Tại sao mẹ bị mất sữa

Tình trạng mất sữa và tắt tia sữa đều có điểm chung là sữa mẹ không tiết ra cho con bú được. Cách phân biệt hai tình trạng này như sau:

  • Mất sữa: Là hiện tượng tuyến sữa ngừng sản xuất và không thể tiết sữa ra ngoài. Tình trạng này mẹ nhận thấy bầu ngực bình thường, không có sữa tiết ra, không đau nhức hay khó chịu.
  • Tắc tia sữa: Là hiện tượng tuyến sữa vẫn được sản xuất bởi tuyến vú nhưng không thể tiết sữa ra bên ngoài. Tình trạng này mẹ thấy bầu ngực căng cứng, đau nhức và đôi khi mẹ có thể bị sốt.

Mất sữa mẹ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể do:

  • Thiếu hormone Prolactin và Oxytocin: Đây là 2 loại hormone có ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của tuyến vú. Vì vậy, nếu cơ thể bạn không sản sinh ra đủ hormone này hiệu quả sản sinh và tiết sữa sẽ trở nên không hiệu quả.
  • Yếu tố tâm lý: Quá trình mang thai và sinh con là một quá tình gian nan, mẹ phải trải qua rất nhiều khó khăn, đau đớn nên nhiều mẹ sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý. Khi tâm lý mẹ bị ảnh hưởng, lo lắng, hiện tượng mất sữa sẽ xảy ra.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ nếu không bổ sung đủ các vitamin, khoáng chất từ các loại rau, củ, quả, thịt, trứng thì mẹ sẽ bị thiếu chất nuôi cơ thể, từ đó không thể sản sinh ra được lượng sữa cần thiết dể nuôi con.
  • Do thể trạng của người mẹ: Cơ thể mẹ bị rơi vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức do phải sinh con và chăm con vất vả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơ thể mẹ bị thiếu hormone, từ đó khiến cho mẹ bị mất sữa.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, bạn cũng cần để ý đến cách cho con bú cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng xem chúng có tác dụng phụ gì không bởi đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất sữa.

Mẹ hãy bổ sung các chất dinh dưỡng từ tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin đến các khoáng chất từ hoa quả để nguồn dinh dưỡng được cung cấp vào cơ thể đầy đủ, từ đó cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra đủ năng lượng để sản xuất sữa.

Mẹ có thể tham khảo các món ăn như: Canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ, cháo cá chép, cam, cá hồi,... để lợi sữa. Bên cạnh đó, một số loại nước uống bạn có thể bổ sung như nước mè đen, nước đinh lăng, nước gạo lứt,... Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung đủ các chất lợi sữa thì mẹ dễ dàng lấy lại sữa một cách hiệu quả. 

Trường hợp bạn muốn sử dụng viên uống lợi sữa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Sự bài tiết sữa chịu ảnh hưởng bởi ý thức và cảm giác của mẹ nên khi mẹ có tâm trạng thoải mái thì nguồn sữa cũng sẽ chảy ra nhiều hơn. Ngược lại, nếu mẹ lo lắng, buồn phiền thì sữa sẽ bị tắc hoặc mất. Vì vậy, mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái thì sữa sẽ về nhiều và chất lượng.

Nếu mẹ luôn ở trong tình trạng căng thẳng và suy nghĩ về việc phải tiết sữa đủ cho con bú, tình trạng mất sẽ sẽ càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mẹ hãy giữ cho tâm trạng thoải mái, luôn vui vẻ để sữa về nhiều và chất lượng hơn nhé!

Cho bé bú thường xuyên là yếu tố quan trọng nhất để kích thích gọi sữa về. Khi bé ngậm vú mẹ ngay cả khi không đói hoặc vú không có sữa giúp kích thích bầu ngực, cho tốc độ tạo sữa nhanh hơn. Chính vì vậy, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên và bú đúng cách để gọi sữa về nhiều.

Trường hợp vú mẹ bị mất sữa hoặc sữa rất ít, bé dễ bị ngán khi bú mẹ. Bạn nên để bé đói một chút trước khi cho ti mẹ, như vậy bé sẽ chịu ti hơn. Ngoài ra, khi bé ti mẹ mà bầu ngực mẹ thấy đau, tức thì nghĩa là sữa mẹ đang cho con bú sai tư thế, bạn nên điều chỉnh lại đúng tư thế cho sữa dễ về hơn.

Để đẩy nhanh quá trình gọi sữa về, bạn nên sử dụng máy hút sữa để kích sữa. Cùng xem các bước sử dụng máy hút sữa để kích sữa qua các bước sau:

Bước 1: Mẹ bật máy hút sữa và chọn chế độ mát xa khoảng 2 phút.

Bước 2: Bạn chuyển máy sang chế độ hút.

Trong trường hợp không thấy sữa về, liên tục lặp lại bước 1 và bước 2 tầm vài lần đến khi có sữa lại nhé.

Bước 3: Nếu bạn sử dụng máy hút sữa điện đơn thì bạn hút mỗi bên 15 - 20 phút. Còn nếu bạn dùng máy hút sữa điện đôi thì có thể tiết kiệm được một nửa thời gian.

Bước 4: Sau khi hút xong, mẹ dùng khăn lau khô bầu ti để tránh tình trạng sữa bị đóng cặn.

Mẹ hãy kiên trì hút 8 - 10 lần một ngày, cách 2 - 3 tiếng 1 lần để gọi sữa về hiệu quả hơn.

Máy hút sữa điện đôi Philips Avent Eureka SCF393.11

Tham khảo một số máy hút sữa đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Dụng cụ hút sữa bằng tay BioHealth EE Classic

Còn hàng290.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đôi BioHealth IE Basic

Còn hàng1.600.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đơn BioHealth AE Basic

Còn hàng990.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đơn Philips Avent SCF301/01

Còn hàng4.150.000₫Xem chi tiết

Xem thêm:

Trên đây là bài viết về 4 cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản và hiệu quả nhất, hy vọng có thể giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa ở mẹ sau khi sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, phổ biến nhất gây nên tình trạng ít sữa thường gặp ở các chị em:

- Tinh thần căng thẳng và gặp stress: Nếu người mẹ thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, suy nhược tinh thần thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 2 loại hormone Prolacin và Oxytocin [đây là hai hormone điều khiển và duy trì sự tiết sữa] khiến cho chúng bị giảm xuống và gây nên tình trạng mất sữa.

- Mẹ không được ung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng: Phụ nữ sau sinh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể và phục hồi lại sức khỏe. Chính vì vậy mà nếu người mẹ không chú tâm đến vấn đề dinh dưỡng thì có thể khiến cho cơ thể suy nhược và dẫn đến lượng sữa được sản sinh cũng giảm dần.

- Ăn phải thực phẩm gây ít sữa: Một số thực phẩm cần tránh xa sau khi sinh đó là lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi…

- Người mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú: Một số loại bệnh mà người mẹ gặp phải như: Viêm tuyến vú, thiểu sản tuyến vú, phẫu thuật ngực,... cũng là nguyên nhân chính khiến cho lượng sữa bị giảm hoặc hạn chế sự tiết sữa của tuyến vú.

- Tình trạng sót rau sau sinh ở mẹ: Khi bị sót rau, người mẹ sẽ phải đối mặt với những cơn co thắt tử cung dữ dội khiến cho lượng hormone progesterone giảm, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiết sữa, khiến sữa được tiết ra ngày càng ít đi. Đặc biệt, tình trạng này vô cùng nguy hiểm cho mẹ, mẹ cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và xử lý sớm để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

- Người mẹ bị rối loạn nội tiết, thiếu máu: Tình trạng này khiến cho hormone điều khiển và duy trì sự tiết sữa bị ảnh hưởng, đồng thời thiếu máu còn làm cho các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, từ đó làm cho quá trình tiết sữa của người mẹ bị chậm lại. 

- Cho con dùng sữa công thức sớm: Việc sử dụng sữa công thức sớm để thay thế hoàn toàn hoặc thay thế một phần sữa mẹ có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ, từ đó lượng sữa mẹ sẽ ít dần rồi mất hẳn.

- Lạm dụng ti giả: Nếu đã quen với việc ngậm ti giả hoặc núm vú giả, bé sẽ bỏ dần bú mẹ khiến cho tuyến sữa không được kích thích, từ đó lượng sữa cũng vì thế mà giảm dần.

- Trẻ bú lắt nhắt, bú ít trong mỗi cữ: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thế nhưng nếu đã lớn hơn mà vẫn duy trì thói quen bú ít sẽ khiến cho cơ thể người mẹ cho rằng nhu cầu sữa ít hơn và từ đó dẫn đến tình trạng lượng sữa được tiết ra cũng ít hơn. 

- Dùng máy hút sữa không đúng cách: Việc sử dụng máy hút sữa với tác dụng lực quá mạnh quá thể khiến cho đầu ngực bị tổn thương. Ngoài ra, việc lạm dụng máy hút sữa thường xuyên thay vì cho trẻ bú trực tiếp sẽ không kích thích tuyến sữa tiết sữa, từ đó lượng sữa được sản sinh cũng giảm dần.

- Mẹ sinh non, sinh mổ: Người mẹ bị sinh non thường gặp phải tình trạng ít sữa do cơ chế sản xuất sữa chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Còn đối với những người sinh mổ, sữa sẽ tiết ra ít hơn những người sinh thường do hậu quả của việc sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa.

Người mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học và hợp lý ngay cả từ trước lẫn sau sinh. Nên phân bổ bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chính là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ăn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể của người mẹ trong việc kích thích sản sinh sữa như:

- Các món nhiều đạm [protein]: Trứng gà, thịt nạc, móng giò, cá hồi,...

- Các loại rau xanh: Rau ngót, rau đay, rau khoai lang, rau má, bông cải xanh, rau chân vịt…

- Các loại quả giàu vitamin A [cà chua, gấc, xoài], các loại quả nhiều nước giàu vitamin [cam, quýt, bưởi] và các loại quả khác có thể kể đến như sung, đu đủ xanh, chuối sứ, vả.

- Các loại hạt [mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, hạt sen, hạt bí, lạc] và ngũ cốc [yến mạch, gạo lứt, lúa mạch]

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể cũng như hỗ trợ cơ chế điều tiết sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần loại bỏ các loại thực phẩm ức chế quá trình sản sinh ra sữa như: lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn và chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi.

Nên cho bé trực tiếp bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ khi chào đời để bé nhận được lượng sữa non mà mẹ tiết ra. Việc cho bé bú thường xuyên cũng là một phương pháp hiệu quả giúp cho sữa được sản sinh ra nhiều hơn. Khi bé bú mẹ, đầu vú của người mẹ sẽ bị tác động và kích thích tiết ra nhiều oxytocin - đây là chất xúc tác hỗ trợ cơ thể người mẹ sản sinh được nhiều sữa hơn.

Việc massage bầu ngực có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc kích thích sữa của người mẹ. Đầu tiên, bạn dùng tay nâng ngực và xoay tròn, ấn xung quanh bầu ngực và lặp lại động tác này từ 20 đến 30 lần cho mỗi đợt massage. Với những động tác đơn giản này, bạn đã kích thích quá trình sản sinh ra Oxytocin, từ đó giúp tiết ra nhiều sữa hơn.

Phương pháp này vô cùng đơn giản và dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả vô cùng cao. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn đã được ủ nóng bằng nước ấm rồi đắp lên bầu ngực trong khoảng 5 - 10 phút là đã giúp cho các tuyến sữa lưu thông dễ dàng hơn. Đây là phương pháp giúp khắc phục tình trạng tắc sữa - nguyên nhân của hiện tượng đau nhức bầu ngực.

Người mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích cũng như tăng phản xạ tiết sữa tự nhiên của tuyến sữa. Nên sử dụng máy và hút từ 8 - 10 lần mỗi ngày với 15 - 20 phút mỗi lần và thực hiện đều đặn sau mỗi 1 - 2 tiếng.

Mời bạn tham khảo một số máy hút sữa đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Dụng cụ hút sữa bằng tay BioHealth EE Classic

Còn hàng290.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đôi BioHealth IE Basic

Còn hàng1.600.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đơn BioHealth AE Basic

Còn hàng990.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đơn Philips Avent SCF301/01

Còn hàng4.150.000₫Xem chi tiết

- Không nên thực hiện các phương pháp kích sữa cho mẹ ngay sau khi sinh mà hãy chờ đến khi bé bắt đầu bú đều đặn, cơ chế tiết sữa bắt đầu lưu thông ổn định rồi mới tiến hành kích sữa nếu nhận thấy lượng sữa tiết ra quá ít hoặc mất sữa.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể sản sinh sữa.

- Cần kiên trì khi thực hiện các phương pháp kích sữa vì tuy đơn giản nhưng nó đòi hỏi khoảng thời gian nhất định để đạt được hiệu quả như mong đợi. Đối với những người bị ít sữa, cần kiên trì thực hiện từ 3 - 7 ngày, đối với những người bị mất sữa thì đòi hỏi thời gian lâu hơn là từ 1 - 4 tuần.

- Cần căn cứ vào nguyên nhân chính xác gây nên trình trạng ít sữa, mất sữa để có được những biện pháp khắc phục hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

Bài viết trên đây cung cấp thông tin cho bạn về nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục trình trạng này. Chúc bạn có một hành trình nuôi con thật hạnh phúc!

Video liên quan

Chủ Đề