Tại sao lại đổi tên nước từ VNDCCH thành chxhcnvn

NƯỚC TA MANG TÊN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỪ KHI NÀO?

  • Tháng 7 năm 2006
18/07/2006 02:20 PM

NƯỚC TA MANG TÊN NƯỚC CỘNG HÒA X

NƯỚC TA MANG TÊN NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỪ KHI NÀO?


    Tại Hội trường Ba Đình lịch sử, trong không khí tưng bừng phấn khởi, Bắc Nam sum họp, kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội nước Việt Nam thống nhất gồm: 492 đại biểu, trong đó có 80 đại biểu công nhân, 100 đại biểu nông dân tập thể, 141 đại biểu chính trị, 98 đại biểu trí thức, 54 đại biểu quân nhân, 6 đại biểu thợ thủ công, 67 đại biểu dân tộc ít người, 12 đại biểu tôn giáo, 132 đại biểu nữ thay mặt 50 triệu nhân dân cả nước đã về dự họp.

Ngày 2/7/1976 Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất đã quyết định đặt tên nước ta tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và khẳng định:

1. Việt Nam là một nước độc lập thống nhất.
2. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
3. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dứơi có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội
5. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca. Nhạc và lời Văn Cao.

QUỐC HIỆU NƯỚC TA QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

+ Văn Lang............................................................................ thời Hùng Vương
+ Âu Lạc.......................................................................  thời An Dương Vương
+ Vạn Xuân ........................................bắt đầu từ đời nhà Lý Nam Đế [544 – 602]
+ Đại Cồ Việt............................................. thời Đinh – Tiền Lê – Lý [968 – 1054]
+ Đại Việt..............................................................  thời Lý – Trần [1054 – 1400]
+ Đại ngu.............................................................. thời Hồ Quý Ly [1400 – 1407]
+ Đại Việt.............................................thời từ Hậu Lê đến Tây Sơn [1428 -1802]
+ Việt Nam.......thời Nguyễn [1802 – 1945]- Đại Nam đời Minh Mạng [1820 – 1840]
+ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.......................................... từ năm 1945 đến 1976
+ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam....................................... từ 1976 đến nay

 

Twitter

Facebook

Google +

“Trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tôn trọng thực tiễn”

Thứ năm, 18/04/2013 - 21:19

[Dân trí] - “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần 2 đưa ra phương án trở lại cách đặt tên nước Bác Hồ đã đặt trước đây là tôn trọng lịch sử và tôn trọng thực tiễn nguyện vọng quần chúng” – GS Sử học Lê Mậu Hãn thẳng thắn bày tỏ.

GS. Lê Mậu Hãn cho biết, thời gian qua, cá nhân ông dành nhiều quan tâm và tham gia góp ý nhiều nội dung trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại các hội nghị do TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. Trong thời gian 3 tháng lấy ý kiến, ông đã được thông tin về những đề xuất lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mới đây, sau đề xuất lấy lại tên nước “từ thời cụ Hồ”, ông cũng nghe được những ý kiến từ những cuộc trao đổi trên đường, trong cuộc sống thường nhật.

GS. Lê Mậu Hãn nêu quan điểm, tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp với thực tiễn Việt Nam, ngay cả ở thời điểm hiện tại và giàu ý nghĩa đối với một dân tộc có lịch sử ngàn năm văn hiến, có quá trình đấu tranh anh dũng suốt mấy chục năm chống thực dân Pháp, lật đổ ách đô hộ đó để lập nên nhà nước độc lập. Chữ “dân chủ” trong tên nước vì vậy được đặt đúng nghĩa là nhà nước của nhân dân.

“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sự công bố chính thức lần đầu tiên với toàn thế giới và Tuyên ngôn độc lập Bác đọc khi đó khẳng định công lý, lẽ phải của thực tiễn Việt Nam đã trở thành một nước tự do, độc lập. Điều đó buộc các nước khác không thể không công nhận” – ông Hãn nêu bật ý nghĩa.

Chế độ Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Dân chủ Cộng hòa, GS. Hãn khẳng định, là kết quả do sự kiện lịch sử cách mạng tạo nên, phù hợp xu thế, phù hợp nguyện vọng, mục tiêu của toàn dân tộc. Cụ thể, tư tưởng độc lập tự do là nội dung cốt lõi của tinh thần dân tộc, qua sự thể hiện này. Và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng độc lập tự do không chỉ là đấu tranh giải phóng dân tộc mà phải xác định con đường phát triển theo hướng giải phóng con người khỏi bóc lột. Đó là lý do Bác đã chọn con đường duy nhất phù hợp là tiến lên CNXH. Theo đó, cả nước đã xác định 3 chặng đường chiến lược phải thực hiện là giải phóng dân tộc, hoàn thành thể chế dân chủ, xây dựng thành công CNXH.

GS. Lê Mậu Hãn

Để bình chọn cho một trong hai phương án về tên nước, mời bạn đọc bấm vào đây.

Vị GS Sử học nhìn nhận, con đường xây dựng CNXH, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là con đường lâu dài. Thời kỳ quá độ lên CNXH cũng rất lâu dài. Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu quá trình đó và sẽ còn gặp nhiều trắc trở hơn nữa. Tại Việt Nam chưa có CNXH thật sự. Khi nào chế độ kinh tế không còn sơ sở cho việc người bóc lột người thì mới là xã hội như tuyên ngôn mà Đảng Cộng sản đề cập. Và sự thực, các nước đi theo con đường này cũng chưa nước nào đạt được “đích” đến đó, tất cả đều ở thời kỳ quá độ.

“Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần 2 đưa ra phương án trở lại cách đặt tên nước Bác Hồ đã đặt trước đây là tôn trọng lịch sử và tôn trọng thực tiễn nguyện vọng quần chúng. Tôi cảm thấy dường như đông đảo người dân cũng mong muốn tên nước đó” – ông Hãn nhấn mạnh.

Trở lại lần đổi tên nước thành Cộng hòa XHCN Việt Nam [năm 1976], GS. Lê Mậu Hãn cho rằng, đó là vì bối cảnh cả nước trong tư tưởng tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH.

Ông Hãn nhấn mạnh, tư tưởng xây dựng CNXH trong suốt lịch sử cách mạng của đất nước vẫn giữ nguyên như Bác Hồ từng nói. Nhưng con đường đó còn rất lâu dài. Và việc giữ tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không có gì gọi là rời xa khuynh hướng XHCN.

