Tại sao lại tới tháng

Tại sao không tới tháng? Một số loại thuốc khiến bạn không có kinh nguyệt hoặc trễ kinh là thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tuyến giáp, thuốc chống co giật và một số loại thuốc hóa trị.

Các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố dưới đây cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chúng bao gồm:

  • Que cấy tránh thai Nexplanon
  • Thuốc tiêm tránh thai Depo-Provera
  • Thuốc viên chỉ có progesterone MiniPill
  • Vòng tránh thai IUD có chứa kích thích tố Mirena

Một số biện pháp tránh thai có thể khiến bạn ra kinh nhiều, một số khiến bạn ra ít kinh còn một số lại khiến bạn mất kinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tới tháng nên làm gì? 5 mẹo giúp bạn hết mệt trong người vào ngày đèn đỏ

6. Bạn không có kinh nguyệt vì cân nặng thay đổi

Tại sao không đến tháng? Nếu bạn phải trải qua những thay đổi mạnh mẽ về cân nặng như thừa cân, thiếu cân quá nhiều thì bạn cũng có thể bị mất kinh.

Béo phì có thể ảnh hưởng đến estrogen và progesterone, thậm chí khiến bạn giảm khả năng sinh sản. Chỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao có thể là nguyên nhân khiến bạn không có kinh nguyệt. Vì thế, bạn nên giảm cân khi bị béo phì để giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.

Trong trường hợp bạn thiếu cân khiến cho cơ thể thiếu chất béo và chất dinh dưỡng nên không thể sản xuất hormone gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Bạn cũng có thể bị vô kinh nếu mắc chứng chán ăn hoặc tiêu thụ lượng calo ít hơn so với lượng mà cơ thể bạn đốt cháy. Thông thường, bạn tăng cân trở lại sẽ giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.

Khi bạn thay đổi cân nặng nhanh chóng như tăng cân hoặc giảm cân do bệnh tật, uống thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống thì sẽ gây trở ngại cho việc sản xuất hoặc giải phóng hormone khiến bạn bị mất kinh.

7. Bạn đang ở giai đoạn kinh nguyệt không đều

Tại sao không có kinh? Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 21 – 35 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ này có thể không đều khi bạn mới bắt đầu có kinh hoặc đã bị mất kinh nguyệt trong thời gian dài trước đó.

Trong giai đoạn bắt đầu hành kinh ở tuổi dậy thì, các bé gái có thể bị mất kinh cho đến khi kinh nguyệt bắt đầu lại bình thường. Phụ nữ đã từng bị mất kinh nguyệt do sử dụng biện pháp tránh thai, liệu pháp hormone hoặc bị bệnh cũng sẽ có kinh nguyệt không đều.

Khi bạn bước vào giai đoạn dậy thì hoặc trải qua một số can thiệp cũng như mắc phải một căn bệnh, kinh nguyệt sẽ không đều một thời gian.

8. Bạn không có kinh nguyệt vì đang cho con bú

Tại sao không có kinh nguyệt? Khi đang cho con bú, bạn có thể nhận thấy kinh nguyệt không ra, kinh ra ít hoặc không thường xuyên. Nguyên nhân là khi bạn cho con bú đã cung cấp cho bé tất cả lượng calo mà cơ thể bé cần.

Nhiều phụ nữ thường nghĩ cho con bú là một hình thức kiểm soát sinh sản nhưng thực tế không phải vậy. Ngay cả khi bạn không có kinh nguyệt trong lúc cho con bú thì bạn vẫn có thể mang thai. Vì vậy, bạn hãy sử dụng hình thức kiểm soát sinh sản khác nếu chưa sẵn sàng cho việc có con tiếp theo.

9. Bạn không có kinh nguyệt ở giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh là khoảng thời gian chuyển từ tuổi sinh sản sang tuổi không sinh sản. Kinh của bạn có thể ra ít, nhiều, thường xuyên hoặc không đều đặn.

Nếu bạn ở trong thời kỳ mãn kinh thì có nghĩa là bạn sẽ không còn rụng trứng hay có kinh nguyệt nữa. Độ tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân trễ kinh và cách phòng ngừa, điều trị

10. Bạn bị mất kinh do mang thai ngoài tử cung

Không có kinh nguyệt có sao không? Nếu bạn nghĩ rằng mình không thể mang thai vì đã đặt vòng tránh thai thì bạn đã sai lầm rồi đấy! Bạn có thể mang thai ngoài tử cung khiến kinh nguyệt không ra. Trong trường hợp này, việc thử thai của bạn có thể không chính xác do hình dạng của thiết bị đặt bên trong. Bác sĩ có thể sẽ phải kiểm tra vùng chậu hoặc siêu âm để xác nhận bạn có mang thai ngoài tử cung hay không.

Khi thấy không có kinh nguyệt trong 1 – 2 tháng, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra chứ không nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà.

Bạn cần đến bác sĩ ngay nếu xuất hiện kèm thêm các dấu hiệu khác khi mất kinh như đau đầu, tầm nhìn thay đổi, buồn nôn hoặc nôn, sốt, rụng tóc, tiết sữa ở ngực, tóc phát triển quá mức…

Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị bệnh khi thấy không có kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ tìm ra những nguyên nhân khiến bạn mất kinh để từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp. Bạn cũng cần thay đổi lối sống như để ý đến chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc để kinh nguyệt đều đặn trở lại nhé.

Tình trạng căng thẳng nghiêm trọng có thể làm rối loạn hormone trong cơ thể của bạn và gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Đặc biệt là khi bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng, áp lực hoặc đau buồn thì nồng độ nội tiết tố rất dễ bị giảm sút.

Hơn nữa tình trạng căng thẳng cũng gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe như khó ngủ, khó tập trung, tăng hoặc giảm cân không lý do… Vì vậy, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc giải trí lành mạnh để giải tỏa cảm xúc tiêu cực và giúp nồng độ hormone ổn định hơn nhé!

7. Kinh nguyệt không đều do tập thể dục cường độ mạnh

Việc tập các bài tập thể dục cường độ mạnh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Thông thường, tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các vận động viên phải luyện tập hàng nhiều giờ mỗi ngày.

Tuy nhiên, việc tập thể dục chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt khi cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo được nạp vào. Vì nếu không có đủ năng lượng, cơ thể không sản xuất đủ hormone cần thiết để quá trình rụng trứng diễn ra như bình thường.

8. Hành kinh bất thường do thay đổi cân nặng

Hiện tượng có kinh sớm hoặc trễ đôi khi cũng liên quan đến những thay đổi về cân nặng. Kinh nguyệt không đều thường xảy ra ở những chị em bị tăng cân hoặc sụt cân đột xuất. Đặc biệt là việc giảm cân nhanh chóng do ăn kiêng quá mức, rối loạn ăn uống hoặc sau phẫu thuật cắt dạ dày rất dễ khiến kinh nguyệt không đều.

Nguyên nhân là vì khi cơ thể bị đói thường tự động dự trữ và dùng năng lượng cho các hoạt động quan trọng, chẳng hạn như hô hấp để duy trì sự sống. Những chức năng không quá quan trọng như sản xuất hormone sinh sản sẽ bị ngưng trệ, do đó gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi tăng cân quá nhiều, mỡ góp phần tiết hormone estrogen làm ảnh hưởng chu kỳ.

9. Ra huyết âm đạo bất thường do nguyên nhân ác tính

Việc ra huyết âm đạo do môt bệnh lý ác tính, như ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ đã qua độ tuổi sinh sản, lượng xuất huyết có thể bị nhầm lẫn là một kỳ kinh sớm. Máu âm đạo ở giữa của các chu kỳ kinh bình thường, hay ra huyết nhiều hơn ở các kỳ kinh. Nếu bạn chưa có thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung hay khám phụ khoa định kỳ thì nên kiểm tra.

Đôi khi rối loạn kinh nguyệt kèm với triệu chứng bỗng nhiên ngực tiết sữa cũng là một gợi ý cho bệnh ung thư tuyến yên. Do đó, bạn cần chú ý nếu không có thai mà vẫn tiết sữa.

Bạn nên làm gì khi có kinh sớm hơn chu kỳ bình thường?

Hầu hết các trường hợp hành kinh sớm ở người dậy thì hay mãn kinh thường không nghiêm trọng và chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể tự trở lại bình thường ở người dậy thì, mãn kinh sẽ thưa dần và mất. Tuy nhiên, trừ trường hợp mắc bệnh phụ khoa hay truyền nhiễm cần phải đi khám thì bạn có thể “đối phó” với chu kỳ kinh không đều bằng một số giải pháp sau:

1. Sử dụng app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Việc sử dụng một trong các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh có thể giúp bạn biết được mình có kinh sớm hoặc trễ bao nhiêu ngày. Một số app còn cho phép bạn ghi chú lại các triệu chứng hàng ngày hoặc khi hành kinh. Tính năng hữu ích này sẽ giúp bạn lưu lại những thông tin cần thiết khi đi kiểm tra sức khỏe hoặc khám phụ khoa.

2. Luôn có sự chuẩn bị khi ra ngoài

Nếu bạn thường “rụng dâu” không đúng ngày, lúc có kinh sớm lúc lại bị muộn thì nên chuẩn bị sẵn băng vệ sinh hay cốc nguyệt san hoặc tampon… và đồ lót trong túi xách mỗi khi ra ngoài. Đặc biệt là với những chị em bận rộn trong công việc và không chú ý đến ngày “đèn đỏ” thì đây chính là giải pháp an toàn nhất khi bạn bất ngờ bị “rụng dâu”.

3. Ngủ đủ giấc

Tình trạng thiếu ngủ hoặc thời gian ngủ bất thường do công việc sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, nếu phải làm việc ca đêm thì bạn hãy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình nhiều nhất có thể. Lời khuyên là bạn nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và nếu vì tính chất công việc phải ngủ ngày, thức đêm thì bạn nên đảm bảo điều kiện phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ.

4. Ăn uống lành mạnh và đủ chất

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng là “chìa khóa” giúp bạn khỏe mạnh về thể chất lẫn khả năng sinh sản. Hơn nữa, bạn cần ăn đủ chất, không nên tập thể dục quá sức và ăn kiêng khắc nghiệt để đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng dành cho việc sản xuất các hormone cần thiết.

5. Khám tầm soát ung thư định kỳ

Đối với phụ nữ, được khuyên tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi 3-5 năm một lần, bạn nên làm định kỳ. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều diễn ra liên tục, cơ thể sụt cân, mệt mỏi thì nên đi khám để được tư vấn.

Việc có kinh sớm hay tới tháng sớm không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra hoặc không có triệu chứng bất thường đi kèm. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ cũng khác nhau. Bạn nên xác định được nguyên nhân khiến mình có kinh sớm hoặc trễ để có hướng điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp.