Tại sao đàn ông hàn quốc lấy vợ việt nam

Mình đọc được bài viết này, độ tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ Hàn là khoảng 30 tuổi nhưng nếu đàn ông Hàn chỉ có bằng cấp 3, sống với bố mẹ hoặc làm việc trong một công ty nhỏ hay thấp hơn, già hơn cô gái hoặc sống ở vùng nông thôn thì người đàn ông đó sẽ khó có cơ hội lấy vợ người Hàn Quốc.

Sự thịnh hành của K-pop và các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã tạo ra xu thế tăng số cô dâu Việt. Bài viết dưới đây sẽ phân tích lí do tại sao người Hàn Quốc thích lấy vợ Việt Nam.

Hiện tại, ngày càng có nhiều đàn ông Hàn thích lấy vợ ngoại quốc do tình trạng mất cân bằng giới. Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang xảy ra tình trạng tương tự do quan niệm trọng nam khinh nữ, dẫn tới việc lấy vợ của cánh mày râu càng trở nên khó khăn.

Hiện Việt Nam vẫn là “nguồn cô dâu” dồi dào nhất, sau Trung Quốc. Các cuộc hôn nhân với các phụ nữ Việt Nam cũng được coi là thành công, ít nhất là với chính quyền vùng Yeongcheon, hiện chỉ tài trợ cho các tour du lịch hôn nhân tới Việt Nam.

Độ tuổi trung bình của các cô dâu ngoại quốc là 25,2, trẻ hơn 5 năm so với tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ Hàn Quốc. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của các chú rể lấy vợ ngoại quốc lên tới 43,6, nhiều hơn gần 11 năm so với nam giới lấy vợ trong nước.

Hơn nữa, cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục thì mức phí cho một đám cưới ở mức trung bình đang khiến nhiều thanh niên ở Hàn Quốc quyết định việc lấy vợ ngoại quốc.

Ngoài ra, các cô gái Hàn ngày nay đặt tiêu chuẩn rất cao. Nếu một người đàn ông chỉ có bằng cấp 3, sống với bố mẹ hoặc làm việc trong một công ty nhỏ hay thấp hơn, già hơn cô gái hoặc sống ở vùng nông thôn thì người đàn ông đó sẽ khó có cơ hội lấy vợ người Hàn Quốc.

Các công ty môi giới hôn nhân cho biết chính truyền thống Khổng giáo mạnh mẽ tại Việt Nam khiến đàn ông Hàn Quốc thích phụ nữ Việt. Đặc biệt, phụ nữ Việt được ưa thích vì họ chăm chỉ làm lụng và sẵn sàng giúp đỡ bố mẹ chồng.

Hầu hết những cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn đều tới từ các vùng nông thôn nghèo khó. Họ gặp khó khăn kinh tế, cha mẹ bệnh tật nên khi họ nghe tới việc cưới chồng Hàn Quốc sẽ được một khoản tiền giúp đỡ cho gia đình thì họ chấp nhận bỏ quê xa xứ đồng ý làm dâu xứ Hàn.

Một giáo sư Hàn Quốc về nhân chủng học đã từng nhắc về vấn đề “Tại sao người Hàn Quốc lại muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam?”. Vị giáo sư trả lời “Dân tộc Hàn là một dân tộc thuần chủng nên quan niệm của chúng tôi là không khuyến khích lấy vợ người nước ngoài.

Nhưng những năm gần đây, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị rất lớn nên đại bộ phận thanh niên nông thôn hay những người có thu nhập thấp không thể lấy được vợ nên họ phải nghĩ tới việc lấy vợ người nước ngoài.

Và phụ nữ Việt Nam về nhân chủng học dân tộc Việt Nam là một dân tộc mạnh trong khu vực Châu Á, cấu tạo cơ thể của phụ nữ Việt Nam rất tốt cho sự sinh sản và duy trì giống nòi hơn hẳn Thái lan, Campuchia và Lào”.

Trên đây chính là những nguyên nhân chủ yếu lí giải vấn đề gia tăng lượng cô dâu Việt tại Hàn Quốc.

“Các chú rể Hàn Quốc lấy vợ Việt Nam là những người không có đủ khả năng, địa vị trong xã hội, không thể nào kiếm được bạn gái nên mới phải đi lấy vợ ngoại quốc”, phát ngôn có phần miệt thị các rể xứ Hàn này của vlogger Khoa Pug mới đây đã khiến nhiều cư dân mạng, đặc biệt là một bộ phận người Việt làm dâu xứ Hàn không đồng tình, thậm chí phẫn nộ.