“Chế độ Cộng hòa Dân chủ đã được người dân đón nhận, tôn trọng, người dân sẽ bảo vệ đến cùng – như đã bảo vệ nhà nước do Cụ Hồ sáng lập, đi theo từ những ngày đầu, đã đấu tranh và chấp nhận hi sinh cả tài sản, tính mạng… để bảo vệ. Vậy nên phải dựa vào nguyện vọng toàn dân, đáp ứng cho đúng, bởi điểm nào thuyết phục thì người dân sẽ theo” – ông Hãn lập luận.

Vị GS Sử học cũng bày tỏ tiếp: “Tôi thấy các đại biểu Quốc hội và bản thân cũng cảm nhận được nguyện vọng tha thiết của quần chúng làm thế nào có một xã hội ổn định. Và trong điều kiện này, trở lại cái tên vẫn đang có giá trị thực tiễn là đúng đắn. Khi căn cứ hiện thực là mức độ phát triển đã đạt đến XHCN chưa có, đặt lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ phù hợp thực tiễn. Đó sẽ là bàn đạp để cả dân tộc tiến lên”.

Với những lập luận đó, ông Hãn thẳng thắn cho rằng, nói việc lấy lại tên nước làm thụt lùi lại lịch sử là không hiểu thấu đáo lịch sử và hơi chủ quan. Tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đúng với nội dung thể chế mà Bác Hồ đưa ra và đặt vấn đề trên đúng cơ sở thực tiễn mới là hướng suy nghĩ biện chứng, không vội vàng, hợp logic lịch sử.

Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa đưa ra hai phương án về tên nước. Theo bạn:
Nên giữ tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cấn Cường – Phương Thảo [ghi]

Tin sự kiện

Góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Bổ sung quyền của Chủ tịch nước đối với các lực lượng vũ trang

Thứ ba 21/05/2013 - 08:27

Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước

Thứ hai 20/05/2013 - 15:16

Tăng cường trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, Bộ trưởng

Thứ sáu 17/05/2013 - 15:17

“Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tạo thế đi lên”

Thứ ba 16/04/2013 - 08:46

“Gạt” quy định thu hồi đất vì dự án kinh doanh

Thứ hai 15/04/2013 - 19:28

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Bài viết của Tổng Bí thư có sự khái quát cao về nhận thức chủ nghĩa xã hội

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

"Sự tụt hậu về văn hóa sẽ cản trở phát triển của xã hội"

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Tám

"Chúng ta có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng"

Tổng Bí thư nói về tinh thần phụng sự với các đại biểu Quốc hội khóa mới

Tổng Bí thư: "Hạnh phúc không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của!"

"Nhân dân yên lòng, tin tưởng với quyết tâm diệt trừ tham nhũng của Đảng"

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Thành lập
    • 1.2 Giai đoạn 1945–1946
      • 1.2.1 Pháp quay trở lại Việt Nam
      • 1.2.2 Ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt
      • 1.2.3 Ký kết Tạm ước Việt - Pháp
      • 1.2.4 Kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc
      • 1.2.5 Chiến tranh bùng nổ
    • 1.3 Giai đoạn 1946–1954
    • 1.4 Giai đoạn 1954–1976
      • 1.4.1 Ký kết Hiệp định Genève
      • 1.4.2 Hỗ trợ tiến hành chiến tranh ở miền Nam
      • 1.4.3 Thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam
  • 2 Hành pháp
    • 2.1 Chính phủ Cách mạng Lâm thời
      • 2.1.1 Thành lập
      • 2.1.2 Hoạt động
    • 2.2 Chính phủ Liên hiệp Lâm thời
      • 2.2.1 Thành lập
      • 2.2.2 Hoạt động
    • 2.3 Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến
      • 2.3.1 Thành lập
      • 2.3.2 Hoạt động
    • 2.4 Chính phủ Liên hiệp Quốc dân
      • 2.4.1 Thành lập
      • 2.4.2 Hoạt động
    • 2.5 Chính phủ từ 1955 đến 1959
    • 2.6 Chính phủ từ 1960 đến 1964
    • 2.7 Chính phủ từ 1964 đến 1971
    • 2.8 Chính phủ từ 1971 đến 1975
    • 2.9 Chính phủ từ 1975 đến 1976
  • 3 Lập pháp
    • 3.1 Quốc hội Khóa I
    • 3.2 Quốc hội Khóa II
    • 3.3 Quốc hội Khóa III
    • 3.4 Quốc hội Khóa IV
    • 3.5 Quốc hội Khóa V
  • 4 Tư pháp
    • 4.1 Giai đoạn 1945–1954
      • 4.1.1 Giải tán một số đảng phái
      • 4.1.2 Thành lập Bộ Tư pháp
      • 4.1.3 Thành lập Tòa án Quân sự
      • 4.1.4 Thành lập Tòa án Nhân dân Đặc biệt
    • 4.2 Giai đoạn 1954–1976
      • 4.2.1 Xây dựng hệ thống pháp luật
      • 4.2.2 Thành lập Viện Công tố Trung ương
      • 4.2.3 Thành lập Tòa án Nhân dân Tối cao
  • 5 Phân cấp hành chính
  • 6 Các tổ chức chính trị
    • 6.1 Các đảng, tổ chức chống Pháp
    • 6.2 Các đảng, tổ chức liên minh với Pháp
  • 7 Kinh tế
    • 7.1 Nông nghiệp
    • 7.2 Cải tạo kinh tế
    • 7.3 Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961–1965]
    • 7.4 Giai đoạn 1966–1976
    • 7.5 Thuế khóa
      • 7.5.1 Thuế nông sản
      • 7.5.2 Thuế gián tiếp
      • 7.5.3 Đóng góp
  • 8 Ngoại giao
  • 9 Quân đội
  • 10 Giáo dục
  • 11 Xem thêm
  • 12 Ghi chú
  • 13 Chú thích
  • 14 Tham khảo
  • 15 Liên kết ngoài

Lịch sử

Loạt bài
LịchsửViệtNam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I [207 TCN – 40]
Nhà Triệu [207 – 111 TCN]
Hai Bà Trưng [40 – 43]
Bắc thuộc lần II [43 – 541]
Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương [541 – 602]
Bắc thuộc lần III [602 – 905]
Mai Hắc Đế
Phùng Hưng
Tự chủ [905 – 938]
Họ Khúc
Dương Đình Nghệ
Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô [938 – 967]
Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh [968 – 980]
Nhà Tiền Lê [980 – 1009]
Nhà Lý [1009 – 1225]
Nhà Trần [1225 – 1400]
Nhà Hồ [1400 – 1407]
Bắc thuộc lần IV [1407 – 1427]
Nhà Hậu Trần
Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
Nhà Lê sơ [1428 – 1527]

trung
hưng
[1533 – 1789]
Nhà Mạc [1527 – 1592]
Trịnh–Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn [1778 – 1802]
Nhà Nguyễn [1802 – 1945]
Pháp thuộc [1887 – 1945]
Đế quốc Việt Nam [1945]
Chiến tranh Đông Dương [1945 – 1975]
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [từ 1976]

Xem thêm

  • Vua Việt Nam
  • Nguyên thủ Việt Nam
  • Các vương quốc cổ
  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa

Thành lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình.

Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng trong giai đoạn 1945–1947 và 1954–1955.

Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng trong giai đoạn từ 1955 đến 1976.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] nhận định thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã đến, đồng thời cử ra Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc do Trường Chinh làm Chủ tịch. Ðêm 13 tháng 8, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền[12].

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội này thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng 5 cánh, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, sau này trở thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch[13].

Từ 14 tháng 8 năm 1945, một số cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định phát động nhân dân khởi nghĩa tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung như Thanh Hóa, Thái Bình, Khánh Hòa,... buộc Đế quốc Việt Nam giao chính quyền cho nhân dân. Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra khắp cả nước[14][15].

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó, 1 cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của Chính phủ Đế quốc Việt Nam tại miền Bắc, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không kháng cự. Khâm sai Bắc Kỳ Nguyễn Xuân Chữ [người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại] bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông[16].

Trong Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương [tổ chức nòng cốt của Việt Minh] đóng vai trò chỉ đạo chung thống nhất, đưa ra các quyết sách tổ chức Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay chính quyền Đế quốc Việt Nam thân Nhật và Đế quốc Nhật Bản, dù trên thực tế, ở một số tỉnh thành chưa có hay khôi phục lại tổ chức đảng. Tại miền Bắc, một số tỉnh chưa có tổ chức đảng, nhưng Mặt trận Việt Minh hoạt động rất mạnh. Tại miền Trung, hoạt động của Việt Minh và Đảng Cộng sản khá mạnh. Trong khi đó, ở Nam Bộ, hoạt động của Việt Minh yếu hơn, Đảng Cộng sản chưa khôi phục đầy đủ sau Nam Kỳ khởi nghĩa. Trong Cách mạng tháng Tám, tổ chức Việt Minh đã thu hút được cả lực lượng Thanh niên tiền tuyến do Chính phủ Đế quốc Việt Nam thành lập gia nhập Mặt trận Việt Minh. Tại một số tỉnh Nam bộ, Thanh niên tiền phong đóng vai trò quan trọng giành chính quyền[17].

Ngày 27 tháng 8 năm 1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều Ủy viên Việt Minh trong Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam đã tự nguyện rút ra khỏi Chính phủ để mời thêm nhiều nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia[13].

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Bảo Đại trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Bản Tuyên ngôn Thoái vị có câu nói nổi tiếng: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị" [18][19].

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 [đây cũng là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay], sau Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành bầu cử Quốc hội đầu tiên vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. Hiến pháp thông qua ngày 9 tháng 11. Trong giai đoạn đầu khi thành lập chính quyền toàn quốc, Việt Minh mà Đảng Cộng sản làm nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo. Trong thời gian ngắn, chính quyền bao gồm nhiều tổ chức, đảng phái chính trị tham gia ở cấp trung ương và địa phương [Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, Trốtxkit, Cao Đài, Hòa Hảo,...]. Sau vài năm hoạt động bí mật, Đảng Cộng sản ra hoạt động bán công khai trong tổ chức Việt Minh và Liên Việt, và từ năm 1951, hoạt động công khai, chính thức giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước. Tham gia chính quyền sau năm 1954 còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do Đảng Lao động lãnh đạo.

Giai đoạn 1945–1946

Pháp quay trở lại Việt Nam

Ngày 28 tháng 11 năm 1943, trước Hội nghị Tehran [Iran], Tổng thống Mỹ đã có ý kiến đặt Đông Dương dưới sự quản lý quốc tế. Liên Xô đã chấp thuận đề xuất này. Nhưng sau đó, Mỹ ủng hộ Pháp để lôi kéo Pháp vào mặt trận chống Liên Xô. Mỹ cũng nhường chính quyền Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, tuyên bố khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ[20].

Ngày 24 tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, de Gaulle đã tuyên bố khẳng định chủ quyền Pháp tại Đông Dương, nhưng sẽ cho Đông Dương tự trị và thực thi nền tự trị với Hội đồng Liên bang được thành lập với không quá 50% là người bản xứ.

Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký Đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5, giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt Quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Tướng Nhật, Tscuchihashi, cho rằng chỉ cần Việt Nam độc lập trên danh nghĩa hơn là thực chất, và chính phủ mới của Việt Nam phải được Nhật kiểm soát chặt chẽ[21]. Theo tác giả Daniel Grandcléme, thoạt đầu Phạm Quỳnh được chỉ định tạm quyền nhưng ông này quá thân Pháp, ngoài ra ông ta thấy ngay "nền độc lập" có những giới hạn như giống như hồi còn chế độ bảo hộ Pháp: Không có tự chủ về ngoại giao, không có quân đội, không có độc lập tài chính... Nhật liền chọn một nhân vật ôn hoà hơn và gần gũi với Nhật Bản. Đó là nhà sử học Trần Trọng Kim, đang ở Singapore. Nhà vua Bảo Đại chẳng có vai trò gì trong việc chỉ định này[22].

Theo Trần Trọng Kim, ông được vua Bảo Đại yêu cầu lập chính phủ mới vì theo ý nhà vua "Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc... Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước." [23]. Thành viên nội các do Trần Trọng Kim lựa chọn, chứ không phải Nhật Bản bắt phải dùng những người của họ đã định trước[23]. Để chuẩn bị nội các mới, Bảo Đại hai lần gửi điện vào Sài Gòn mời Ngô Đình Diệm ra Huế, nhưng cả hai bức điện đều bị tình báo Nhật ngăn chặn, vì thật ra phương án sắp đặt cho hoàng thân Cường Để [1882–1951] lên ngôi vua và Ngô Đình Diệm giữ chức Thủ tướng trước đó không lâu đã bị giới lãnh đạo quân sự Nhật hủy bỏ, do không muốn gây nhiều xáo trộn, để thay vào bằng kế hoạch Bảo Đại–Trần Trọng Kim cũng được chuẩn bị sẵn từ hơn một năm trước. Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, đa số quần chúng tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với sự "độc lập" dưới chế độ quân quản của quân đội Nhật[24].

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố "bảo vệ độc lập" giành được 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 dự tính tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, bao gồm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo việc giành lại độc lập cho Việt Nam[25]. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước"[26].

Ngày 18 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố sự độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này có đoạn "Ông sẽ hiểu tốt hơn nếu ông có thể chứng kiến những gì đang diễn ra ở đây, nếu ông có thể cảm nhận được khát khao độc lập đến tận tâm can của mỗi người mà không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Thậm chí nếu ông muốn tái lập chế độ cai trị của người Pháp ở đây thì nó sẽ không tiếp tục được tuân phục; mỗi làng mạc sẽ trở thành một ổ kháng chiến, mỗi người cộng tác cũ thành một kẻ thù và những quan chức, những tên thực dân của ông chính họ sẽ yêu cầu rời khỏi không khí ngạt thở này... Chúng ta có thể dễ dàng hiểu nhau và trở thành bạn bè nếu ông hủy bỏ tuyên bố trở thành ông chủ của chúng tôi một lần nữa"[27]. Tuy nhiên, De Gaulle không có ý định để Việt Nam độc lập, và cũng không chấp nhận duy trì ngôi vua của Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản [kẻ thù của khối Đồng Minh]. Ông ta dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu là hoàng thân Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist"[28].

Từ cuối tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp núp dưới bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã quay trở lại miền Nam Việt Nam. Sự việc này nằm trong tính toán của chính quyền Charles de Gaulle khi Đại chiến Thế giới II chưa kết thúc.

Ngày 06/01/1946, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn quốc.[29]

Ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt

Bài chi tiết: Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt [1946]

Ngày 28 tháng 2 năm 1946, tại Trùng Khánh, Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa - Pháp để quân đội Trung Hoa rút về nước, và đổi lại Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa cũng như nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam như việc khai thác một đặc khu tại cảng Hải Phòng và miễn thuế cho hàng hóa Trung Hoa vận chuyển qua Việt Nam.

Trong thời gian đầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết chống lại việc Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương. Sau đó, theo quan điểm của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương [đã lui vào hoạt động bí mật], tháng 3 năm 1946, nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theo tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 thì kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì hòa để phá tan âm mưu của "bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Nhật còn lại". Đến ngày 6 tháng 3, 1946, Chính phủ ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946, cho phép quân đội Pháp ra Bắc thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân. Ngược lại, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Trước đó Pháp và Trung Hoa đã ra thỏa thuận tại Trùng Khánh [Hiệp ước Hoa - Pháp], đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam [28 tháng 2] nhưng khi quân Pháp đổ bộ vào Hải Phòng đã xung đột với quân Trung Hoa dân quốc và lực lượng quân sự địa phương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một số thành viên trong Chính phủ Liên hiệp thuộc Việt Quốc, Việt Cách,... không tán thành việc này, đã lên tiếng phản đối, dân chúng cũng có người băn khoăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh giải thích và động viên đồng bào để đồng bào hiểu rõ "cần phải biết chịu đựng hy sinh để mưu sự nghiệp lớn"[30]. Mặc dù Hiệp định có chữ ký của Vũ Hồng Khanh nhưng đa số lãnh đạo Việt Quốc rút sự ủng hộ của họ cho chính phủ Hồ Chí Minh để phản đối, chống lại những gì họ gọi là "thân Pháp" trong chính sách của Việt Minh. Bảo Đại rời khỏi đất nước vào ngày 18 tháng 3, ngày quân Pháp vào Hà Nội, theo phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt - Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Một hội nghị liên tịch được tổ chức để khai thông các bất đồng dẫn đến việc thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam[31].

Hiệp định Sơ bộ ấn định lực lượng Pháp sau khi trở ra Bắc, phải rút hết sau một thời gian hai bên quy định không quá 5 năm. Trong khi đó hai bên đình chiến. Nước Pháp cũng công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là một thành viên trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vấn đề độc lập của Việt Nam bị gác sang một bên vì Pháp không muốn bàn tới.

Ký kết Tạm ước Việt - Pháp

Bài chi tiết: Tạm ước Việt - Pháp

Ngày 31 tháng 5 năm 1946, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu khởi hành sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau tiếp tục đàm phán về các điều khoản đề ra theo Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lên đường sang Pháp tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp. Nội dung chương trình nghị sự được hai đoàn thỏa thuận là sẽ thảo luận về các vấn đề như [đã nêu tại Hiệp định sơ bộ 6/3][32]:

  • Địa vị của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, về quan hệ ngoại giao của Việt Nam.
  • Quan niệm tổng quát về Liên bang Đông Dương.
  • Vấn đề thống nhất nước Việt Nam và việc trưng cầu dân ý.
  • Chi tiết về Liên bang Đông Dương và vấn đề quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương.
  • Dự thảo Hiệp ước.

Hội nghị Fontainebleau sau đó diễn ra kéo dài hơn hai tháng, từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì hai bên đã bế tắc ở hai điểm bất đồng then chốt[33]:

  • Việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ].
  • Độc lập chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập mà chỉ xét tự trị hay độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Hơn nữa họ đòi là phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điểm gây nhiều khó khăn nhất là việc Chính phủ Pháp đã đơn phương cho phép thành lập Nam Kỳ quốc theo tinh thần Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của tướng De Gaulle, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu lại còn thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh[34][35].

Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại Paris, 1946.

Việt Nam nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ.

Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet[36]. Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet lúc nửa đêm ngày 14 tháng 9 năm 1946 để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp [Modus vivendi][33].

Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Tạm ước Việt - Pháp [Modus vivendi]. Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được ủy nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thỏa thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ tiếp tục đàm phán [chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947] để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát[37][38].

Kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm [Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman[39], lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, Bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…].

