Tại sao ăn chứng với bà bầu lại buồn ngủ

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều điều cần chú ý, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. Việc đột ngột xuất hiện một số triệu chứng khó chịu không chỉ khiến cơ thể bạn mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Trên thực tế, chắc chắn sẽ có một số phản ứng xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên, đây đều là những hiện tượng bình thường như nghén ngủ, nôn trớ, thèm ăn… Nếu mẹ bầu buồn ngủ li bì khi mang thai thì nên xử lý thế nào?

Tại sao mẹ bầu buồn ngủ nhiều khi mang thai?

Khi mang thai, phụ nữ có nhiều biểu hiện đặc biệt như buồn nôn, nôn, cảm giác yếu, thậm chí muốn ngủ. Đặc biệt trong năm sáu tháng của thai kỳ, kiểu buồn ngủ này càng nghiêm trọng hơn. Tại sao lại buồn ngủ trong tam cá nguyệt thứ hai?

Những dấu hiệu đặc biệt của phụ nữ sau khi mang thai thường xuất hiện từ khoảng tuần thứ 6 trong tam cá nguyệt đầu tiên. Phản ứng sớm nhất là sợ lạnh, sau đó dần dần cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, kén ăn, thích ăn đồ chua, sợ mùi dầu mỡ. Việc tiết nước bọt cũng sẽ tăng lên, mẹ bầu hay bị dậy sớm thậm chí là nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải và các triệu chứng khác trong trường hợp nặng, đây đều là những phản ứng sinh lý của thai kỳ nên nhìn chung không cần điều trị.

Tất cả là do cơ thể tiết ra một chất gọi là progesterone. Progesterone là hormone sinh dục. Trong thai kỳ, nó được sử dụng để bảo vệ thai nhi và ngăn ngừa sẩy thai. Nhưng đồng thời, progesterone cũng sẽ giống như một loại “thuốc” an thần dẫn đến tình trạng buồn ngủ.

Ngoài ra, tốc độ trao đổi chất của mẹ bầu cao hơn nhiều so với người bình thường dẫn đến thân nhiệt tăng cao, các bà mẹ sắp sinh đã từng có kinh nghiệm này, một khi nhiệt trong không khí tăng cao sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Phải làm gì nếu bạn luôn buồn ngủ sau khi mang thai

Nhiều bà bầu gặp phải tình trạng buồn ngủ khi mang thai, điều này cũng chỉ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.

Dù bạn có buồn ngủ tới mức nào thì cũng đừng bao giờ nghĩ đến việc sử dụng thuốc để ngăn chặn cơn buồn ngủ. Hãy cố gắng cải thiện tình trạng của bạn bằng những phương pháp tự nhiên.

Muốn khắc phục hiệu quả tình trạng này thì bà bầu phải rèn luyện thói quen sinh hoạt để thiết lập đồng hồ sinh học cho mình. Mẹ bầu nên cố gắng đi ngủ sớm trong khoảng từ 9h – 11h tối và thức dậy sớm từ 6 – 7h sáng hôm sau. Thức quá khuya hay dậy quá muộn đều làm rối loạn nhịp sinh học của bạn, nó sẽ khiến bạn càng thêm mệt mỏi, ủ rũ. Buổi trưa cũng không nên ngủ quá nhiều, thời lượng dưới 60 phút là phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng chế độ ăn chia thành nhiều bữa, vừa có thể duy trì lượng đường trong máu ở mức nhất định, vừa có thể bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể kịp thời, đồng thời có thể cải thiện hiện tượng buồn ngủ. Tránh ăn uống dồn dập, ăn quá no, ăn sát giờ đi ngủ, vì nó sẽ khiến bạn nhanh buồn ngủ hơn nhưng lại khó ngủ vì bụng dạ ì ạch, căng chướng.

Ngoài ra, bạn có thể uống nhiều nước một cách hợp lý, ăn nhiều rau quả, ăn nhiều thực phẩm bổ sung vitamin cho cơ thể và em bé.

Trên thực tế, dù bà bầu buồn ngủ là do nguyên nhân nào thì nhìn chung cũng không cần quá lo lắng, đặc biệt có thể tìm hiểu thêm cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai để giảm bớt áp lực và gánh nặng về tâm lý. Các thành viên trong gia đình cũng nên quan tâm và yêu thương bà bầu nhiều hơn, đừng trách bà bầu lười vận động, thực tế khi bà bầu ở giai đoạn này có biểu hiện buồn ngủ cũng đôi khi dễ cáu giận hơn, các thành viên trong gia đình nên kiên nhẫn hơn và bớt căng thẳng cho bà bầu. Giảm bớt sự tức giận.