Chẳng có gì bất ngờ khi phát ngôn với lời lẽ có phần kém tế nhị của Khoa Pug đã nhanh chóng thổi bùng “cơn thịnh nộ” của một bộ phận cư dân mạng. Chê các chú rể Hàn như vậy có khác gì mỉa mai thân phận thấp kém của các cô dâu Việt và cũng chẳng khác gì việc "chỉ mặt đặt tên" những cô gái lấy chồng Hàn là vì... tiền chứ chẳng có chút tình yêu nào.

Hàng loạt những từ ngữ cay độc như thích chơi trội, ác miệng, chảnh chọe, phiến diện, quy chụp được ném tả tơi về phía vlogger... trong sự hậm hực của những người phản đối.

Thậm chí, nhiều ý kiến còn nâng quan điểm lên rằng nói thế chẳng khác nào hạ thấp vị thế phụ nữ Việt.

Tuy nhiên, ngẫm một cách thấu đáo, phát ngôn của vlogger Khoa Pug không hẳn là vô lý.

Về phía chú rể, thử hỏi, có người đàn ông bình thường nào lại dại dột đi đánh cược cuộc đời mình khi kết hôn với một người lạ hơ lạ hoắc, khác ngôn ngữ, bất đồng văn hóa và giao tiếp với nhau chỉ bằng... mấy động tác khua tay múa chân? Có doanh nhân thành đạt nào lại mù quáng đến độ quyết gắn bó đời mình trong cuộc hôn nhân với một người lần đầu biết mặt, biết tên ở xứ sở xa lạ?

Ngắm 3 vòng, ưng cái mặt và tung một khoản tiền ra làm lệ phí, chỉ vài tiếng sau là có ngay được cô vợ, nhanh gọn và giản đơn như mua một món hàng. Một người đàn ông coi việc lấy vợ dễ và nhanh như đi mua hàng vậy thì thôi, cũng đừng đòi hỏi gì thêm. Xúc cảm, lòng tốt hay sự bền vững ư? Có chăng cũng chẳng khác gì chuyện chơi vé số hên xui.

Số liệu điều tra của Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Hàn Quốc năm 2010 được báo Hà Nội Mới đăng tải cho thấy: trong số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc có tới 22,5% người thuộc lớp người có thu nhập thấp.

Khảo sát của viện Nghiên cứu gia đình và giới [Viện Khoa học xã hội Việt Nam] tại Hải Phòng cũng từng tiết lộ không ít chú rể nước ngoài của các gia đình Việt bị bệnh hoặc tàn tật.

Câu chuyện về những chú rể người nước ngoài, có người nặng hơn 100kg, có người bị bỏng hết toàn thân, có người bị dị tật, tàn tật, thậm chí bị tâm thần vẫn ra rả được nhắc đến trên nhiều phương tiện truyền thông như một bài học nhãn tiền.

Về phía cô dâu, phụ nữ Việt cũng chẳng việc gì phải bất bình hay sợ bị quy chụp trong những phát ngôn có phần động chạm. Bởi lẽ phụ nữ lấy chồng ngoại quốc chớp nhoáng qua các công ty môi giới hôn nhân kia không phải là đại diện cho phần đông những phụ nữ Việt trọng tình, vẹn nghĩa, đảm đang tháo vát.

Hôn nhân bao giờ cũng rất công bằng. Nồi nào sẽ đi với vung ấy mà thôi!

Muôn đời nay, hôn nhân chỉ bền vững, chỉ hạnh phúc khi được xây dựng trên nền tảng tình yêu. Vậy nhưng theo một khảo sát của ngành tư pháp, có tới 80% phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc là vì mục tiêu kinh tế.

Nếu ngay từ đầu lợi ích kinh tế đã là “kim chỉ nam” cho việc kết hôn thì chuyện gặp được người chồng tốt hay có cuộc sống gia đình hạnh phúc thực chẳng khác gì chuyện trúng số độc đắc.

Nồi nào sẽ úp vung ấy mà thôi!

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Kính gửi quý tòa,

Tôi viết những dòng này sau khi tôi đọc được bài "106 cô gái 'thi' coi mắt lấy chồng Hàn Quốc" và những loạt bài trước đó của VnExpress.net.

Tôi là một nghiên cứu sinh về Y Khoa tại Hàn Quốc. Lá thư này tôi muốn gửi đến các cơ quan công quyền Việt Nam cần phải nghiêm trị thích đáng hành vi xâm phạm quyền phụ nữ. Chính quyền địa phương phải có chính sách đào tạo nghề ưu tiên phụ nữ, nâng cao dân trí và đặc biệt phải chịu trách nhiệm trước những xu hướng tiêu cực đang xảy ra.

Quảng cáo

Tôi cũng muốn gửi lá thư này tới những cô gái có ý định lấy chồng Hàn Quốc. Có lẽ những chuyện như bạo hành gia đình, xúc phạm người vợ và những điều khác nữa thì có lẽ các chị đã biết. Các chị chắc cũng biết đàn ông Hàn Quốc qua Việt Nam "hỏi" vợ là những người nông thôn ít học, lười lao động hay bị một chứng bệnh nào đó… và không thể lấy vợ người Hàn.

Tôi hiểu các chị đang gặp khó khăn kinh tế, gia đình gặp khó khăn, cha mẹ bệnh, nhưng các chị có biết người sẽ làm "chồng" các chị cũng rất nghèo. Bởi nông thôn Hàn Quốc rất nghèo. Cái lạnh, cái rét, cái khô khan, cái đày đọa về thể xác và tâm hồn sẽ giết tuổi thanh xuân của các chị. Vào mùa đông nông thôn Hàn Quốc là những vùng rất khô khan và lạnh giá, không có nước và cây cối. Các chị sẽ làm gì?

Quảng cáo

Nông thôn Việt Nam nhìn chung tốt hơn nông thôn Hàn Quốc rất nhiều các chị à. Các chị hãy cố gắng lao động trên quê hương mình, sống cần kiệm thì có vui hơn không? Không nên nghĩ về một nước mà chúng ta chỉ biết qua phim ảnh, đặc biệt là vùng nông thôn của Hàn Quốc.

Tôi nói chuyện với một giáo sư Hàn Quốc về nhân chủng học. Tôi hỏi "Tại sao người đàn ông Hàn Quốc thường muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam?". Ông ấy trả lời "Cậu biết rằng, dân tộc Hàn là một dân tộc thuần chủng nên quan niệm của chúng tôi là không khuyến khích lấy vợ người nước ngoài. Nhưng những năm gần đây, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị rất lớn nên đại bộ phận thanh niên nông thôn hay những người có thu nhập thấp không thể lấy được vợ nên họ phải nghĩ tới việc lấy vợ người nước ngoài".

Tôi xen vào "tại sao lại là phụ nữ Việt Nam?". Ông trả lời "Phụ nụ Việt Nam à, thật dễ thôi về nhân chủng học dân tộc Việt Nam là một dân tộc mạnh trong khu vực châu Á, cấu tạo cơ thể của phụ nữ Việt Nam rất tốt cho sự sinh sản và duy trì nòi giống hơn hẳn Thái Lan, Campuchia và Lào".

Các cấp chính quyền cần phải mạnh tay với những hành vi buôn bán và môi giới này.

Nguyễn Thiệu

Chụp lại hình ảnh,

Facebook của một nhóm mai mối kết hôn Hàn- Việt

Ba trong bốn cuộc hôn nhân của đàn ông Hàn Quốc với phụ nữ nước ngoài là với người Việt Nam. Tuy nhiên, các cô dâu Việt về nhà chồng đối mặt với nhiều khó khăn, theo SCMP.

Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại

Campuchia hạn chế phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc

12 năm tù cho kẻ giết cô dâu Việt

Theo số liệu của của chính phủ Hàn Quốc năm 2017, các cuộc hôn nhân có người phối ngẫu đến từ nước ngoài hiện đã chiếm gần một phần năm [18,4%] trong tổng số các cuộc hôn nhân ở nước này mỗi năm.

Trong số các cô dâu nước ngoài, nhiều nhất là đến từ Việt Nam, chiếm 36,1%; tiếp đó là Trung Quốc [26.1%], theo dữ liệu thống kê năm 2018 của Hàn Quốc.

Nhưng thay vì được hoan nghênh như một phần của giải pháp cho một xã hội đang ngày càng già hoá ở Hàn Quốc, những cô dâu Việt đang phải đối mặt với sự tẩy chay, hoặc trong một số trường hợp, bị lạm dụng thể xác và tinh thần.

Báo Trung Quốc viết về cô dâu Việt

Lấy chồng ngoại nhưng ít Việt Kiều?

Tờ South China Mormning Post dẫn trường hợp một cô gái tên Lien Dinh.

Lien Dinh là người mê phim Hàn Quốc.

