Tại sao chim bồ câu có bộ lông ống mượt như tơ

Hay nhất

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước trở thành cánh: để bay.

- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái [đuôi] giúp chim bay.

- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

- Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

- Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu

Bài giảng Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu

I. ĐỜI SỐNG

- Tổ tiên của chim bồ câu nhà là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi.

- Là động vật hằng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

- Có đời sống bay lượn.

- Sinh sản:

+ Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời.

+ Mỗi lứa đẻ chỉ gồm 2 quả.

+ Trứng được thụ tinh trong; trứng có vỏ đá vôi bao bọc bảo vệ trứng khỏi tác động của môi trường.

+ Có tập tính chăm sóc trứng và con non: Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng giúp bảo vệ và đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho trứng nở; chim mới nở chưa mở mắt và được chim mẹ và chim bố mớm nuôi bằng sữa diều [tiết từ diều của chim bố, mẹ].

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Chim bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Phần đầu:

+ Mỏ sừng không răng → làm đầu chim nhẹ

+ Cổ dài, đầu chim linh hoạt → phát huy được tác dụng của giác quan [mắt, tai] thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.

- Da khô phủ lông vũ:

+ Lông ống là lông vũ bao phủ toàn thân, làm thành phiến mỏng → tạo thành cánh chim và đuôi chim [vai trò bánh lái].

+ Lông tơ là lông vũ mọc áp sát vào thân, chỉ có chùm sợi lông mảnh → tạo thành một lớp xốp giữa nhiệt và làm thân chim nhẹ.

- Phần chi:

+ Chi trước biến thành cánh → quạt gió tạo động lực khi bay, cản không khí khi hạ cánh.

+ Chi sau có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông → làm lông mịn, không thấm nước.

2. Di chuyển

Chim có hai kiểu bay là kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn:

- Kiểu bay vỗ cánh: cánh đập liên tục, động lực bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh. Các loài chim có kiểu bay vỗ cánh là chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà, chim bồ câu,…

Kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu

- Kiểu bay lượn: cánh đập chậm rãi, không liên tục; động lực bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng đổi của các luồng gió. Các loài chim có kiểu bay lượn như diều hâu, chim ưng, hải âu,…

Kiểu bay của chim hải âu

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

A. Là động vật hằng nhiệt.

B. Thụ tinh trong.

C. Chim trống không có cơ quan giao phối.

D. Đẻ con.

Hiển thị đáp án  

Câu 2: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao?

A. Thân nhiệt ổn định.

B. Thân nhiệt không ổn định.

C. Thân nhiệt cao.

D. Thân nhiệt thấp.

Hiển thị đáp án  

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.

B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.

D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.

Hiển thị đáp án  

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …[1]…, trứng chim được bao bọc bởi …[2]…

A. [1] : 2 trứng ; [2] : vỏ đá vôi

B. [1] : 5 – 10 trứng ; [2] : màng dai

C. [1] : 2 trứng ; [2] : màng dai

D. [1] : 5 – 10 trứng ; [2] : vỏ đá vôi

Hiển thị đáp án  

Câu 5: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.

B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.

C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.

D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.

Hiển thị đáp án  

Câu 6: Da của chim bồ câu có đặc điểm gì?

A. Da khô, phủ lông vũ

B. Da khô, phủ lông mao

C. Da khô, có vảy sừng

D. Da ẩm có tuyến nhờn

Hiển thị đáp án  

Câu 7: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giữ nhiệt.

B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

C. Làm cho đầu chim nhẹ.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng

Hiển thị đáp án  

Câu 8: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì?

A. Lông bao.

B. Lông cánh. 

C. Lông tơ.

D. Lông mịn.

Hiển thị đáp án  

Câu 9: Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ?

A. Giữ nhiệt cho cơ thể

B. Làm chim bay dễ hơn

C. Làm thân chim nhẹ

D. Làm cho lông không thấm nước  

Hiển thị đáp án  

Câu 10: Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.

