Tại sao lại có con chấy trên đầu

Những tưởng chấy tóc đã biến mất vào thời hiện đại. Nhưng không, ngay cả cuộc sống ở thành phố cũng không thể thoát khỏi loài vật bé tí nhưng đáng sợ này. Có rất nhiều người phải khổ sở sống chung với nó từ năm này sang năm khác mà không thể chữa trị dứt điểm được.

Chấy có tên khoa học là Pediculus humanus capitis– là một loài ký sinh trùng rất nhỏ, chúng lấy máu người để có thể sinh sôi và nảy nở. Những sinh vật nhỏ bé này gây ra những phiền toái và khó chịu cho những ai không may gặp phải. Nơi sinh sống lí tưởng nhất của loài chấy là tóc người, thậm chí có thể tìm thấy ở lông mày hoặc lông mi.

Chấy là loại kí sinh trùng gây khó chịu cho người mắc phải

Mặc dù chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng những vết cắn của nó sẽ khiến bạn ngứa ran, gây nên tâm lý khó chịu, lúc nào cũng cáu gắt với người xung quanh. Đặc biệt, bạn sẽ không thể nào tự tin khi tiếp xúc với mọi người. Để có thể phòng ngừa loài kí sinh trùng này, bạn cần nắm rõ nguyên nhân cũng như biện pháp chữa trị loài chấy.

Nguyên nhân 'chấy' lây lan nhanh chóng

Chấy là một loài không hề biết bay hay biết nhảy nhưng chúng có thể bò từ đầu người này sang đầu người khác. Chẳng hạn như nằm ngủ cùng nhau, đội mũ, sử dụng các loại khăn tắm và các vật dụng cá nhân [chẳng hạn như lược] của người có chấy thì chúng sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở nhanh chóng. 

Tiếp xúc với người bị chấy có thể bị lây chấy từ họ

Chúng ta thường nghĩ rằng chấy chính là sản phẩm của cái nghèo và môi trường sống không được đảm bảo, vệ sinh kém. Nhưng trên thực tế, chấy cũng là loài ưa tóc sạch chẳng kém gì tóc bẩn, và chúng có thể phát triển tốt ở những thành phố lớn.

Gội đầu quá nhiều cũng là môi trường gây ra 'chấy tóc'

Việc gội đầu quá nhiều lần cũng có thể là môi trường thuận lợi cho chấy hình thành. Bởi khi đó, đầu chúng ta thường ẩm ướt, mà loài chấy lại rất thích hợp với môi trường này. Việc gội đầu quá nhiều vào buổi sáng và ban đêm trước khi đi ngủ mà không được sấy tóc thật khô cũng chính là nguyên nhân gây bệnh. Khi đi ngủ, mái tóc ẩm ướt được ủ trong chăn gối, không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu mà còn trực tiếp giúp chấy phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ chăn, gối thì không sớm thì muộn, bạn cũng trở thành "bạn thân" của loài chấy. 

Chẩn đoán và kiểm tra

Thông thường, nếu bạn thấy ngứa ngáy, kèm theo đó là các vết cắn li ti trên da đầu có thể bạn đã bị "chấy" kí sinh. Tuy nhiên, cách tốt nhất để xác định xem bạn có chấy hay không thì bạn nên đi tìm chúng ngay chính trên da đầu của mình.

Do chấy thường lẩn trốn rất nhanh, tránh ánh sáng và màu sắc cơ thể của chúng sẽ biến đổi theo màu sắc của tóc nên chúng ta rất khó để phát hiện ra. Chính vì vậy, sau khi gội đầu hoặc làm ướt tóc hãy bắt đầu đi tìm chúng. Bởi lúc này, chấy đã di chuyển chậm lại hơn.

Sử dụng lược dày để xác định chấy tóc

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lược dày để chải lên mái tóc, nếu có chấy chúng sẽ tự động lăn xuống theo lược mà không cần mất thời gian cũng như công sức.

Biện pháp phòng tránh "chấy tóc"

Bởi chấy lây lan rất nhanh nên bạn cần tránh tiếp xúc gần gũi với những người có chấy rận đồng thời vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng như giường ngủ để đảm bảo chấy không có môi trường để phát triển.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không được dùng chung đồ dùng cá nhân với người có chấy [khăn tắm, lược,...] rất có thể những con chấy sẽ vẫn ở trong những dụng cụ này và lây sang mái tóc của bạn.

Chắc chắn rằng, không ai trong chúng ta mong muốn bị chấy tấn công, nhưng nếu không may bị chấy, bạn có thể sử dụng một số cách sau để đánh bay chúng một cách dễ dàng:

1. Sử dụng thuốc diệt chấy

Kết hợp gội đầu và thuốc diệt chấy để tiêu diệt loại kí sinh trùng này

Bạn có thể mua loại dầu gội có thành phần thuốc diệt chấy ở các tiệm thuốc. Sau khi gội đầu, xoa lượng dầu này lên, để khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Sử dụng vào các ngày thứ 3, thứ 8, thứ 15 để có thể loại bỏ hoàn toàn chấy tóc.