Những người đàn ông trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc mà cô xem lúc nào cũng bảnh bao và lãng mạn, giỏi giang và luôn tôn trọng phụ nữ.

Và Lien Dinh muốn đến Hàn Quốc đặng tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Và rồi cô gặp chồng - một thợ điện hơn cô 10 tuổi.

Nhưng sau khi định cư ở Daegu, cô mới nhận thấy cuộc sống ở Hàn Quốc không giống như trên phim ảnh.

"Thực tế khác xa với kỳ vọng của tôi. Những người đàn ông lớn tuổi Hàn Quốc kết hôn với cô dâu nước ngoài có cách cư xử không giống với những người đàn ông đẹp trai và lịch lãm trong phim," cô nói, theo South China Morning Post.

Dù đã học tiếng Hàn nhưng Dinh gặp không ít rắc rối với gia đình nhà chồng và những điều mà cô nói là sự phân biệt đối xử với các cô dâu nước ngoài, nhất là những người đến từ Việt Nam.

Cô cũng thường xuyên bị nhìn nhận như một người đang lợi dụng chồng mình.

"Nhiều người Hàn Quốc nghĩ rằng chúng tôi đến từ một quốc gia nghèo và một khi kiếm được quyền công dân sẽ nhanh chóng rũ bỏ cuộc hôn nhân, cũng như trách nhiệm với con cái," cô nói, theo tờ South China Morning Post.

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một cặp chồng Hàn- vợ Việt [ảnh minh họa]

Một trong những cách tìm vợ của nhiều đàn ông Hàn Quốc là qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Họ thường đăng các quảng cáo tìm vợ trên Facebook và có hẳn Facebook page mang tên "Bạn có muốn tìm một người vợ Việt Nam không?".

Ngoài ra, những tổ chức môi giới hôn nhân cũng lập các Facebook page để giới thiệu các ứng viên nữ của mình.

Một trong những tổ chức như vậy nói với tờ South China Morning Post rằng, khách hàng của họ đã đặt cọc 2 triệu won trước khi bay sang Việt Nam cho những chuyến đi kéo dài sáu ngày, nơi họ sẽ hẹn hò với tối đa 20 phụ nữ để tìm bạn đời.

Nếu khách hàng gặp được người họ thích, họ có thể kết hôn và hoàn tất quy trình đăng ký kết hôn hợp pháp ngay trong chuyến đi.

Sau đó, cô dâu sẽ tham gia vào một khóa học tiếng Hàn ba tháng trước khi sang Hàn.

Tính ra, mỗi khách hàng sẽ phải trả khoảng 12 triệu won [khoảng 10.350 đô la Mỹ], đã tính cả khoản hồi môn cho gia đình cô gái. Và quá trình từ khi kết hôn đến lúc cô dâu ngoại nhập cư sẽ mất khoảng sáu tháng.

Để cô dâu Việt Nam nhận được thị thực diện kết hôn, người đàn ông Hàn phải khai rõ nơi cư trú, không có tiền sử tấn công tình dục và thu nhập tối thiểu mỗi năm 18 triệu won.

Báo cáo năm 2017 của Bộ Giới, Bình đẳng và Gia đình Hàn Quốc cho hay, tuổi trung bình của đàn ông Hàn Quốc khi kết hôn với cô dâu Việt Nam là 43,6 tuổi; còn cô dâu trung bình 25,2 tuổi.

"Tất nhiên, điều đó còn tuỳ vào quan niệm liên quan đến việc họ phải trả bao nhiêu và những cô dâu Việt được tự do ở mức nào, nhưng tôi cho rằng, những người đàn ông Hàn Quốc khi kết hôn với các cô dâu nước ngoài hoàn toàn không nghĩ là mình đang đi 'mua' cô dâu.

"Tôi nghĩ, người Hàn Quốc thường xem đây là các cuộc hôn nhân được sắp xếp hơn," Giáo sư Shin Gi-wook, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein tại Đại học Stanford, được South China Morning Post dẫn lời nhận xét.

Thủ tướng Hàn xin lỗi Tướng Tô Lâm vụ 'chồng Hàn đánh vợ Việt'

Người lấy chồng Hàn được tư vấn?

Phụ nữ Việt lấy chồng ngoại 'để đổi đời'?

Cuộc sống của phụ nữ Việt ở Đài Loan

Dư luận Hàn Quốc gần đây nổi sóng với những vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình và lạm dụng với cô dâu nước ngoài.

Cụ thể là vào tháng 11, cảnh sát tỉnh Yangju, Hàn Quốc, đã bắt giữ nghi phạm là một người chồng khoảng 55 tuổi bị tình nghi sát hại và giấu thi thể người vợ Việt Nam 30 tuổi.

