Tại sao cây táo lại nở hoa sao rãnh nước trong veo đến thế

Nói tới thơ, người ta thường hay nghĩ đến những cảm xúc miên man, sầu thương, phiền muộn.

Bạn đang xem: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa tại sao cây táo lại nở hoa

Nhưng có những bài thơ thực sự là “cứu cánh” cho tâm hồn ta những khi buồn, những khi tuyệt vọng, những khi thấy mình trống rỗng và cần một điểm tựa, một ánh sáng.

Tôi biết một bài thơ như thế!

Phố ta

[Lưu Quang Vũ]

Phố của ta Những cây táo nở hoa Mùa thu đấy Thân cây đang tróc vỏ Con đường lát đá Nghiêng nghiêng trong sương chiều

Năm nay cà chua chín sớm Trên quầy hàng đỏ hồng Chị thợ may đi lấy chồng Chị thợ may goá bụa Năm nay tôi mặc đồ đen.

Bác đưa thư, có thư ai đấy? Bác đưa thư kéo chuông Ti-gôn hoa nhỏ Rụng đầy trước hiên.

Xem thêm: Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bạc Liêu, Blf: Ctcp Thủy Sản Bạc Liêu

Riêng bác thợ mộc già buồn bã Thở khói thuốc lên trời Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách Dậy cậu con tiếng Pháp Suốt ngày chào: bông-dua

Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ lên gác thượng Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù Con chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.

Đọc những câu thơ này, thấy trước mắt mình như mở ra một không gian bình yên, một không gian cũ kỹ mà êm đềm, một không gian tưởng chừng như buồn bã nhưng chan chứa hy vọng và len lỏi nhịp sống. [Màu đỏ hồng của quầy hàng cà chua chín sớm vẫn bừng lên trên nền màu đen của chiếc áo góa phụ, màu hoa ti-gôn vẫn thắm, tiếng chuông đưa thư vẫn lảnh lót, bong bóng xà phòng lung linh vẫn bay chấp chới giữa phố nghèo …]

Thích lẩm nhẩm đoạn thơ cuối, thích nghĩ rằng bác thợ mộc đã sai, đã sai thật rồi. Cây táo vẫn nở hoa, cây táo sẽ không là khúc gỗ của bác thợ mộc. Đến cả rãnh nước cũng biết tự mình trong veo. Đến cả những con người tưởng chừng như đã qua cái dốc bên kia của cuộc đời vẫn đang sống và vẫn hy vọng như thế. Vậy thì lẽ nào cuộc sống chỉ toàn những chuyện xấu xa? Vậy thì cớ gì ta không tin và yêu thêm một chút nữa, vào những điều ta đang có?

Và cớ gì, ta lại quên mất rằng sau bao nhiêu muộn phiền, cay đắng, vẫn sẽ có một vòng tay âm thầm đón đợi, và nói ta nghe những lời ủi an giản dị mà êm đềm như thế ...

Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù Con chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.

------

Ghi chú: Thật tình cờ, góc phố gần nhà tôi cũng có một cây táo. Mùa này, cây táo đã nở hoa, và quả mọc trĩu cành! :-]

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Lưu Quang Vũ

Đọc thơ

Giọng đọc Thuỵ Anh

Giọng đọc Thuỵ Anh

Phố của taNhững cây táo nở hoaMùa thu đấyThân cây đang tróc vỏCon đường lát đáNghiêng nghiêng trong sương chiều.Năm nay cà chua chín sớmTrên quầy hàng đỏ hồngChị thợ may đi lấy chồngChị thợ may goá bụaNăm nay tôi mặc đồ đen.Bác đưa thư, có thư ai đấy?Bác đưa thư kéo chuôngTi-gôn hoa nhỏRụng đầy trước hiên.Riêng bác thợ mộc già buồn bãThở khói thuốc lên trờiAnh thợ điện trên mái nhà mắc dâyBà giáo về hưu ngồi dịch sáchDậy cậu con tiếng PhápSuốt ngày chào: bông-dua.Phố của taPhố nghèo của taNhững giọt nước saTrên cành thánh thótLũ trẻ lên gác thượngThổi bay cao bao bong bóng xà phòng.Em chờ anh trước cổngCon chim sẻ của anhCon chim sẻ tóc xùCOn chim sẻ của phố taĐừng buồn nữa nháBác thợ mộc nói sai rồiNếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xaTại sao cây táo lại nở hoaSao rãnh nước trong veo đến thế?Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

1970

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc thành bài hát Chim sẻ tóc xù.

Nguồn: Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002

Dạo gần đây, cụm từ “Cây táo nở hoa” đang trở nên rất hot trên mạng xã hội, chúng được dùng trong các tiêu đề bài viết và cả bản tin thời sự. Vậy cụm từ này có ý nghĩa gì, tại sao chúng được sử dụng rộng rãi đến thế?

Nguồn gốc

Đây là một câu thơ trong tác phẩm “Phố ta” của nhà thơ Lưu Quang Vũ.

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi…

Bài thơ mô tả bối cảnh của thành phố Hà Nội từ năm 1950 đến hiện tại, một con phố hội tụ đủ các thành phần của xã hội. “Con chim sẻ” ở đây, dưới thế giới quan của nhà thơ Lưu Quang Vũ, là một người em, người bạn, người tình, bị “mích lòng”, và cũng chính Lưu Quang Vũ đã dùng những câu thơ tốt đẹp mà an ủi người em ấy.

Bộ phim Việt hóa “Cây táo nở hoa” và lời thơ sống mãi

Nhờ sự lan tỏa mạnh mẽ của bộ phim “Cây táo nở hoa”, bài thơ “Phố ta” lại được tìm đọc sau hơn 50 năm ra đời. Đây là một bộ phim được Việt hóa từ series truyền hình What’s wrong Poong Sang [còn có tên Liver or die] - một phim gia đình đặc sắc của Đài KBS năm 2019.

“Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa - tại sao cây táo lại nở hoa” là câu nói của nhân vật chính, và bộ phim cũng mang cái hồn “phố xá” ấy. Nếu “Phố ta” mang hương vị của chủ nghĩa xã hội, của nhiều tầng lớp nhân dân - từ tri thức đến lao động và của những mối quan hệ nhỏ nhoi, thì bộ phim chủ yếu khai thác sự trần trụi của các mối quan hệ trong gia đình, những cá tính khác nhau đi cùng với cách hành xử của nhiều dạng người trong xã hội.

Tuy là phim Việt hóa, nhưng thời lượng gấp đôi bản gốc, và theo đạo diễn Võ Thạch Thảo, “đó không phải là copy - paste, mà mỗi cảnh phim đã được thổi hồn khác nhau.”

Hóa ra, giới trẻ vẫn mê thơ đến thế

Tôi luôn dành một tình yêu vô cùng to lớn cho văn học Việt Nam, đặc biệt là các tác phẩm thơ ca. Khi chứng kiến thế hệ trẻ trân trọng từng vần thơ đến thế, tôi biết rằng những giá trị văn học nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung sẽ mãi được ôm ấp.

Nhiều nhà thơ trẻ đã đang thổi những làn gió mới vào nền văn học Việt Nam. Một trong nhữn"Sự đã rồi anh ngồi anh hát". Cái nhìn vừa yêu, vừa chán của tác giả là tiếng nói sâu thẳng và đầy của xúc nhất của một người trẻ. Đôi lần, người ta bắt gặp nhà thơ ấy trên những trang mạng xã hội, những dòng viết tưởng chừng như ngẩn ngơ mà lại chạm vào lòng ta sâu đến thế. Ngoài nhà thơ Lu, chúng ta còn biết đến nhiều nhà thơ trẻ khác như Nguyễn Thiên Ngân,  Nguyễn Phong Việt, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Thế nhưng, không phải cứ xuất bản sách mới là nhà thơ, phải có hàng chục nghìn lượt theo dõi mới gọi là viết lách. Nếu tản mạn trên khắp mạng xã hội, ta bắt gặp không ít những góc làm thơ, những tâm hồn nhỏ bé đang cố dùng con chữ để dựng hồn, dựng người. Những cộng đồng, hội nhóm chia sẻ lời thơ, của người trẻ và do người trẻ thành lập, vừa chân thật vừa hồn nhiên, có thể đặc biệt kể đến nhóm Thìa Đầy Thơ với hơn 266 nghìn thành viên.

Nếu ai có nói, giới trẻ bây giờ thật thiếu cảm xúc, thật khô khan thì có lẽ họ đã chưa hiểu hết giới trẻ. Họ có thơ, họ có nhạc. Ngôn ngữ Việt Nam truyền thống đã được họ trân trọng, nâng niu và sử dụng theo cách của riêng mình.

Nếu thơ ca đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ nuôi dưỡng thơ ca bằng mỗi ngày được sống.

Những buổi sáng cà phê một mình. Người bạn thường hay ngồi cà phê để cùng “nhớ nhà châm điếu thuốc” đã tạ từ thành phố, trở lại quê nhà. Đến và đi. Cuộc hội ngộ đầm ấm và chia tay bùi ngùi. Nhưng biết làm sao được khi trong căn thể mỗi người, ai cũng ao ước khát thèm được quay trở về những ngày tháng thanh bình giản dị. Trở về, để bảo toàn đời sống nội tâm, để được là mình ở mức độ thuần khiết có thể, không cần gì, không để trở thành gì. Sống lành mạnh và vui vẻ.

Nhưng, một cuộc sống như thế, đâu phải ai cũng có suất và cũng đâu thể thực hiện bằng cách duy ý chí. Mưu sinh chẳng bao giờ là nhẹ gánh. Mà cuộc sống, với tính chất bất an thường trực và ngày càng đẩy mạnh lên cao khiến cho ta không khỏi hoang mang lo sợ. Thử làm công việc điểm báo một tuần sẽ thấy: “hiệp sĩ” bị xã hội đen chém, cô gái trẻ chết oan do bác sĩ vô cảm, xe “điên” tông chết người, cán đinh tử nạn, giảng viên gạ tình sinh viên, con chém bố...

Đấy là đời sống dân sinh xã hội. Còn ở đời sống văn hóa văn nghệ thì đạo văn, mua danh, chạy giải thưởng... hầu như ở đâu cũng có. Hám danh và hám lợi. Giả dối và lừa đảo lòng vòng. Dường như khó tìm thấy sự kính nhường, lễ độ, chân thành và sự tự học, hiếu học, cống hiến. Hết nhìn thấy cảnh cầu chức tước ở đền Hùng, lại thấy cảnh cầu thi đỗ ở Văn Miếu mà không khỏi buồn. Không chỉ là thấy có một cái gì đang mất đi, mà còn thấy có cái gì đang vụn rã, không thể vãn hồi.

Lại thêm một người bạn nữa rời bỏ thành phố này, rời hẳn đất nước này. Không một lời chào từ biệt. Có lẽ đã quá mệt mỏi, đã quá chán nhìn mặt nhau, hay là coi như chẳng có gì nghiêm trọng? Có khi coi như là không quen biết nhau còn hay hơn?

Nhưng bạn đi rồi bỗng dưng mình lại nhớ cái câu bạn hay giăng trên status [trạng thái]: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/ Tại sao cây táo lại nở hoa... Lần đầu thấy câu trên status mình rất vui, khen bạn nghĩ ra câu hay thế. Nhưng bạn bảo đấy là nhạc của Trần Tiến mà. À, thì ra đấy là bài Chim sẻ tóc xù của Trần Tiến, nhưng lời thơ là của Lưu Quang Vũ [bài Phố ta, 1970].

Bây giờ thì mình ngồi lật tập thơ Lưu Quang Vũ để đọc lại bài Phố ta:

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

Lũ trẻ lên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố ta

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Phố mà mình đang sống cũng có thể coi là “chuẩn” phố nghèo. Chỉ tiếc là không có cây táo nào, cũng như không có rãnh nước trong veo, mà chỉ có mấy cây cột điện xiêu vẹo dây nhợ lòng thòng và mấy con đường sập cống úng nước đục ngầu. Nhưng thơ của Lưu Quang Vũ thật tuyệt: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/ Tại sao cây táo lại ra hoa...

Dẫu biết cây táo nở hoa thì có liên quan gì tới cuộc đời này có xấu xa hay không nhưng vẫn thấy thích và chợt thấy nhẹ lòng mình. Thôi thì hãy nhìn cây táo nở hoa, ngắm rãnh nước trong veo [trong thơ, hay là trong tâm hồn mình] để thấy đời không chỉ là xấu xa.

TRẦN NHÃ THỤY

Video liên quan

Chủ Đề