Bà bầu buồn ngủ sau sinh có ảnh hưởng gì không?

Nói chung, buồn ngủ sau khi mang thai là điều bình thường. Ngủ đủ giấc là rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, vì vậy bạn không phải lo lắng quá nhiều về triệu chứng buồn ngủ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thông thường, tình trạng buồn ngủ của bà bầu không kéo dài quá lâu, hầu hết khi bước vào tuần thứ 14 – 15 của thai kỳ, tình trạng này sẽ thuyên giảm. Mẹ bầu có thể cải thiện thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống và các phương pháp khác. Thông thường, không cần điều trị đặc biệt. Nói chung, các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau khoảng ba tháng.

Tuy nhiên, bạn cần duy trì thời lượng ngủ hợp lí, không nên ngủ quá nhiều trong suốt cả ngày vì khi đó cơ thể bạn sẽ luôn mệt mỏi, có cảm giác lười vận động, điều đó không tốt cho quá trình chuyển hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng của mẹ.

Có thể mẹ muốn biết:

Bà bầu mất ngủ triền miên trong thai kỳ – nên xử lý thế nào?

sudo , 07/12/2018 [14095 lượt xem]

Buồn ngủ khi mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến với hầu hết tất cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Thậm chí, ngủ có thể được xem như một biểu hiện ốm nghén của một số mẹ bầu ở gian đoạn đầu của thai kỳ. Vậy hiện tượng này có gây hại gì đến sức khỏe thai nhi và bà mẹ hay không? Nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên buồn ngủ là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Bạn thường xuyên buồn ngủ cả ngày lẫn đêm [Ảnh minh họa]

Triệu chứng buồn ngủ khi mang thai xuất hiện vào lúc nào?

Các triệu chứng mang thai thường xuất hiện vào ba tháng đầu thai kỳ, giảm dần trong thời gian mang bầu về sau. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp mẹ bầu buồn ngủ suốt cả 9 tháng 10 ngày của quá trình mang thai. Cơn buồn ngủ ập đến khiến mẹ cảm thấy cơ thể rã rời, mệt mỏi, liên tục na thậm chí chỉ muốn ngủ nguyên cả ngày. Hiện tượng này được giới y khoa gọi chung là nghén ngủ.

Trên thực tế, cảm thấy hay buồn ngủ, ngủ nhiều khi mang thai không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhưng việc luôn ở trạng thái buồn ngủ khi mang thai sẽ làm mẹ bầu không thể tập trung làm việc cũng như thực hiện hoàn chỉnh các sinh hoạt thường ngày. Hơn hết, ngủ quá nhiều khiến đầu óc trở nên mụ mẫm, cơ thể rệu rã, từ đó sinh ra lười vận động. Ai cũng biết người mang thai nên tập luyện thường xuyên để duy trì thể chất cho cả hai mẹ con, nếu không em bé sinh ra sẽ yếu ớt và kém linh hoạt. Điều này gây ảnh hưởng hoàn toàn không tốt một chút nào.

Nguyên nhân bà bầu buồn ngủ trong tháng đầu và cuối

Ở những tháng đầu mà dấu hiệu xuất hiện rõ nhất và thường xuyên nhất là bà bầu buồn ngủ khi mang thai 3 tháng đầu, lượng hormone progesterone tăng cường sản sinh khiến cho mẹ bầu mất đi năng lượng, từ đó trở nên thiếu tỉnh táo và gia tăng các cơn buồn ngủ. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể đến từ những thay đổi khác như cơ thể mẹ điều chỉnh để bắt đầu quá trình nuôi dưỡng em bé, các cơ quan làm việc nhiều hơn khiến mẹ dễ dàng mệt mỏi, uể oải, phải tìm giấc ngủ như một cách bổ sung năng lượng cho bản thân. 

Nguyên nhân nào dẫn đến việc buồn ngủ [Ảnh minh họa]

Ở những tháng cuối, triệu chứng vẫn không dứt ở đây cụ thể là bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối cộng thêm sự vất vả của mẹ được thể hiện rõ hơn bao giờ hết với cái bụng to vô cùng cồng kềnh, vướng víu. Chính việc bụng lớn lên cộng hưởng cùng hormone trên cũng khiến chất lượng giấc ngủ ban đêm của mẹ bầu trở nên giảm sút, vì vậy lại càng làm gia tăng sự buồn ngủ, giảm sút tinh thần.

Cách đánh bại cơn buồn ngủ khi mang thai

Mặc dù cơn buồn ngủ là không thể khống chế, nhưng mẹ hoàn toàn có thể sử dụng cá cách dưới đây để giảm thiểu tối đa những cơn triệu chứng này trong suốt quá trình mang thai.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý: Ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc, mẹ bầu nên ngủ nhiều vào buổi tối, tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 21h đến 6h sáng hôm sau. Mỗi ngày ngủ ít nhất 8 tiếng, mẹ có thể tranh thủ nghỉ ngơi chợp mắt thêm vào buổi trưa để bổ sung năng lượng cần thiết.

Không cố ý khống chế cơn buồn ngủ: Việc kháng cự lại cơn buồn ngủ khi mang thai chỉ khiến mẹ càng thêm mệt mỏi và thiếu tỉnh táo, vì vậy bà bầu hay có triệu chứng này nên có thể mang theo gối ngủ cho bà bầu để nghỉ ngơi vào thời gian hợp lý xen kẽ với công việc đang làm.

Tăng cường rèn luyện thể chất: Tập thể dục buổi sáng là một trong những cách tốt nhất giúp vực dậy tinh thần, giúp cơ thể thoát khỏi cơn buồn ngủ. Tập lâu dài sẽ giúp mẹ hình thành chế độ ngủ nghỉ hợp lý hơn, thậm chí là tăng cường sức khỏe và độ minh mẫn.

Không nên cố gắng không chế cơn buồn ngủ [Ảnh minh họa]

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất: Việc buồn ngủ thường xuyên đôi khi có thể do mẹ thiếu các dưỡng chất trong quá trình nuôi thai nhi. Hãy cố gắng nạp nhiều năng lượng, các loại vitamin, khoáng chất,... sẽ giúp mẹ trở nên khỏe khoắn hơn.

Uống đủ nước vào ban ngày, hạn chế uống nước vào ban đêm để tránh tình trạng đi tiểu thường xuyên gây mất ngủ.

Tuyệt đối không làm các việc nặng nhọc như bưng bê,... vừa gây nguy hiểm vừa làm tiêu hao một lượng lớn năng lượng của cơ thể, dễ gây mệt mỏi cho mẹ.

Thường xuyên đến bác sĩ nếu triệu chứng không có dấu hiệu chấm dứt và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc.

Ngoài các biện pháp trên, các mẹ còn có thể sử dụng trà gừng hay nước chanh muối để đẩy lùi tạm thời cơn buồn ngủ. Tuy nhiên về lâu dài, các mẹ vẫn phải thay đổi thói quen giấc ngủ thì mới chấm dứt hoàn toàn được tình hình này, và các mẹ cũng đừng quá lo lắng trước những triệu chứng buồn ngủ khi mang thai vì nó là hết sức bình thường trong thai kỳ của một người phụ nữ

Thường xuyên buồn ngủ là dấu hiệu của con trai hay con gái? [Ảnh minh họa]

Nghén ngủ sinh con trai hay con gái?

Bà bầu thường có xu hướng thắc mắc xem liệu nghén ngủ là trai hay là gái, câu trả lời là vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào cho thấy sự liên hệ giữa nghén ngủ và giới tính của thai nhi. Đây đơn giản chỉ là lời đồn đoán của nhiều người mà thôi! Nếu hay theo dõi một vài diễn đàn thảo luận, bạn sẽ thấy ngay kết quả là dù trai hay gái thì vẫn nghén ngủ "đều đều" đấy nhé! Chính vì thế, bố mẹ không nên quá tin vào những điều này, thay vào đó hãy chăm bầu thật tốt, đợi đến ngày siêu âm sẽ biết được bé yêu là "hoàng tử" hay "công chúa" ngay!

Nói tóm lại, buồn ngủ khi mang thai là biểu hiện hoàn toàn bình thường chứ không phải các dấu hiệu bệnh lý nên mẹ bầu hãy cứ yên tâm. Tuy nhiên, mẹ phải thực hiện các biện pháp trên chỉ để hạn chế nó không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày nhé! Hy vọng mẹ sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề