đời sẽ góp phần tốt hơn cho giáo dục nước nhà. Với 3 chức năng: đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ tư vấn, Viện Ngân hàng – Tài chính sẽ phát triển,nâng tầm không ngừng chất lượng và uy tín của Khoa Tài chính Ngân hàng và đây sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực tốt cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Viện Ngân hàng - Tài chính với đội ngũ gồm 68 cán bộ giảng viên, trong đó 9 PGS, 9 Tiến sĩ và 25 Thạc sỹ. Viện trưởng là GS Nguyễn Văn Nam - hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân kiêm nhiệm. Viện là đơn vị đào tạo đầu tiên của trường được chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Viện phấn đấu đến năm 2020 trở thành đơn vị đào tạo định hướng nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính đạt chất lượng của các trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

 Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ:

 


TS Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và TS Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Ngân hàng Tài chính ký Biên bản ghi nhớ.

 


Ông Nguyễn Đình Thắng, Thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trao biểu trưng tài trợ cho TS Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Ngân hàng Tài chính

Học phí ngành Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến với sinh viên chính quy, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. 

Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học. 

Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ.

Học phí ngành Tài chính Ngân hàng các trường đại học năm 2022 tăng không quá 10% theo lộ trình. Ảnh sinh viên Trường Kinh tế Quốc dân: Tào Nga

Học phí ngành Tài chính Ngân hàng - Học viện Ngân hàng

Học phí Học viện Ngân hàng dự kiến cho năm học 2022 - 2023 như sau:

Các chương trình đào tạo đại trà [sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng]: Học viện Ngân hàng áp dụng theo Nghị định Số 81/2001/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ về việc quy định cơ cấu thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Khối ngành III [Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh tế]: 12.5 triệu đồng/năm học.

Khối ngành V [Công nghệ thông tin]: 14.5 triệu đồng/năm học.

Khối ngành VII [Ngôn ngữ Anh, Kinh tế]: 12 triệu đồng/năm học.

Chương trình đào tạo chất lượng cao [sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng]: 32.5 triệu đồng/năm cho khóa học 4 năm.

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ [Sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học chính quy do Học viện Ngân hàng cấp và 1 bằng Đại học trường Đại học CityU, Hoa kỳ cấp].

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam là 345 triệu đồng, trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Hoa Kỳ thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác [khoảng 600 triệu đồng].

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh [sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học chính quy do Học viện Ngân hàng cấp và 1 bằng đại học của Đại học Sunderland, Anh cấp].

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam khoảng 315 triệu đồng [bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng và năm cuối khoảng 140 triệu đồng], trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Anh thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác [khoảng 350 triệu đồng].

Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là khoảng 58.5 triệu đồng.

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Coventry, Vương quốc Anh [Sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học của Đại học Coventry, Anh cấp].

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam khoảng 315 triệu đồng [bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng và năm cuối khoảng 140 triệu đồng], trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Anh thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác [khoảng 450 triệu đồng],

Chương trình cử nhân định hướng Nhật Bản [sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng]: 27.0 triệu đồng/năm cho khóa học 4 năm.

Học phí Học viện Tài chính 

Học phí năm 2022 của Học viện Tài chính như sau:

Học phí chương trình Chất lượng cao là 45 triệu đồng/năm. Học phí chương trình Chuẩn là 15 triệu đồng/năm. Học phí có thể tăng hoặc giảm theo từng năm nhưng không vượt quá 10% so với năm trước đó.

Ngoài ra, thí sinh học tập, rèn luyện tốt có cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập của Học viện và của các đơn vị đối tác.

Học phí Trường Đại học Ngoại thương

Học phí Trường Đại học Ngoại thương năm học 2022-2023 được công bố như sau: Đối với chương trình đại trà là 20 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến là 40 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm.

Học phí các chương trình Chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản,chương trình Kế toán – kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 40 triệu đồng/năm. Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Dự kiến học phí của các chương trình này được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

Học phí Trường Đại học Thương mại 

Theo đề án tuyển sinh của Đại học Thương mại, học phí đối với sinh viên chính quy tuyển sinh năm 2022 như sau:

Học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 23 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm học theo từng ngành [chuyên ngành] đào tạo. Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp: từ 31,25 triệu đồng đến 33,495 triệu đồng/năm học theo từng ngành [chuyên ngành] đào tạo.

Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: 23 triệu đồng/năm học.

Ngành có điểm chuẩn cao nhất của Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2020 tiếp tục là ngôn ngữ Anh: 35,6 điểm, tăng 1,95 điểm so với năm ngoái. Nối tiếp là các ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế [LSIC]: 35,55 điểm; đầu tư tài chính [BFI]: 34,55 điểm.

Trong khi đó, ngành kế toán và Kế toán [định hướng Nhật Bản, Học viện Ngân hàng cấp bằng] của Học viện Ngân hàng có điểm chuẩn cao nhất: 25,6 điểm.

Sinh viên có thể theo dõi điểm chuẩn tại đây:

NGỌC DIỆP

Video liên quan

Chủ Đề