B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa

D. Tuyến nước bọt.

Hiển thị đáp án  

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu 

Lý thuyết Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu 

Lý thuyết Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim 

Lý thuyết Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim 

Lý thuyết Bài 46: Thỏ 

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Sinh học lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài 41: Chim bồ câu

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

A. Là động vật hằng nhiệt

B. Thụ tinh trong.

C. Chim trống không có cơ quan giao phối.

D. Đẻ con.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Chim bồ câu là động vật hằng. Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái [giao phối] xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng được thụ tinh trong.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao?

A. Thân nhiệt ổn định.

B. Thân nhiệt không ổn định.

C. Thân nhiệt cao

D. Thân nhiệt thấp

Hiển thị đáp án

Lời giải

Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.

B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.

D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Chim bồ câu mái và trống thay nhau ấp trứng.

A sai vì chim không có tuyến sữa.

C sai vì manh tràng không lộn ra ngoài

D sai vì quá trình thụ tinh ở chim bồ câu diễn ra trong cơ thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …[1]…, trứng chim được bao bọc bởi …[2]…

A. [1] : 2 trứng ; [2] : vỏ đá vôi

B. [1] : 5 – 10 trứng ; [2] : màng dai

C. [1] : 2 trứng ; [2] : màng dai

D. [1] : 5 – 10 trứng ; [2] : vỏ đá vôi

Hiển thị đáp án

Lời giải

Mỗi lứa chim bồ câu đẻ 2 trứng, trứng chim được bao bọc bởi vỏ đá vôi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.

B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.

C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.

D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Thân của chim bồ câu hình thoi: làm giảm sức cản không khí khi bay

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Da của chim bồ câu có đặc điểm gì?

A. Da khô, phủ lông vũ

B. Da khô, phủ lông mao

C. Da khô, có vảy sừng

D. Da ẩm có tuyến nhờn.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Da của chim bồ câu khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim: làm bánh lái

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giữ nhiệt.

B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

C. Làm cho đầu chim nhẹ.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng

Hiển thị đáp án

Lời giải

Lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim: làm bánh lái => Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì?

A. Lông bao

B. Lông cánh.

C. Lông tơ.

D. Lông mịn.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ?

A. Giữ nhiệt cho cơ thể.

B. Làm cho lông không thấm nước.    

C. Làm thân chim nhẹ

D. làm chim bay dễ hơn

Hiển thị đáp án

Lời giải

Lông tơ chỉ có 1 chùm lông, sợi lông mảnh 1 lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.

B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa

D. Tuyến nước bọt.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tuyến phao câu ở chim bồ câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông  lông mịn, không thấm nước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm

A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.

B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.

C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.

D.4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt: giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đầu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?

A.Bánh lái, định hướng bay cho chim.

B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.

C. Cản không khí khi ấy

D. Tăng diện tích khi bây.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Đuôi ở chim bồ câu có vai trò bánh lái, định hướng bay cho chim

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Cổ chim dài có tác dụng:

A. Giảm trọng lượng khi bay

B. Giảm sức cản của gió.

C. Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông

D. Hạn chế tác dụng của các giác quan.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Cổ chim dài có tác dụng thuận lợi khi chim bắt mồi và rỉa lông

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là:

A. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng đổi của các luồng gió 

B. Cánh dang rộng mà ko đập

C. Cánh đập liên tục

D. Cánh đập chậm rãi và không liên tục

Hiển thị đáp án

Lời giải

Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là cánh đập liên tục.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?

A. Cánh đập liên tục.

B. Cánh dang rộng mà không đập.

C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.

D. Cả B và C đều đúng.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Đặc điểm ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn là: cánh dang rộng mà không đập; chim bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Trong các loại chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?

A. Bồ câu.

B. Mòng biển.       

C. Gà rừng.

D. Vẹt

Hiển thị đáp án

Lời giải

Loài chim điển hình cho kiểu bay lượn là mòng biển.

Đáp án cần chọn là: B

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề