Chỉ số p/b trong chứng khoán là gì

Chỉ số P/B  là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Vậy Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Trong bài viết này Phân tích tài chính sẽ giúp các bạn nắm được P/B là gì trong chứng khoán, ý nghĩa và cách tính chỉ số P/B 

1. Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B [Price to Book ratio] là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Chỉ số P/B là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu. P/B là tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp.

>>>>>> Review Khóa Học Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

2. Cách tính chỉ số P/B

Để tính chỉ số P/B, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành là:

  • Giá thị trường [Price]
  • Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu [Book Value per Share].

Giá trị ghi sổ cho chúng ta biết: Giá trị tài sản [hữu hình] của doanh nghiệp còn lại là bao nhiêu, nếu ngay lập tức doanh nghiệp ngừng hoạt động, không kinh doanh nữa.

Công thức tính P/B:

Trong đó:

    • Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu = [Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ] / Số lượng cổ phiếu lưu hành
    • P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
    • B = Book Value: Giá trị sổ sách một cổ phiếu

3. Ý nghĩa của chỉ số P/B

  • Chỉ số P/B cho biết: Giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp
  • Đối với các nhà đầu tư, chỉ số P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó [tức là có tỷ lệ P/B < 1], khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra:

*TH1: Thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức

*TH2: Thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

Nếu TH1 xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.

Còn nếu TH2 đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.

Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.

»»»» Học Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu Tốt

4. Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Khó có thể xác định chỉ số P/B bao nhiêu là tốt – Nó có thể tốt ở ngành này, nhưng sẽ là kém ở một ngành khác.

Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.

Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không bạn cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành.

Chỉ số P/B cao

  • 1 doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao. Điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến nợ phải trả [đặc biệt là nợ vay] của doanh nghiệp có ở mức cao hay không? Bởi vì:

Một doanh nghiệp sở hữu số NỢ lớn, sẽ vô tình khiến cho Giá trị ghi sổ ở mức thấp. Dẫn tới chỉ số P/B sẽ cao. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao sẽ mang lại những rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn chi phí sử dụng vốn thì khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ suy giảm.

Chỉ số P/B thấp

Chỉ số P/B ở mức thấp: Có thể nhà đầu tư đánh giá Giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với Giá trị ghi sổ. Vì thế, họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách.

Hoặc, doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục [của một chu kỳ kinh doanh], kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.

Thậm chí khi mà chỉ số P/B < 1, tức giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn cả giá trị ghi sổ.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B

Ưu điểm của chỉ số P/B

  • Giá trị ghi sổ thường luôn dương, nên có thể áp dụng để định giá những doanh nghiệp thua lỗ.
  • Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS. Do đó, trong nhiều trường hợp, khi EPS biến động quá lớn, thì việc áp dụng P/B để xem xét sẽ hiệu quả hơn.

Nhược điểm của chỉ số P/B

  • Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chỉ số không tính đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác…Đây đều là những lợi thế cạnh tranh vô hình nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng lớn thì càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán với khách hàng, đối tác, hay nhà cung cấp. Điều đó giúp doanh nghiệp có 1 biên lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành và duy trì ổn định trong một thời gian dài.

  • Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản.

Qua bài viết bạn đã hiểu được chỉ số P/B là gì cũng như những vấn đề liên quan về chỉ số tài chính này. Phân tích tài chính hy vọng với những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn trong việc đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Xem thêm: 

  • ROS là gì? Cách tính ROS – Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
  • P/E là gì? Chỉ số P/E thế nào là tốt

Nội dung bài viết gồm:

  • Chỉ số P/B, P/BV là gì?
  • Ưu nhược điểm của chỉ số P/B
  • Công thức tính chỉ số P/B
  • Ý nghĩa của chỉ số P/B
  • P/B bao nhiêu là tốt?
  • Minh họa về chỉ số P/B

Tặng 100+ Sách về đầu tư chứng khoán và cổ phiếu miễn phí: TẠI ĐÂY

I. Chỉ số P/B – P/BV là gì?

Chỉ số P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio [PBR], còn gọi tỷ số P/B, Hệ số P/B;

P/B là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu

P/B là tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng [ghi ở báo cáo tài chính] của doanh nghiệp.

Hay: Chỉ số P/B là số tiền phải trả cho 1 đồng vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư nổi tiếng về phương pháp này là Walter Schloss

  • Xem thêm: Kết quả đầu tư của Walter Scholoss và học trò của Graham tại đây

II. Công thức tính chỉ số P/B – P/BV – PB

Công thức:

P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

Hay  P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

B =  Book Value: Giá trị sổ sách của một cổ phiếu

  • Xem thêm: Cách đọc hiểu bảng báo cáo tài chính trực quan

Ví dụ:

Nếu giá của Vinamilk [VNM] là P =200.000 đồng và Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu [book value] là 20.000 đồng. Khi đó P/B VNM = 10, Nhà đầu tư sẵn sàng trả gấp 10 lần vốn chủ sở hữu của nó. Điều đó ngụ ý rằng, NĐT tin tưởng rất lớn về triển vọng tươi sáng và độ trường tồn của VNM. Hiểu đơn giản: Ta bỏ ra 5.000 đồng để mua tờ tiền 500 đồng [do tờ 500đồng seri đẹp, hàng độc… chẳng hạn]

Ngược lại: Taxi Mai Linh Miền Trung [mã MNC] có P = 4.500 đồng, giá trị sổ sách là BV = 11.500 đồng,  khi đó P/BV = 0.4 [ = 4.500 / 11.500]. Nhà đầu tư chỉ sẵn sàng trả 40% giá trị tài sản của MNC, do tin rằng tài sản thực tế của MNC thấp hơn nhiều giá trị sổ sách của nó, hoặc là MNC làm ăn có chẳng ra gì, tương lai mờ mịt.

III. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số PB

1. Ưu điểm của chỉ số P/B

  • Vì BV thường có giá trị dương, nên có thể sử dụng P/B để định giá ngay cả những công ty làm ăn thua lỗ
  • Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/BV sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động hơn là chỉ số P/E, PEG, EV/EBIT, EV/EBITDA, P/S…
  • Chỉ sổ P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.

2. Nhược điểm của P/BV:

  • Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng…
  • Chỉ số P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành, do sự khác biệt về mô hình, chiến lược kinh doanh, phân khúc
  • Không hiệu quả lắm ở những công ty tăng trưởng nhanh.
  • Có thể bị làm ảo do nguyên tắc kế toán, như tài sản ngầm, tài sản ảo nhiều.

IV. Ý nghĩa của chỉ số P/B, Chỉ số P/B nói lên điều gì?

1. Ý nghĩa của chỉ số P/B thấp:

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty đang gặp vấn đề [tài chính, kinh doanh…]
  • Tài sản thực tế của công ty thấp hơn  so với phần ghi ở sổ sách [BCTC]

2. Ý nghĩa của chỉ số P/B cao:

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn nhiều như bất động sản, bằng sản chế, nắm cổ phần công ty khác.

V. Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt và hợp lý?

Chỉ số P/B phụ thuộc vào  lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.

Khi các yếu tố của doanh nghiệp như nhau, thì chỉ số P/B càng thấp càng tốt.

Nếu hỏi chỉ số P/B bao nhiêu là tốt? Thì câu trả lời là không có câu trả lời tuyệt đối chính xác. Nhưng công ty có thiên hướng tăng trưởng, blue chip bền vững thường sẽ có chỉ số P/B rất cao. Ví dụ như P/B của VNM >10 [cuối năm 2017], hay của VIC [P/B =10]. Những công ty có thiên hướng giá trị thì có P/B thấp  như Vinasun [VNS] có P/B = 0.6, Hoàng Anh Gia Lai HAG  có P/B =0.5. Nhưng có vài gợi ý sau để bạn có thể lọc ra những cổ phiếu tốt và tránh xa cổ phiếu xấu:

  • Công ty tạm tạm, tăng trưởng năm được năm mất, thua lỗ, thiếu ổn định mà P/B cao [Ví dụ như P/B >1 chẳng hạn], P/B càng cao thì càng tránh xa.
  • Thực tế tài sản có thực sự đáng giá hay không? Ví dụ công ty có quá nhiều hàng tồn kho, khoản phải thu thì chỉ sổ P/B càng dễ là số ảo, khi đó giá trị sổ sách [Book value – BV] thực tế thấp hơn rất nhiều dẫn đến P/B bị tăng lên.
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như Nợ,hay rủi ro về kinh doanh: khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…

     v.v…

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng P/B, Ngọ sẽ đề xuất nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/B < 1.5 Tất nhiên, bạn sẽ không có khả năng mua được những công ty tốt nhất như HPG, VNM, MWG, FPT nhưng bù lại bạn sẽ trách những anh chàng như ROS [khi viết bài này ROS > 150k]…

Nếu tính toàn cục thì P/B càng cao thì càng rủi ro hơn và ngược lại P/B thấp sẽ an toàn hơn, tuy nhiên nếu bạn không hiểu sâu về P/B bạn vẫn chết như thường. P/B cao thường gắn liền với công ty tăng trưởng, P/B thấp gắn liền với công ty giá trị. Tuy nhiên nếu bạn mua những công ty P/B thấp nhưng gặp vấn đề khó xoay chuyển tình thế hay những công ty có P/B quá cao nhưng triển vọng không quá tốt, bạn sẽ gặp rắc rối.

Thông thường, P/B từ 0.7-1.5 là bình thường. Khi bạn mua cổ phiếu có chỉ số P/B cao, hãy đảm bảo đó là những công ty chất lượng và tăng trưởng.

Ngoài ra, bạn có thể định giá dựa vào P/B quá khứ của chính doanh nghiệp với giả định chỉ số P/B không đổi, từ năm này qua năm khác. Tiến hành mua vào khi P/B thấp hơn đáng kể P/B trung bình quá khứ.

Tham gia khóa học chứng khoán của Ngọ, đảm bảo bạn sẽ tìm ra những cổ phiếu đạt các tiêu chí về FA, TA hiệu quả, khoa học  và nhanh chóngSĐT: 096.774.6668  Facebook: Ngo Nguyen

VI. Minh họa về chỉ số P/B

1. Chỉ số P/B của Vinamilk  [mã VNM]

Chỉ số P/B của Vinamilk [Mã VNM]

Nhận xét: Ngày 26/01/2018, BV của VNM là 16.54, trong khi giá P = 211.8 Khi đó P/BV =211.8/16.54 = 12.8

Thực tế từ trước đến giờ dù P/B của VNM luôn ở mức cao, nhưng VNM đã liên tục tăng giá từ khi niêm yết đến giờ, vì VNM là công ty tăng trưởng rất tốt và bền vững nên NĐT sẵn sàng trả tới 12.8 đồng cho 1 đồng vốn của VNM

2. Chỉ số P/B của ROS

Ngày 26/01/2018, P/B của ROS của rất cao P/B = 164/10.65 = 15.3 Nhưng ROS là công ty hoạt động kinh doanh chỉ ở mức tạm tạm, nhiều khoản trong báo cáo tài chính đáng ngờ. ROS đang có giá rất cao. ROS là cổ phiếu vượt quá xa giá trị, nên tránh xa.

3. Chỉ số P/B của VNS

Ngày 26/01/2018 VNS có BV = 24.78; P =15.2 nên P/B = 15.2/24.78=0.61. Điều này taxi Vinasun bị cạnh tranh bởi Uber và Grab, nên nhiều NĐT đánh giá tương lai của Vinasun u ám nên P/B thấp như vậy. Nếu bạn đánh giá VNS sẽ tiếp tục u ám thì VNS không đáng lắm để đầu tư nhưng nếu bạn đánh giá VNS sẽ chuyển từ u ám lên mức khá thôi thì bạn đã kiếm được khối tiền rồi đó. Chờ xem VNS sẽ như thế nào nhé?

VII. Những điều cần chú ý thêm về chỉ số P/B

1. Sự thay đổi P/B trong các sự kiện đặc biệt

Như vậy. Chỉ số P/B phản ánh số tiền nhà đầu tư bỏ ra so với vốn chủ sở hữu công ty, tức là mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách.

Trong khi, giá cổ phiếu trên thị trường là thước đo của dòng tiền mà công ty sinh ra trong tương lai. Còn giá trị sổ sách [vốn chủ sở hữu] là một thước đo kế toán dựa trên lịch sử và hiện tại, tức là nó sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào lợi nhuận dương hay âm, công ty phát hành thêm cổ phiếu, việc trả cổ tức hay mua lại cổ phiếu.

Ví dụ thực tế trên TTCK Việt Nam: Mã DSN

Trước khi trả cổ tức: P = 60.000 đồng và cổ tức là 6.000 đồng, trong khi đó thì giá trị sổ sách DSN là B = 20.000 đồng.

  • P/B = 60.000 đồng/20.000 đồng = 3

Sau khi trả cổ tức thì: P mới = 54.000 đồng [= 60.000 – 6.000], cổ tức 6.000 đồng, thì B mới = 14.000 đồng [20.000 – 6.000].

  • Vậy P/B mới = 54.000/14.000 đồng = 3.85

Rõ ràng, chỉ 1 hành động của công ty thì chỉ số P/B đã tăng lên 30%.

DSN vẫn cứ là DSN thôi, tuy nhiên chỉ sau 1 ngày chia cổ tức nếu chỉ tính toán mỗi P/B thì đã tăng đến gần 30%!

2. Quan hệ giữa  chỉ số P/B và ROE

Dù đã chia sẻ ở trên “P/B bao nhiêu là tốt”! Nhưng thực tế không có một con số cụ thể nào để đánh giá “P/B” tốt để đánh giá một cổ phiếu là thấp hơn giá trị thực. Mỗi ngành có đặc trưng tỷ lệ P/B khác nhau.

Mối quan hệ giữa P/B còn thể hiện bởi vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu [tài sản ròng]

Vốn hóa thị trường là giá mà nhà đầu tư bỏ tiền ra mua toàn bộ công ty, và bằng giá 1 cổ phiếu nhân với tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Còn vốn chủ sở hữu thể hiện ở bảng cân đối kế toán nó thể hiện nếu công ty thanh lý hết công ty và trả hết nợ số tiền còn lại chính là giá trị sổ sách của DN.

Tỷ lệ P/B còn cung cấp cho nhà đầu tư chiến lược tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng với giá hợp lý, nên P/B sẽ được kết hợp với ROE [lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu].

Một cổ phiếu khi P/B cao và ROE thấp được xem như là cổ phiếu vượt quá giá trị như ROS [giá 200].

Khi ROE tăng lên thì chỉ số P/B tăng lên. Đó là lý do giải thích tại sao khi P/B của mã DSN cao nhưng nó vẫn rất vững vàng và tăng giá rất mạnh, ROE của DSN rất lớn.

Thật tuyệt vời, khi xác định những thông số chung hoặc phạm vi cho chỉ số P/B, sau đó xem xét các yếu tố và các cách định giá khác để đánh giá doanh nghiệp và dự báo tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Tỷ lệ P/B thấp được nhà đầu tư giá tri ưa chuộng, P/B cũng được sử dụng nhiều bởi nhà phân tích. Theo truyền thống, bất cứ giá trị P/B nào dưới 1 được xem là tiềm năng cổ phiếu giá trị, và khả năng cho thấy đây là cổ phiếu bị định giá thấp. Tuy nhiên, những nhà đầu tư giá trị cũng thường xem xét cổ phiếu có P/B Vốn chủ sở hữu thì khi đó P/B>1. Điều đó thể hiện việc công ty sẽ tiếp tục thu về lợi nhuận hoặc tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh của họ.

Ngược lại khi P/B

Chủ Đề