Chiến tranh bùng nổ

Đầu tháng 11 năm 1946, xung đột quân sự đầu tiên nổ ra tại Hải Phòng do Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tranh chấp quyền kiểm soát tất cả các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. Hai ngày sau, Tướng Jean-Étienne Valluy, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, lệnh cho quân Pháp chiếm toàn quyền kiểm soát thành phố. Ngày 23 tháng 11, Đại tá Pierre Louis Dèbes gửi tối hậu thư yêu cầu người Việt ra khỏi khu phố Tàu của Hải Phòng và hạ vũ khí. Khi không có phản hồi, Dèbes lệnh cho tàu chiến Pháp bắn phá thành phố, trong một buổi chiều đã giết chết hơn 6.000 người dân[40] hoặc hơn 2.000 người theo một nguồn khác[41]. Sau đó, khoảng 2.000 lính Pháp tràn vào thành phố trong khi pháo tiếp tục bắn phá vùng ngoại ô. Quân Pháp gặp phải hỏa lực mạnh của lực lượng Việt Minh bảo vệ thành phố. Chiến sự kéo dài cho đến khi người lính Việt Minh cuối cùng rút khỏi chiến trường vào ngày 28 tháng 11.

Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Bù lại, trong nội thành có gần 10.000 du kích và tự vệ. Đối địch với họ là vài nghìn lính Lê dương Pháp.

Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần ra các địa điểm đã được chuẩn bị trước ở bên ngoài thành phố. Trong thành phố, quân dân Hà Nội bắt đầu xây dựng các chiến lũy phòng thủ trên đường phố, quân Pháp cũng củng cố các vị trí phòng thủ của mình. Ngày 6 tháng 12, Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp rút về các vị trí họ đã giữ từ trước ngày 20 tháng 11, nhưng ông không nhận được phản hồi. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp vào hôm sau, Hồ Chủ tịch khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam hy vọng tránh được chiến tranh - cái sẽ gây đau khổ lớn cho cả hai nước. "Nhưng nếu chúng tôi phải đối mặt với chiến tranh", ông nói, "chúng tôi sẽ chiến đấu chứ không từ bỏ quyền tự do của mình".

Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, Thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris.

Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn.

Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún [Hà Nội], rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau [ngày 19 tháng 12], Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố.

Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chủ tịch ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chủ tịch viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán "tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Ðảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Hồ Chủ tịch đã viết, thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Thời điểm bắt đầu nổ súng được quyết định là 8 giờ tối cùng ngày. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu.

Leclerc, người tham gia Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3, cũng đã điều tra sự cố dẫn đến xung đột tại miền Bắc Việt Nam và việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố kháng chiến khiến các giải pháp chính trị thất bại. Ngày 27 tháng 1 năm 1947, tuyên bố của chính phủ Pháp về "Chi tiết các mục tiêu theo đuổi của Pháp ở Đông Dương" có nêu "để đạt được càng sớm càng tốt với các đại diện đủ điều kiện của người An Nam một thỏa thuận phù hợp với nguyện vọng chính đáng trong Liên hiệp Pháp [...] trên cơ sở độc lập của đất nước cùng với việc duy trì lợi ích của Pháp và sự hiện diện của [các] căn cứ chiến lược của lực lượng Pháp. Một hỗ trợ lớn và ngay lập tức phải nhằm củng cố chính quyền của Nam Kỳ, nhưng "phần nào đủ điều kiện" để không đóng cánh cửa đàm phán với Việt Minh." [28]

Giai đoạn 1946–1954

Bài chi tiết: Chiến tranh Đông Dương

Giai đoạn 1954–1976

Ký kết Hiệp định Genève

Bài chi tiết: Hiệp định Genève

Hội nghị Genève.

Năm 1954, quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ trong khi Pháp đang đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương.

Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại bàn đàm phán là: Pháp phải thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam, Campuchia và Lào và rút quân đội khỏi 3 nước này; tiến hành tổng tuyển cử ở 3 nước để thành lập các chính phủ thống nhất. Những cuộc tuyển cử trên phải được tiến hành với điều kiện tất cả các đảng phái và tổ chức yêu nước được tự do hoạt động dưới sự giám sát của các ủy ban địa phương. Nếu các điều kiện trên được chấp nhận chính phủ các nước Đông Dương đồng ý xem xét vấn đề gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tham gia đàm phán có đại diện Chính phủ kháng chiến Lào, Campuchia nhưng các nước phương Tây từ chối.

Theo Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời [tiếng Anh: military demarcation line] chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. Quốc gia Việt Nam [tiền thân của Việt Nam Cộng hòa] không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định "gây chia cắt Việt Nam" [42] và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm[43]. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam [État du Viêt Nam, State of Vietnam] hay Việt Nam Cộng hòa [Republic of Vietnam] vốn chưa tồn tại [thành lập năm 1955][44][45]. Trên thực tế, Quốc gia Việt Nam được nhận định là không có đủ thẩm quyền để ký kết do vẫn là thành viên của Liên hiệp Pháp.[46] Do đó, mặc dù không ký kết nhưng Quốc gia Việt Nam và hậu thân của nó là Việt Nam Cộng hòa vẫn phải có trách nhiệm thi hành Hiệp định và các văn bản liên quan do Pháp ký hoặc không có tuyên bố phản đối.[47]

Việc tập kết quân đội hai phía dự kiến hoàn thành trong thời hạn 300 ngày. Các lực lượng Pháp rút khỏi Lào trong 120 ngày, Campuchia 90 ngày. Các đơn vị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng rút khỏi Lào, Campuchia. Tại Lào, quân đội kháng chiến tập kết tại Phong sa lỳ và Sầm Nưa. Các lực lượng kháng chiến Campuchia phục viên tại chỗ. Các chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia bảo đảm cho mọi công dân hưởng quyền tự do ghi trong Hiến pháp. Bầu cử tự do được tổ chức tại Campuchia và Lào vào năm 1955 và tại Việt Nam theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định là tháng 7 năm 1956.

Ngay sau thời khắc chia Việt Nam ra làm hai vùng tập trung quân sự, đã diễn ra cuộc di cư lớn của gần 900.000 người dân miền Bắc, mà đa số là người Công giáo, vào miền Nam, với niềm tin "theo Chúa vào Nam". Một số người tin theo lời người Pháp và Mỹ cho rằng họ sẽ bị những chính sách của chính quyền miền Bắc bức hại bản thân họ. Khoảng 140 ngàn người khác ở miền Nam, gồm phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam hoặc những người đi theo chủ nghĩa cộng sản, tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Genève. Theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Điều 6 ghi nhận: "... đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ." [48], và sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm [1956] để thống nhất về mặt nước.[49]

Về sau, báo chí chính thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hiệp định Paris 1973 tiếp tục khẳng định rằng hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước Việt Nam. Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" trên báo Nhân dân [số 3992] nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956." [50]

Hiệp định Paris 1973 cũng nhắc lại điểm cốt yếu này ở chương V, điều 15 điểm a: "[a] Giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve năm 1954." [51][52]

Hỗ trợ tiến hành chiến tranh ở miền Nam

Bài chi tiết: Chiến tranh Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam đang hành quân trên đường Trường Sơn qua Lào để vào miền Nam Việt Nam.

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đàm phán với "các nhà đương cục Miền Nam", tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước, khẳng định chủ quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên toàn quốc, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là của cả nước, không công nhận cuộc trưng cầu dân ý 1955 mà họ gọi là "phi pháp" ở miền Nam Việt Nam. Sau 2 năm, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève. Sau nhiều cố gắng thương lượng không thành và với việc chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chính sách đàn áp chính trị và tôn giáo[53], năm 1959, Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định tiến hành hỗ trợ các lực lượng ở miền Nam tổ chức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang để thống nhất đất nước và sau đó thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc[54]. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi cuộc chiến này là kháng chiến nhằm bảo vệ các thành quả Cách mạng Tháng Tám, đó là khôi phục và bảo vệ quyền tự quyết dân tộc và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc.[55] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là đại diện nhân dân Miền Nam để thực hiện cuộc đấu tranh này.[56] Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem cuộc kháng chiến này là sự nghiệp của hai miền Nam - Bắc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau đó là của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nhằm đạt độc lập, và thống nhất đất nước.

Với sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, miền Bắc dưới sự kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hỗ trợ người và của cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để đối đầu với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa suốt 16 năm [1959-1975], miền Bắc luôn là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam.

Trong thời Chiến tranh Việt Nam, lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chịu nhiều tác hại của cuộc chiến vì các chiến dịch ném bom của quân đội Mỹ với mục đích ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo ước tính, không quân Hoa Kỳ đã ném xuống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoảng 3 triệu tấn bom các loại.

Thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam

Bài chi tiết: Chiến dịch Hồ Chí Minh

Với sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc, miền Nam Việt Nam được tiếp quản bởi Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Chính quyền tại hai miền Việt Nam tái thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành nhà nước thống nhất, hòa bình với tên gọi mới: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976.

Việt Nam cần đổi tên nước?

  • Trà Mi-VOA

Vietnam map

Xem bình luận

Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.

Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nêu rằng khi bỏ cụm từ XHCN, Việt Nam sẽ tranh thủ được cảm tình của quốc tế. Trước nay thế giới chưa bao giờ có cảm tình với các quốc gia cộng sản cả. Đổi tên nước mà không đổi các định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế, và cách thức làm việc của nhà nước, không nới lỏng các quyền tự do-dân chủ cho người dân thì đổi tên nước để làm gì?

Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp đề xuất đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như tên khai sinh trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được dùng từ năm 1976 tới nay theo chủ ý của đảng cộng sản cầm quyền muốn đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội như tuyên bố của Quốc hội khóa VI rằng ‘Nhân dân ta, dân tộc ta có đầy đủ mọi khả năng và nghị lực để thực hiện nhiệm vụ vĩ đại đó, giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội’.

Thế nhưng, sau mấy thập niên đất nước vẫn trong giai đoạn ‘quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội’, nay các nhà làm luật trong nước lại đề xuất bỏ quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khiến công chúng chú ý và tranh luận về lợi-hại cũng như ý nghĩa thực tế của việc này.

Quan điểm của giới trẻ thế nào? Tạp chí Thanh niên ghi nhận trong cuộc thảo luận hôm nay với 4 bạn trẻ từ Sài Gòn và Đà Nẵng.

Your browser doesn’t support HTML5

Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc thảo luận

Duy: Khi thấy đề xuất này được đăng công khai trên các mặt báo lớn của chính quyền Việt Nam kiểm soát, tôi có phần hơi ngạc nhiên. Sau khi đọc các bài báo đó, tôi nhận thấy dẫu CHXHCN Việt Nam có đổi thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì cũng không ảnh hưởng gì, không thay đổi gì đối với thể chế và bản Hiến pháp đang được đưa ra bàn thảo sửa đổi. Trước đây, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng đã đề xuất đổi tên nước CHXHCN Việt Nam thành quốc hiệu duy nhất Việt Nam để hòa hợp, hòa giải dân tộc. Tuy nhiên, sau đó không lâu, ông ta bị chính quyền bỏ tù vì lý do “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Điều này có thể thấy rằng ý kiến thay đổi tên nước là một điều hết sức nhạy cảm từ trước tới nay tại Việt Nam, nhưng nay lại được đưa lên mặt báo để bàn luận công khai. Tôi cho đây là hiện tượng hết sức đáng quan tâm.

Sơn: Đổi quốc hiệu là việc rất ư hệ trọng của quốc gia cần được đưa ra thảo luận công khai, rộng rãi, với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Nếu đổi tên mà đất nước vẫn không có tự do-dân chủ cho nhân dân thì không nên đổi. Còn nếu thật sự lãnh đạo đảng và nhà nước quyết tâm muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lên dân chủ-tự do thì rất nên đổi tên nước. Về quốc hiệu, tôi đồng ý với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết rằng nên đổi thành Cộng hòa Dân chủ Việt Nam vì tên cũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gắn liền với Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, và Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng liên quan đến chủ quyền biển đảo.

Thành
: Đề xuất thay đổi tên nước là một bất ngờ đối với mình. Nhà nước đang kêu gọi dân góp ý thay đổi Hiến pháp nhưng mình thấy mọi người không mấy hưởng ứng vì thay đổi cũng như không. Mọi cái không theo quy trình tự do, mà theo sự áp đặt của chính quyền. Cho nên, việc thay đổi tên nước, theo mình, là một việc làm chính trị. Thật ra thay đổi tên nước hay không, không quan trọng. Quan trọng ở chỗ nhà nước mình có thay đổi hay không, chính quyền có chịu thay đổi thái độ, lối tư duy, hệ thống làm việc hay không. Nước mình theo kiểu độc đảng trị, việc này sẽ không dẫn tới sự thay đổi gì quan trọng hết.