2. Sử dụng tay bắt chấy

Mặc dù tiêu diệt hết chấy, nhưng trứng vẫn tồn tại, và chúng sẽ nở thành chấy sau 7-12 ngày. Hãy sử dụng tay bắt hết trứng đi, những cái có màu vàng, kẹp giữa 2 móng tay nghe tiếng nổ tách thì đó là trứng sắp nở.

Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng lược dày để chải những con chấy bé tí mà mắt thường không thấy được để hạn chế chúng hút máu và phát triển.

3. Hạt na

Hạt na mang ra phơi khô rồi rang lên, giã nhỏ ra, sau đó trộn với rượu. Thoa hỗn hợp này lên đầu và ủ kín trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sau đó đi gội lại đầu cho sạch. Với cách làm này, chỉ trong vòng 1-2 tuần chấy sẽ không cánh mà bay hết ra khỏi da đầu của bạn.

Tổng hợp.

Video Tại sao lại có chấy trên đầu

Ngứa da đầu là tình trạng cũng thường gặp tại phòng khám da liễu Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngứa da đầu như: viêm da tiết bã nhờn, chàm dị ứng [liên quan đến thuốc xịt tóc. Gel vuốt tóc], vẩy nến da đầu, nấm da đầu, và có thể do cả nhiễm kí sinh trùng như chấy rận.

Bạn đang xem: tại sao lại có chấy trên đầu

Một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em từ độ tuổi 3 – 12 tuổi đó là bị chấy [hay chí]. Đây là một loại côn trùng kí sinh trên da và tóc ở người. có tên khoa học là Pediculus humanus capitis.

Chấy [rận] là gì ?

Chấy là loại côn trùng hút máu đế sống, có kích thước khoảng 2mm với 3 cặp chân có móc dùng để bám vào da đầu và tóc. Chúng sống chủ yếu trên da đầu, con cái thường đẻ trứng từ 5 – 10 trứng/ ngày dính trên tóc [gọi là trứng chấy]. Sau 10 ngày trứng chấy nở, và trải trưởng thành dần qua 3 giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến chấy trưởng thành trong vòng 14 ngày. Trứng chấy có thể tồn tại hơn 10 ngày khi rơi vãi ra khỏi môi trường da đầu.

Xem thêm: tại sao bánh gato bị xẹp | Hỏi gì?

Ngày nay rất ít gặp những trường hợp bị chấy nhờ thói quen gội đầu và vệ sinh tóc thường xuyên. Cũng vì thế nhiều trường hợp ngứa da đầu bỏ sót nguyên nhân này, nhất là khi không khám và soi da đầu kĩ bằng những kĩ thuật chuyên dụng. Biểu hiện chủ yếu là ngứa do chấy cắn thường xảy ra ở vùng phía sau đầu [vùng chẩm và sau tai]. Nhiều trường hợp có thể gây viêm da đầu do vết cắn gây nhiễm khuẩn thứ phát sau đó. Để chẩn đoán cần làm phải soi da đầu và thấy được con chấy và trứng chấy ở trên tóc.

Có thể điều trị chấy rận bằng cách nào ?

Cách điều trị truyền thống trước đây là cắt tóc ngắn sát vùng da đầu. Đó là lý do mà cách doanh trại quân đội thường yêu cầu người lính phải cắt tóc ngắn sát gốc để tránh tình trạng lây chấy xảy ra. Đối với nam giới điều này có thể chấp nhận, nhưng với nữ giới thì lại khó chấp nhận việc cắt tóc ngắn đến vậy.

Một giải pháp khác là dùng lượt dày để chải tóc để loại bỏ chấy và trứng chấy.

+ Việc chải đầu thường áp dụng sau khi gội đầu với dầu gội dưỡng ẩm [như Cetaphil], sấy nhẹ tóc cho khô và chải tóc từ gốc đến ngọn. Áp dụng liên tục trong 24 ngày cho thấy có hiệu quả loại trừ chấy lên đến 95%. Mặc dù vậy phương pháp này khá tốn công sức và thời gian. Thay vào đó dùng loại dầu gội đầu trị chấy có vẻ như đỡ mất công hơn rất là nhiều.

+ Ngoài ra, đối với trường hợp nhiều và nặng, bác sĩ có thể kê thuốc uống điều trị như ivermectin, uống 1 lần cách mỗi tuần và liên tục trong vòng 3 tuần cũng đạt được hiệu quả điều trị khá tốt.

Đang hot: Quan hệ khi có kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không, có thai không?

Hướng dẫn mẹ cách phòng ngừa chấy rận cho trẻ

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm lại, cũng như tránh lây cho người thân bao gồm:

+ Tất cả áo, nón, gối và chăn mềm cần phải giặt với nước nóng và phơi nắng ráo cho thiệt khô.

+ Những vật dụng không giặt được cũng cần phải sấy khô hoặc ủi bằng bàn là, hoặc bọc lại bằng túi nhựa plastic trong vòng 2 tuần để chấy và trứng chấy chết hẳn.

+ Vệ sinh nhà cửa, giường chiếu sạch sẽ để loại bỏ trứng chấy có thể rơi vãi.

+ Các thú nuôi như chó và mèo không phải là đối tượng chấy sinh sống, nên không cần thiết phải cách ly chúng hoàn toàn.

Nhìn chung, việc chẩn đoán bị chấy cần phải khám toàn diện và soi da đầu kĩ để tìm chấy và trứng chấy. Sau khi đã chẩn đoán ra thì việc điều trị nhìn chung không khó, chủ yếu là uống thuốc và tuân thủ cách chăm sóc và vệ sinh như hướng dẫn ở trên là được.

Đọc thêm: | Hỏi gì?

Nhiễm chấy rận là một trong những bệnh gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe như ngứa, loét, nhiễm trùng da đầu,… Bên cạnh đó người nhiễm chấy rận còn hình thành tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, và gặp gỡ người khác. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em, học sinh nội trú, những người làm công việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe, trường học. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh chấy rận qua bài viết sau của bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu.

1. Tổng quan bệnh chấy rận ở da đầu

Chấy rận là loài côn trùng nhỏ bé, không có cánh, thường ký sinh trên cơ thể người hoặc động vật. Chúng hút máu từ cơ thể vật chủ để tồn tại. Ở người, chúng lây lan qua tiếp xúc, qua quần áo, thường sống trong lông tóc và hút máu từ da đầu. Một con rận con trưởng thành có kích thước bằng hạt vừng. Một quả trứng rận thì có kích thước bằng một vảy gàu nhỏ.

Chúng ta cần hiểu rằng, nhiễm chấy rận không phải là dấu hiệu của vệ sinh cá nhân kém hay môi trường sống ô uế. Đồng thời, chấy không mang theo mầm bệnh truyền nhiễm vi khuẩn hay virus.

2. Người bị chấy rận ở da đầu có thể gặp các triệu chứng gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh chấy rận, bao gồm:

  • Ngứa. Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà người nhiễm chấy hay gặp phải. Người bị nhiễm thường than ngứa ở da đầu, cổ và tai. Điều này xảy ra do phản ứng cơ thể với vết cắn của chấy.
  • Nhìn thấy chấy trên da đầu, tóc hoặc quần áo người bệnh. Ta có thể nhìn thấy chấy bằng mắt thường nhưng khó phát hiện vì chúng nhỏ, di chuyển nhanh, và tránh ánh sáng.
  • Có cảm giác côn trùng di chuyển trên tóc và da đầu.
  • Nhìn thấy trứng chấy tại lông hay trục tóc người bệnh. Trứng rỗng có thể dễ dàng phát hiện hơn, vì chúng có màu nhạt và xa da đầu.
  • Vết loét trên da đầu, cổ hoặc vai. Các vết loét này do người bệnh thường xuyên gãi để giảm bớt cảm giác ngứa. Đôi khi, chúng tạo ra ổ nhiễm khuẩn trên da đầu.
Ngứa là triệu chứng thường gặp trong bệnh chấy rận

2. Tại sao chúng ta lại bị nhiễm chấy rận?

Đối với bất kì ai khi mắc phải chấy rận đều băn khoăn câu hỏi, tại sao tôi lại bị nhiễm?

Các nghiên cứu cho thấy, bệnh chấy rận ở da đầu thường lây lan qua tiếp xúc. Người bị bệnh chấy rận do tiếp xúc với quần áo có chấy rận hoặc trứng chấy rận. Các đường lây truyền chính của bệnh chấy rận như:

2.1 Lây truyền trực tiếp

Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Đây là hình thức lây truyền phổ biến nhất. Trường hợp này hay gặp ở trẻ em do chơi đùa gần gũi với nhau ở trường hoặc người trong cùng một gia đình.

2.2 Lây truyền gián tiếp

  • Dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, băng đô, lược, khăn mặt với người bị chấy rận.
  • Do tiếp xúc với chấy rận tại các nơi như giường chiếu, tủ quần áo.
  • Vật nuôi trong nhà thì không có vai trò trong việc truyền chấy.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ về bệnh chấy rận, người bệnh cần kiểm tra lại các yếu tố lây bệnh để phòng tránh và điều trị tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đồng thời đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh chấy rận

Nhiễm chấy rận có thể gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên các đối tượng có nguy cơ cao mắc chấy rận như:

  • Học sinh mầm non và tiểu học. Các em có xu hướng tiếp xúc và chơi gần nhau, có nguy cơ cao nhất.
  • Các thành viên trong gia đình của trẻ em trong độ tuổi đến trường.
  • Những người làm việc trong trung tâm chăm sóc ban ngày, trường mầm non hoặc tiểu học.

5. Phòng ngừa bệnh chấy rận như thế nào?

 Ngăn chặn sự lây lan của chấy rận ở trẻ em tại các cơ sở chăm sóc trẻ em và trường học là một điều cần thiết.  Để có thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm chấy rận, bạn có thể hướng dẫn con bạn:

  • Treo quần áo trên một cái móc riêng.
  • Tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân như: lược, bàn chải, mũ và khăn quàng cổ, băng đô, tai nghe, cột tóc.
  • Không nằm trên giường, nệm hoặc gối, mền đã tiếp xúc với người bị nhiễm chấy.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân thường xuyên.

6. Chẩn đoán bệnh chấy rận

Bạn có thể được chẩn đoán nhiễm chấy bằng cách:

  • Kiểm tra tóc, sát da đầu, xem có chấy không.
  • Kiểm tra có trứng chấy ở tóc.
  • Chải bằng một chiếc lược có răng mịn xuyên qua tóc, bắt đầu từ da đầu, để bắt chấy và trứng.

Lưu ý rằng khi tìm thấy trứng, nên xác định xem trứng còn hoạt động hay không [trứng chắc] nếu trứng đã bị phá hủy [trứng lép], có thể sẽ không cần điều trị.

Bạn có thể dễ dàng phân biệt giữa trứng và gàu hoặc các mảnh vụn khác trên tóc. Hầu hết các mảnh vụn có thể được loại bỏ dễ dàng, khi sờ hoặc chải tóc. Riêng trứng thì bám chặt vào tóc của bạn.

Nếu một người trong gia đình bạn có chúng, những người khác cũng có thể đang mắc chấy rận. Cần kiểm tra tất cả mọi người trong gia đình để tìm dấu hiệu của chấy mỗi vài ngày.

7. Các biện pháp điều trị bệnh chấy rận

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh chấy rận. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tìm các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả cho người bệnh.

Có một số phương pháp điều trị chấy có sẵn. Hầu hết các phương pháp điều trị sẽ cần phải được sử dụng hai lần. Điều trị thứ hai, sau một tuần đến 9 ngày, sẽ giết chết bất kỳ trứng mới nở.

Một số phương pháp điều trị phổ biến cho chấy rận ở da đầu bao gồm:

7.1 Sử dụng thuốc

Điều trị chấy không kê đơn [OTC]

Hai loại hóa chất thường được sử dụng trong điều trị chấy OTC.

  • Pyrethrin, được phê duyệt để sử dụng cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Permethrin [Nix], được phê duyệt để sử dụng cho những trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Nếu điều trị OTC thất bại, bác sĩ có thể cho bạn điều trị theo toa, với các hóa chất khác.

Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, nếu xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp.

7.2 Điều trị thay thế

Nếu bạn không muốn sử dụng thuốc, hãy dùng chiếc lược có răng hoặc lược chải bọ chét [được bán trong các cửa hàng vật nuôi] để loại bỏ chấy. Có thể thoa dầu lên tóc trước khi chải. Điều này sẽ giúp chấy và trứng dính vào lược, và loại bỏ chúng dễ dàng hơn.

Bắt đầu chải ở da đầu và liên tục cho đến hết đuôi tóc. Hãy làm điều này đều đặn sau mỗi 2 đến 3 ngày cho đến khi bạn không còn dấu hiệu của chấy hay trứng.

7.3 Dọn dẹp nhà của bạn

Chấy rận có thể sống sót trên các vật dụng, đồ dùng cá nhân trong một đến vài ngày. Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để diệt chấy:

  • Giặt quần áo và khăn trải giường trong nước nóng – 130°F [54°C] trở lên – và sấy khô ở nhiệt độ cao.
  • Ngâm bàn chải tóc, lược, băng đô và các phụ kiện tóc khác trong nước nóng [54°C] 5 đến 10 phút.
  • Vệ sinh nhà cửa, hút bụi, làm sạch các bề mặt tiếp xúc.

Bạn có thể thoát khỏi nỗi ám ánh chấy rận nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, sau khi điều trị khỏi, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Hãy giảm nguy cơ đó bằng cách dọn dẹp nhà cửa đúng cách và tránh tiếp xúc trực tiếp với những người có chấy trên đầu cho đến khi họ được điều trị xong. Đồng thời hạn chế dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân với người khác để giảm nguy cơ bị chấy.

Video liên quan

Chủ Đề