Cặp đôi kết hôn vào năm 2017 tại Việt Nam nhưng người vợ mới chỉ sang Hàn Quốc ba tháng.

Vụ việc khiến công chúng vô cùng bức xúc và phẫn nộ.

Để đối phó với các sự cố như trên, Bộ Tư pháp Hàn Quốc nói rằng, sẽ áp dụng một luật mới, cấm nam giới có tiền sử về bạo lực gia đình, tấn công tình dục, giết người và cướp tài sản kết hôn với người nhập cư.

Ngoài ra, cảnh sát còn có kế hoạch ra mắt một đường dây nóng đa ngôn ngữ, dành cho những người phối ngẫu là người nước ngoài.

Hơn 35 chính quyền địa phương ở các khu vực nông thôn của nước này cũng đã quyết định trợ cấp từ 3 đến 10 triệu won cho các cặp đôi kết hôn mà một bên phối ngẫu là người nước ngoài, nhưng họ phải sống với nhau trong một khoảng thời gian tối thiểu.

Còn quận Yangpyeong hỗ trợ nam giới chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi và làm việc trong các ngành đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp và lâm nghiệp lên tới 10 triệu won khi kết hôn với một cô dâu từ nước ngoài, theo tờ Korea Herald.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, để cải thiện cuộc sống của những cô dâu nước ngoài, các sáng kiến của chính phủ sẽ không đủ, trừ khi chính xã hội trở nên khoan dung hơn với người nhập cư và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

Trong khi người nước ngoài hiện chiếm 3,6% dân số quốc gia, người nhập cư vẫn rất khó hoà nhập ở Hàn Quốc.

Một nghiên cứu công bố năm 2019 của ba nhà nghiên cứu Hàn Quốc Misoon Jeon, Okhee Anh và Minjeong An nhận thấy rằng, xã hội đồng nhất và việc nam giới chiếm ưu thế ở Hàn Quốc, nhất là ở khu vực nông thôn, có thể dẫn đến sự chối từ các văn hoá khác và khiến những người phụ nữ di cư sang Hàn Quốc bằng con đường môi giới hôn nhân cảm thấy không được đối xử bình đẳng.

Giáo sư Eun Ki Soo, Đại học Quốc gia Hàn Quốc, trong một nghiên cứu về những khác biệt văn hóa trong đời sống gia đình chồng Hàn - vợ Việt, cũng nhìn nhận rằng "người Hàn Quốc rất hay bài xích và phân biệt đối xử với những người có làn da tối màu. Và họ cũng phân biệt đối xử với những người đến từ các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn Hàn Quốc. Do vậy, khi kết hôn với chồng và đến Hàn Quốc sinh sống thì khả năng bị phân biệt đối xử của người vợ Việt Nam rất lớn."

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các cô gái lấy chồng Hàn Quốc tham gia lớp học về hội nhập văn hóa tại Trung tâm Hàn Quốc về chính sách cho quyền con người tại Cần Thơ.

Giáo sư Shin Gi-wook, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, nới với South China Morning Post rằng, các chính sách của chính phủ có thể tạo điều kiện nhưng chúng không thể làm thay đổi thái độ của người dân.

Bởi vậy, theo ông, điều quan trọng nhất là giáo dục người Hàn Quốc về sự cần thiết phải chấp nhận và quan tâm đến những người đến từ nước ngoài, đánh giá cao sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng và cuối cùng biến xã hội Hàn Quốc mang tính toàn cầu thực sự, vì lợi ích của chính họ.

Còn Giáo sư Xã hội học John Lie, tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, thì nói rằng, chấp nhận sự khác biệt về văn hóa chưa đủ, mà xã hội cũng cần thay đổi cách hành xử kiểu gia trưởng với phụ nữ.

Theo ông giảm bớt những hiện tượng trên xảy ra với các cô dâu nước ngoài phải nằm trong mục tiêu chung là giảm bớt các vấn đề về bạo lực gia đình và lạm dụng đối với tất cả phụ nữ Hàn Quốc.

Ông nói rằng, phụ nữ Hàn Quốc cần có thêm nguồn lực và và sự hỗ trợ tốt hơn. Việc có thêm các cơ sở chăm sóc trẻ sẽ giảm bớt gánh nặng với những người mẹ đi làm; giảm các tập quán gia trưởng sẽ là hai trong những chính sách như vậy.

Video liên quan

Chủ Đề