Giang: Bây giờ xã hội đi lên, đời sống người dân cao hơn, anh phải có một thể chế mới. Hồ Chí Minh lúc trước cũng đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi nghĩ nay lên quay lại thể chế cộng hòa, đó là điều thiết thực. Người dân bây giờ đang mong đợi điều đó. Việt Nam độc đảng, đảng thâu tóm mọi quyền lợi cho họ chứ không để cho dân có tiếng nói. Ủy ban sửa đổi dự thảo Hiến pháp đề xuất đúng. Tôi đồng ý với việc đó.

Trà Mi: Ý nghĩa hai cụm từ CHXHCN và DCCH có những đặc điểm thế nào, khác nhau như thế nào mà mình cần hay không cần phải sửa đổi? Quốc hiệu nào phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với bản chất, tình hình, và đặc điểm của đất nước Việt Nam?

Duy: Quốc hiệu CHXHCN không phản ánh đúng tình hình thực tế của đất nước Việt Nam hiện nay. Từ 1986 khi đổi mới, đảng cộng sản Việt Nam đã làm ngược lại chủ thuyết Mác-Lênin khi chấp nhận nền kinh tế thị trường thay cho nền kinh tế tập trung bao cấp của học thuyết Mác-Lênin. Chấp nhận đa sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau là đã phản lại học thuyết mà đảng cộng sản Việt Nam thường coi là “sách gối đầu giường” của họ. Tôi nghĩ bỏ cụm từ XHCN là việc rất thiết thực. Tuy vậy, khi bỏ cụm từ Dân chủ vào tên nước tôi không nghĩ có thay đổi gì lớn vì “chiếc áo không làm nên thầy tu”. Có rất nhiều chính thể mang tên Dân chủ mà hoàn toàn không cho người dân bất kỳ quyền tự do-dân chủ nào. Như cái tên mỹ miều Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ở nước đó người dân không hề được hưởng bất kỳ quyền tự do nào. Họ cố tình bỏ từ Dân chủ vào tên nước để làm bình phong cho mục đích chính trị của họ. Tôi nghĩ bỏ cụm từ XHCN ra khỏi tên nước Việt Nam là việc tất yếu phải xảy ra, nhưng khi sửa tên nước thì cần đổi luôn thể chế, cách thức làm việc của nhà nước, đặc biệt là phải thực hiện những quyền tự do-dân chủ của người dân. Đó mới là sự thay đổi thực tế mà ai cũng mong muốn, chứ không phải chỉ thay đổi tên nước thì có thể giải quyết được các vấn đề.

Trà Mi: Mời các bạn khác góp ý thêm.

Sơn: Nhìn vào tình hình thực tế hiện nay, người ta đang phấn đấu xây dựng dân chủ trên toàn thế giới. Đó là điều hiển nhiên và việc đổi tên nước Việt Nam rất cần thiết, phải bỏ cụm từ XHCN đi.

Giang: Bây giờ chẳng có ai đi theo xu hướng xã hội chủ nghĩa đó cả. Liên Xô đi theo con đường này rốt cuộc cũng phải giải tán. Bây giờ không lẽ còn mình Việt Nam ở lại làm xã hội chủ nghĩa? Tôi đồng ý là “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng mình hy vọng. Cái gì cũng phải thay đổi từ từ. Thay đổi tên nước bây giờ cũng không đơn giản. Nó kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế, hành pháp, tư pháp, rất nhiều cái liên đới trong đó. Hy vọng là sau khi đổi tên nước, cơ cấu chính trị sẽ được thay đổi. Con người càng ngày càng phải tiến bộ thôi. Chẳng ai bây giờ muốn đi theo các nước xã hội chủ nghĩa nữa vì đó là những nước độc đoán, không cho dân có tiếng nói. Hy vọng tương lai họ sẽ cho lập pháp, hành pháp kiểm tra chéo nhau để người dân có tiếng nói hơn và đất nước đi lên hơn nữa. Mình nghĩ hiện tại trong chính phủ cũng có một số người tiến bộ, nhưng họ không dám nói ra và không làm được vì bên độc đoán còn quá nhiều. Các bạn phải hiểu ở Việt Nam không thể nào làm cái gì một lúc ngay được. Anh chỉ ló ra là bị bắt ngay.

Trà Mi: Từ tháng 7/1976, tên nước được đổi thành CHXHCN Việt Nam với ý định tiến lên xã hội chủ nghĩa. Bây giờ đổi lại như cũ chẳng lẽ nào phủ nhận con đường định hướng của đảng và nhà nước bấy lâu nay hay sao?

Duy: Khi Liên Xô sụp đổ, những nhà lý luận Maxist tiên tiến nhất bậc thầy mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hay học tập đã không còn có thể phát triển học thuyết Mác-Lênin lên một tầm cao nữa. Họ không thể nào đưa Việt Nam đi đến tương lai như mơ. Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nêu rằng khi bỏ cụm từ XHCN, Việt Nam sẽ tranh thủ được cảm tình của quốc tế. Trước nay thế giới chưa bao giờ có cảm tình với các quốc gia cộng sản cả. Đổi tên nước mà không đổi các định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế, và cách thức làm việc của nhà nước, không nới lỏng các quyền tự do-dân chủ cho người dân thì đổi tên nước để làm gì? Đổi tên nước sẽ phải trả các khoản chi phí rất lớn như thay đổi tất cả thủ tục giấy tờ, in lại tiền mà lại không có một ý nghĩa thiết thực nào mà tôi có thể nhìn thấy được. Tôi dự đoán ý kiến này sẽ rất khó trở thành hiện thực. Nếu họ muốn Việt Nam đi theo con đường dân chủ, trở thành đất nước tôn trọng nhân quyền thì họ phải có lộ trình rõ ràng như Miến Điện. Miến chuyển từ một quốc gia độc tài hướng sang một thể chế dân chủ với những tiến trình rất rõ ràng mà trứơc nhất là nới lỏng các quyền về tự do báo chí, nới lỏng kiểm duyệt, cho phép tư nhân thành lập các tờ báo độc lập, cho phép đảng đối lập được công khai tranh cử, hoạt động. Nếu những người lãnh đạo ở Việt Nam có tâm, muốn Việt Nam phát triển theo con đường dân chủ để huy động sức mạnh toàn dân, làm đất nước giàu mạnh, họ phải đề ra những bước đệm để chuyển từ thể chế độc tài sang thể chế dân chủ. Chuyện đổi tên nước nên là bước cuối cùng trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Trà Mi: Trong cuộc tái ngộ vào giờ này tuần sau, chúng ta sẽ nghe những ý kiến của người trẻ về trách nhiệm và đóng góp giúp Việt Nam tiến tới một nền dân chủ thực thụ theo đúng quốc hiệu mà các bạn ủng hộ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Mong quý vị nhớ đón nghe.

Qúy vị và các bạn muốn chia sẻ quan điểm về đề xuất đổi tên nước Việt Nam hoặc muốn góp ý tham luận với các khách mời của chương trình và bạn đọc khắp nơi, xin vui lòng gửi vào phần Ý Kiến dưới đây.

Trà Mi hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA tuần tới.

//www.youtube.com/embed/HCYM9bj8kSs

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời [2/9/1945] - Biểu tượng của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do

Ngày phát hành: 04/09/2018 Lượt xem 18299



Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa [nay là nước CHXHCN Việt Nam]. Ảnh: Tư liệu


Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời [2/9/1945] đã khắc vào dòng chảy lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, biểu tượng của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do. Hơn 70 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về tầm vóc, giá trị của sự kiện trọng đại này.
Kết quả của phong trào giải phóng dân tộc lâu dài, gian khổ


Ngược dòng thời gian, vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Dù phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra mạnh mẽ, nhưng triều đình phong kiến nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng và bất lực, chịu thất bại rồi đi đến đầu hàng [ký Hiệp ước Giáp Thân 1884], chấp nhận làm tay sai cho giặc. Từ đó, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị “nô dịch” thuộc địa hết sức thâm độc, hà khắc. Nhân dân sống trong cảnh “nước mất, nhà tan”, cuộc đời lầm than cơ cực.
Tuy nhiên, không sự áp bức, bóc lột tàn bạo nào có thể tiêu diệt tinh thần yêu nước quật khởi của nhân dân Việt Nam. Những cuộc đấu tranh anh dũng của bao lớp người vẫn liên tục diễn ra, tiêu biểu như phong trào Cần Vương [cuối thế kỉ 19], khởi nghĩa nông dân [cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20], phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản [đầu thế kỉ 20]... Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan, các phong trào đều đi đến thất bại, bị “dìm trong biển máu”.
Chịu vô vàn tổn thất, hi sinh to lớn do chủ nghĩa thực dân thẳng tay đàn áp, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam ngày càng cháy bỏng. Nhưng để khát vọng ấy trở thành hiện thực thì cách mạng cần phải có hướng đi mới, phù hợp với những biến chuyển lớn của thời đại, nhất là sau khi Cách mạng Tháng Mười nước Nga thành công năm 1917.
Năm 1920, sau nhiều năm bôn ba hoạt động khắp nơi trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh [khi đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc] đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin do Đảng Cộng sản - chính đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo.
Trải qua một quá trình tích cực vận động, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập [tháng 10/1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương], đánh dấu bước ngoặt trên con đường tranh đấu vì độc lập, tự do.
Với đường lối đúng đắn, sáng tạo, kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng đã tập hợp, lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết đấu tranh trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, đặc biệt là cuộc vận động trực tiếp giành chính quyền [1939 - 1945]. Tất cả đều hướng đến mục tiêu cao nhất: liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.
Từ năm 1941, quá trình chuẩn bị mọi mặt cho “cuộc giải phóng” diễn ra rộng khắp các địa phương từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn; từ phát triển căn cứ địa, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang đến tổ chức mặt trận đoàn kết cứu nước... Chưa bao giờ, khát vọng hòa bình, không khí cách mạng lại sục sôi cao trào đến thế. Cả đất nước như một đồng cỏ khô, chỉ cần một đốm lửa nhỏ đưa vào là sẽ bùng lên thiêu cháy bè lũ cướp nước và tay sai.
Tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng minh, quân đội và chính quyền tay sai rơi vào trạng thái hoang mang, tê liệt. Chớp thời cơ “ngàn năm có một”, Trung ương Đảng kịp thời hạ quyết tâm phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi cả nước theo tinh thần: dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.
Nghe theo hiệu lệnh, cả dân tộc vùng lên như “bão táp”. Chỉ trong vòng 15 ngày, từ 14 - 28/8, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thực sự thuộc về tay nhân dân.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Đây là thành quả cách mạng hoàn toàn xứng đáng sau cả một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập.



Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ảnh: Tư liệu TTXVN


Nhân tố nền tảng và động lực bảo đảm vững chắc nền độc lập, tự do

Cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công triệt để nhất trong lịch sử. Nó phát huy được cao nhất sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đập tan mọi xích xiềng nô lệ của chủ nghĩa thực dân và phát xít, rửa sạch nỗi đau mất nước kéo dài gần một thế kỉ; đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại cả ngàn năm, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta từ kiếp sống nô lệ thành người dân tự do, làm chủ vận mệnh nước nhà.
Dựa trên cơ sở thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Dân chủ Cộng hòa ra đời [2/9/1945], trở thành nhân tố nền tảng bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do mà nhân dân ta hằng khát khao và cũng vừa mới giành được. Từ đây, một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc mở ra: kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trên thực tế, ngay sau khi thành lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ bản chất chuyên chính vô sản, là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Không lâu sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội [6/1/1946] và Hội đồng Nhân dân các cấp nhằm củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền móng của chế độ mới, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để đập tan những luận điệu xuyên tạc và hành động của các thế lực thù địch đang nuôi dưỡng mưu đồ đặt lại ách đô hộ lên đất nước ta.
Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược [1945 - 1975], thể hiện khát vọng và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn khẳng định: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”...
Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 đã tạo thêm động lực to lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đã rút ra một bài học sâu sắc từ cách mạng Việt Nam: trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc nhược tiểu nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối đấu tranh đúng, biết tạo thời cơ, chớp thời cơ khởi nghĩa thì hoàn toàn có thể đứng lên tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân, xây dựng chế độ mới, xóa bỏ mọi áp bức, bất công.
Phát huy bản chất và những giá trị của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Đó cũng chính là “phương cách” tốt nhất để vươn đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bảo đảm cho sự trường tồn và phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

PGS.TS Nguyễn Đình Lê

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

[Theo TTXVN/Báo Tin tức]

Video liên quan

Chủ Đề